Người hiểu nguồn lực bất tận trong dân
Hỏi chuyện ông Đặng Văn Thành - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín (Sacombank)
Trong câu chuyện, ông Đặng Văn Thành - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín (Sacombank) - thường dùng từ "đam mê" khi nói về thị trường vốn dài hạn, quản trị doanh nghiệp, về Sacombank và học bổng mang tên ngân hàng ông...
Và không chỉ bằng cái vỏ của từ ngữ, người đối thoại còn có thể nhận rõ niềm đam mê đó trong ngữ âm phương Nam trầm trầm của ông. Điều này dường như trái ngược với vẻ lạnh lùng thường thấy ở một nhà quản trị ngân hàng.
Và cũng ít ai ngờ vị Chủ tịch Hội đồng Quản trị (sinh năm 1960) của Sacombank cũng là giáo sư danh dự của Đại học Southern California (SC) về những đóng góp của ông đối với cộng đồng và sự nghiệp giáo dục tại Việt Nam.
Tại buổi lễ trao bằng giáo sư danh dự cho ông ngày 3/11/2006 tại Tp.HCM, GS. Carroll Grant (Đại học SC) đã đánh giá: "Để có được Sacombank của ngày hôm nay, ông Thành đã làm việc một cách say mê và có một tầm nhìn chiến lược. Ông tạo dựng được niềm tin cho cộng đồng kinh doanh và tạo ra một con đường an toàn trong nền kinh tế phát triển nhanh và có nhiều bất ngờ.
Vậy thì quay trở lại khoảng thời gian giữa thập niên 90 của thế kỷ trước (khi mà Việt Nam chưa có thị trường chứng khoán), Sacombank đã bứt phá với "cổ phiếu đại chúng" để vượt qua ngưỡng quy định 70 tỉ đồng vốn điều lệ phải có đối với ngân hàng thương mại cổ phần đô thị. Ý tưởng "lạ lùng" này đã đưa Sacombank trở thành một trong những ngân hàng đi tiên phong trong việc huy động nguồn vốn dài hạn trong dân chúng. Vậy ông đánh giá vai trò của "cổ phiếu đại chúng" đối với sự phát triển của Sacombank như thế nào?
Cổ phiếu đại chúng, có thể nói, đó là lần đam mê đầu tiên của Sacombank đối với thị trường vốn dài hạn.
Thị trường tài chính luôn có 2 thị trường song sinh, đó là thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Thế nhưng suốt một thời kỳ dài cách đây 6 năm, thị trường tài chính của nước ta chỉ do thị trường tiền tệ cáng đáng, làm luôn nhiệm vụ của thị trường vốn. Chúng tôi huy động vốn ngắn hạn phục vụ mục tiêu trung - dài hạn, cả ngành ngân hàng đều làm như vậy, nhưng đó là một tiềm ẩn rủi ro rất lớn.
Sacombank đi vào hoạt động ngày 21/12/1991, chỉ có số vốn điều lệ ban đầu vẻn vẹn 3 tỉ đồng. Trong 3 năm liền từ 1993 đến 1995, vốn điều lệ của Sacombank không vượt qua được con số 30 tỉ đồng. Ngân hàng Nhà nước quy định mức vốn điều lệ tối thiểu của ngân hàng thương mại cổ phần đô thị là 70 tỉ đồng, nông thôn là 5 tỉ đồng. Nếu không đủ vốn theo quy định thì có thể xếp vào loại ngân hàng phải xử lý hoặc hạn chế phạm vi hoạt động.
Nếu ví Sacombank như một vận động viên nhảy cao thì việc vượt qua mức "rào" 70 tỉ thành công là nhờ "cây sào dài" cổ phiếu đại chúng. Cuối năm 1996, Sacombank quyết định điều chỉnh mệnh giá cổ phiếu từ 1 triệu đồng xuống còn 200.000 đồng để phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng. Đến tháng 2/1997, Sacombank đạt mức vốn điều lệ 71 tỉ đồng.
