Người khai sinh ra dòng xe Hummer nổi tiếng
Là một trong những doanh nhân thành đạt nhất thế giới, Ira Rennert đã từng phải trải qua bước khởi đầu đầy gian nan
Khởi nghiệp từ những công việc kinh doanh bình thường, bằng tài năng và tinh thần ham học hỏi của mình, Ira Rennert đã liên tục tạo dựng được những thành công trong sự nghiệp kinh doanh.
Tới năm 2007, sau gần 5 thập kỷ tiến bước trên thương trường, Ira Rennert đã kiến tạo được khối tài sản cá nhân trị giá 1 tỷ USD và được Tạp chí Forbes bầu chọn vào danh sách những doanh nhân thành đạt và có tài sản lớn nhất hành tinh.
Bước vào sự nghiệp kinh doanh chỉ là nhân viên bình thường trong một doanh nghiệp tại phố Wall, Ira Rennert đã từng bước khẳng định mình bằng những bước tiến ngoạn mục nhưng cũng đầy những thăng trầm.
Và sau đó, từ một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép hầu như đã phá sản, Ira Rennert đã dày công gây dựng lại và khuyếch chương hoạt động ra nhiều khu vực trên thế giới.
Sau khi nắm quyền sở hữu Tập đoàn công nghiệp Renco Group, với hàng trăm chi nhánh hoạt động trên nhiều lĩnh vực, Ira Rennert đã tiếp tục tiến vào lĩnh vực sản xuất ôtô phục vụ quân sự và dân sự. Với quy mô ngày một lớn, Renco Group đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ và thế giới.
Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng
Là một trong những doanh nhân thành đạt nhất thế giới, Ira Rennert đã từng phải trải qua bước khởi đầu đầy gian nan.
Ira Rennert sinh năm 1934 tại Brooklyn, New York, Mỹ. Ngay từ khi còn nhỏ, Ira Rennert đã tỏ ra là một người thông minh, chăm chỉ học hành và rất quan tâm tới những vấn đề kinh doanh.
Sau khi học xong trung học tại trường Brooklyn College, Ira Rennert đã quyết định chọn chuyên ngành kinh doanh để theo học. Đúng như mong muốn, Ira Rennert đã thi đỗ vào khoa kinh tế của trường Đại học New York University's Stern School of Business.
Trong thời gian học tại trường, ngoài việc dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu các loại sách về chuyên ngành kinh doanh trong thư viện của trường, Ira Rennert còn tranh thủ nghiên cứu những kinh nghiệm kinh doanh của nhiều doanh nhân đã thành công khác trên các trang tạp chí.
Càng tiến sâu vào nghiên cứu, Ira Rennert càng bị cuốn hút bởi những phi vụ kinh doanh của những doanh nhân tài năng. Chính vì vậy, sau khi học xong chương trình cử nhân, Ira Rennert lại quyết định tiếp tục theo học chương trình đào tạo thạc sỹ tại trường Đại học New York University's Stern School of Business.
Sau những năm tháng miệt mài nghiên cứu tại trường, Ira Rennert đã tốt nghiệp với một lượng kiến thức nóng hổi và một ý chí quyết tâm theo đuổi sự nghiệp kinh doanh.
Với hai bàn tay trắng, Ira Rennert đã xin vào làm nhân viên bán hàng cho một công ty chuyên kinh doanh các loại máy chữ tại phố Wall. Mặc dù công việc ban đầu chỉ đơn giản là một nhân viên hàng ngày tiếp xúc và cung cấp hàng cho khách hàng nhưng Ira Rennert đã biết tận dụng vị trí công việc của mình để nghiên cứu và học hỏi những chương trình kinh doanh của công ty.
Với khoản tiền lương ít ỏi của mình, Ira Rennert đã bắt đầu tham gia đầu tư chứng khoán. Các khoản đầu tư trong giai đoạn này tuy không lớn và lợi nhuận không đáng là bao nhiêu nhưng chính từ đây, Ira Rennert đã có được những hiểu biết khá sâu về các hoạt động đầu tư và hơn thế nữa là thiết lập được một số quan hệ ngay trên sàn giao dịch.