Vậy trên cơ sở nào ông đã có được "sáng kiến vàng" - cổ phiếu đại chúng?
Tôi khởi nghiệp từ nghề sản xuất cồn, học được của bà dì. Năm 25 tuổi thành lập Tổ hợp sản xuất Thành Công. Năm 28 tuổi là Chủ nhiệm Hợp tác xã tín dụng Thành Công.
Những năm 1988 đó lạm phát phi mã, hàng loạt tổ chức tín dụng đứng bên bờ vực phá sản. Cả nước có trên 200 hợp tác xã tín dụng phá sản, riêng Tp.HCM chỉ còn 13 hợp tác xã tín dụng, trong đó có tôi.
Mỗi ngày, thấy người dân kéo nhau ào ạt đi rút tiền khiến tôi rất lo lắng. Người vay tiền thì không muốn trả lại tiền vay vì sợ trả lại thì không vay được nữa, không có vốn làm ăn; người gửi tiền chưa đáo hạn cũng muốn rút, vì họ sợ mình sập tiệm theo. Những hình ảnh đó khó phai mờ lắm.
Lúc đó tôi mời tất cả những nhà gửi tiền chưa đáo hạn cũng như đáo hạn đến để trình bày những khó khăn. Rất may là họ đều ủng hộ và gửi lại thêm một chu kỳ nữa và chúng tôi đã vượt qua được. Đó là lần tôi thấy được sức mạnh cũng như nguồn lực bất tận trong dân chúng.
Vậy từ "cổ phiếu đại chúng" đến việc Sacombank chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, quyền lợi của những cổ đông mua "cổ phiếu đại chúng" giờ ra sao?
Từ 3 tỉ đồng vốn điều lệ ban đầu, hiện Sacombank có mức vốn điều lệ 2.089 tỉ đồng và là ngân hàng thương mại cổ phần có số lượng cổ đông đại chúng lớn nhất Việt Nam, với hơn 11.000 cổ đông.
Thực tế đã chứng minh, việc bỏ tiền đầu tư vào Sacombank của các cổ đông đại chúng là đúng đắn. 1 cổ phiếu đại chúng có mệnh giá 200.000 đồng trước kia, hiện nay có giá trị 2,2 triệu đồng. Trong giai đoạn từ năm 2001 - 2005, cổ tức đạt 14% và Sacombank trả cổ tức bằng hiện kim.
Thế nhưng từ nay đến năm 2010, tôi chủ trương trả cổ tức bằng cổ phiếu. Điều này sẽ đem lại sự tăng trưởng nhanh chóng cho Sacombank và lợi ích cho các cổ đông. Nếu một cổ đông có 1 tỉ đồng vốn tại Sacombank, một năm được chia cổ tức 14% tức là 140 triệu đồng, nay họ sẽ nhận 14.000 cổ phiếu và với giá thị trường hiện nay họ sẽ có 1,4 tỉ đồng.
Đối tượng khách hàng của Sacombank là những doanh nghiệp vừa và nhỏ và chắc chắn khi cỗ máy WTO vận hành, họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí sẽ có doanh nghiệp phá sản. Vậy Sacombank sẽ trợ giúp khách hàng của mình theo kiểu nào: "Cứu người cũng là giúp mình", hay "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi"?
Tất nhiên là Sacombank trợ giúp khách hàng của mình trên cơ sở hợp tác cùng phát triển. Chúng tôi quan niệm chủ động tham gia phòng "cháy" khu vực chính là biện pháp tốt nhất trong việc chống "cháy" cho chính ngôi nhà mà Sacombank đang sở hữu.
Sacombank từ lâu đã quan tâm đặc biệt đến trách nhiệm tư vấn về quản trị doanh nghiệp và quản trị tài chính đối với các doanh nghiệp khách hàng.
Với việc thành lập thêm các công ty quản lý quỹ VFM, công ty cho thuê tài chính và gần đây nhất là công ty chứng khoán, Sacombank đang từng bước hình thành một tập đoàn tài chính đa chức năng - đa sở hữu, nhưng đây chính là những kênh quan trọng giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ khách hàng vượt qua khó khăn trong cạnh tranh bằng những giải pháp tài chính trọn gói, bằng khả năng thuê tài chính để đổi mới dây chuyền công nghệ...
Và không chỉ bằng cái vỏ của từ ngữ, người đối thoại còn có thể nhận rõ niềm đam mê đó trong ngữ âm phương Nam trầm trầm của ông. Điều này dường như trái ngược với vẻ lạnh lùng thường thấy ở một nhà quản trị ngân hàng.
Và cũng ít ai ngờ vị Chủ tịch Hội đồng Quản trị (sinh năm 1960) của Sacombank cũng là giáo sư danh dự của Đại học Southern California (SC) về những đóng góp của ông đối với cộng đồng và sự nghiệp giáo dục tại Việt Nam.
Tại buổi lễ trao bằng giáo sư danh dự cho ông ngày 3/11/2006 tại Tp.HCM, GS. Carroll Grant (Đại học SC) đã đánh giá: "Để có được Sacombank của ngày hôm nay, ông Thành đã làm việc một cách say mê và có một tầm nhìn chiến lược. Ông tạo dựng được niềm tin cho cộng đồng kinh doanh và tạo ra một con đường an toàn trong nền kinh tế phát triển nhanh và có nhiều bất ngờ.
Vậy thì quay trở lại khoảng thời gian giữa thập niên 90 của thế kỷ trước (khi mà Việt Nam chưa có thị trường chứng khoán), Sacombank đã bứt phá với "cổ phiếu đại chúng" để vượt qua ngưỡng quy định 70 tỉ đồng vốn điều lệ phải có đối với ngân hàng thương mại cổ phần đô thị. Ý tưởng "lạ lùng" này đã đưa Sacombank trở thành một trong những ngân hàng đi tiên phong trong việc huy động nguồn vốn dài hạn trong dân chúng. Vậy ông đánh giá vai trò của "cổ phiếu đại chúng" đối với sự phát triển của Sacombank như thế nào?
Cổ phiếu đại chúng, có thể nói, đó là lần đam mê đầu tiên của Sacombank đối với thị trường vốn dài hạn.
Thị trường tài chính luôn có 2 thị trường song sinh, đó là thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Thế nhưng suốt một thời kỳ dài cách đây 6 năm, thị trường tài chính của nước ta chỉ do thị trường tiền tệ cáng đáng, làm luôn nhiệm vụ của thị trường vốn. Chúng tôi huy động vốn ngắn hạn phục vụ mục tiêu trung - dài hạn, cả ngành ngân hàng đều làm như vậy, nhưng đó là một tiềm ẩn rủi ro rất lớn.
Sacombank đi vào hoạt động ngày 21/12/1991, chỉ có số vốn điều lệ ban đầu vẻn vẹn 3 tỉ đồng. Trong 3 năm liền từ 1993 đến 1995, vốn điều lệ của Sacombank không vượt qua được con số 30 tỉ đồng. Ngân hàng Nhà nước quy định mức vốn điều lệ tối thiểu của ngân hàng thương mại cổ phần đô thị là 70 tỉ đồng, nông thôn là 5 tỉ đồng. Nếu không đủ vốn theo quy định thì có thể xếp vào loại ngân hàng phải xử lý hoặc hạn chế phạm vi hoạt động.
Nếu ví Sacombank như một vận động viên nhảy cao thì việc vượt qua mức "rào" 70 tỉ thành công là nhờ "cây sào dài" cổ phiếu đại chúng. Cuối năm 1996, Sacombank quyết định điều chỉnh mệnh giá cổ phiếu từ 1 triệu đồng xuống còn 200.000 đồng để phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng. Đến tháng 2/1997, Sacombank đạt mức vốn điều lệ 71 tỉ đồng.
Vậy trên cơ sở nào ông đã có được "sáng kiến vàng" - cổ phiếu đại chúng?
Tôi khởi nghiệp từ nghề sản xuất cồn, học được của bà dì. Năm 25 tuổi thành lập Tổ hợp sản xuất Thành Công. Năm 28 tuổi là Chủ nhiệm Hợp tác xã tín dụng Thành Công.
Những năm 1988 đó lạm phát phi mã, hàng loạt tổ chức tín dụng đứng bên bờ vực phá sản. Cả nước có trên 200 hợp tác xã tín dụng phá sản, riêng Tp.HCM chỉ còn 13 hợp tác xã tín dụng, trong đó có tôi.
Mỗi ngày, thấy người dân kéo nhau ào ạt đi rút tiền khiến tôi rất lo lắng. Người vay tiền thì không muốn trả lại tiền vay vì sợ trả lại thì không vay được nữa, không có vốn làm ăn; người gửi tiền chưa đáo hạn cũng muốn rút, vì họ sợ mình sập tiệm theo. Những hình ảnh đó khó phai mờ lắm.
Lúc đó tôi mời tất cả những nhà gửi tiền chưa đáo hạn cũng như đáo hạn đến để trình bày những khó khăn. Rất may là họ đều ủng hộ và gửi lại thêm một chu kỳ nữa và chúng tôi đã vượt qua được. Đó là lần tôi thấy được sức mạnh cũng như nguồn lực bất tận trong dân chúng.
Vậy từ "cổ phiếu đại chúng" đến việc Sacombank chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, quyền lợi của những cổ đông mua "cổ phiếu đại chúng" giờ ra sao?
Từ 3 tỉ đồng vốn điều lệ ban đầu, hiện Sacombank có mức vốn điều lệ 2.089 tỉ đồng và là ngân hàng thương mại cổ phần có số lượng cổ đông đại chúng lớn nhất Việt Nam, với hơn 11.000 cổ đông.
Thực tế đã chứng minh, việc bỏ tiền đầu tư vào Sacombank của các cổ đông đại chúng là đúng đắn. 1 cổ phiếu đại chúng có mệnh giá 200.000 đồng trước kia, hiện nay có giá trị 2,2 triệu đồng. Trong giai đoạn từ năm 2001 - 2005, cổ tức đạt 14% và Sacombank trả cổ tức bằng hiện kim.
Thế nhưng từ nay đến năm 2010, tôi chủ trương trả cổ tức bằng cổ phiếu. Điều này sẽ đem lại sự tăng trưởng nhanh chóng cho Sacombank và lợi ích cho các cổ đông. Nếu một cổ đông có 1 tỉ đồng vốn tại Sacombank, một năm được chia cổ tức 14% tức là 140 triệu đồng, nay họ sẽ nhận 14.000 cổ phiếu và với giá thị trường hiện nay họ sẽ có 1,4 tỉ đồng.
Đối tượng khách hàng của Sacombank là những doanh nghiệp vừa và nhỏ và chắc chắn khi cỗ máy WTO vận hành, họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí sẽ có doanh nghiệp phá sản. Vậy Sacombank sẽ trợ giúp khách hàng của mình theo kiểu nào: "Cứu người cũng là giúp mình", hay "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi"?
Tất nhiên là Sacombank trợ giúp khách hàng của mình trên cơ sở hợp tác cùng phát triển. Chúng tôi quan niệm chủ động tham gia phòng "cháy" khu vực chính là biện pháp tốt nhất trong việc chống "cháy" cho chính ngôi nhà mà Sacombank đang sở hữu.
Sacombank từ lâu đã quan tâm đặc biệt đến trách nhiệm tư vấn về quản trị doanh nghiệp và quản trị tài chính đối với các doanh nghiệp khách hàng.
Với việc thành lập thêm các công ty quản lý quỹ VFM, công ty cho thuê tài chính và gần đây nhất là công ty chứng khoán, Sacombank đang từng bước hình thành một tập đoàn tài chính đa chức năng - đa sở hữu, nhưng đây chính là những kênh quan trọng giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ khách hàng vượt qua khó khăn trong cạnh tranh bằng những giải pháp tài chính trọn gói, bằng khả năng thuê tài chính để đổi mới dây chuyền công nghệ...