Sau một thời gian làm việc, Ira Rennert đã quyết định nghỉ và chuyển sang làm nghề môi giới kinh doanh tự do. Trên cơ sở những hiểu biết khá sâu về các hoạt động đầu tư, mặc dù không trực tiếp tham gia đầu tư nhưng trên vai trò là người trung gian, Ira Rennert đã môi giới được không ít những phi vụ làm ăn cho các doanh nghiệp và đồng thời cũng thu được một số khoản hoa hồng kha khá.
Càng bước sâu vào kinh doanh, máu làm giầu càng lớn, vì thế với một số vốn nhỏ tích góp được, Ira Rennert đã nghĩ tới việc thành lập một công ty riêng để kinh doanh.
Khát vọng kinh doanh của Ira Rennert lớn tới mức mặc dù chưa đủ vốn để tành lập một doanh nghiệp nhưng ông vẫn quyết định thành lập nên Công ty Rennert & Co năm 1962.
Từ những khoản đầu tư hạng trung vào một số lĩnh vực, hoạt động của Rennert & Co đã bắt đầu đi vào ổn định, tuy nhiên, không lâu sau đó, cơ quan NASD đã tiến hành một cuộc kiểm tra và do không có được đủ nguồn vốn pháp định, Ira Rennert đã buộc phải đóng cửa công ty.
Đây là một trong những giai đoạn khó khăn nhất đối với Ira Rennert. Phải rất vất vả một thời gian dài sau đó, tới năm 1964, Ira Rennert mới tìm đủ được nguồn vốn và đưa công ty vào hoạt động trở lại. Ngay sau đó, với khả năng nhanh nhạy của mình, Ira Rennert đã một lần nữa nhanh chóng mang về cho công ty một số khoản đầu tư nhỏ tại phố Wall.
Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ những năm giữa thập kỷ 60 cho tới những năm cuối thập niên 70, Rennert & Co vẫn chỉ được duy trì ở mức ổn định mà vẫn chưa có được những bước phát triển lớn. Phải cho tới năm 1980, khi đó thị trường thép bắt đầu sôi động trở lại, Ira Rennert đã tranh thủ đưa Rennert & Co tập trung vào kinh doanh thép đồng thời tìm mua lại một số doanh nghiệp sản xuất thép đang hoạt động để mở rộng kinh doanh.
Hồi sinh một doanh nghiệp trên bờ vực phá sản
Cũng trong thời điểm đó, Công ty thép WCI Steel Inc, một trong những công ty chuyên sản xuất và kinh doanh thép tại Warren, Ohio đã có những thời điểm là một trong những thế lực mạnh trong lĩnh vực kinh doanh thép đang rơi vào hoàn cảnh làm ăn thua lỗ.
WCI Steel Inc hầu như đã nằm trong tình trạng phá sản với những khoản nợ chồng chất và ban lãnh đạo công ty đang phải rao bán thật nhanh những gì còn lại. Chớp lấy cơ hội này, năm 1988, Ira Rennert dồn hầu hết nguồn tài chính của mình để hoàn thành bản hợp đồng mua lại WCI Steel Inc với mức giá 140 triệu USD.
Vì đây là một doanh nghiệp đã gần như đã phá sản, sau khi nắm quyền sở hữu WCI Steel Inc, Ira Rennert đã phải bắt đầu tổ chức lại cơ cấu và phương thức hoạt động của công ty. Đồng thời với việc tuyển vào rất nhiều nhân sự có trình độ chuyên môn đảm nhiệm các vị trí từ nhân viên bình thường cho tới vị trí quản lý, Ira Rennert cũng không ngần ngại cho nhiều vị trí không có đủ khả năng nghỉ việc.
Thêm vào đó, nhằm tạo nguồn vốn cho công ty, thông qua những quan hệ và các chương trình kinh doanh có tính khả thi cao của mình, Ira Rennert đã thu hút được nhiều khoản đầu tư vào WCI Steel Inc.
Ngay trong giai đoạn đầu tiên, WCI Steel Inc đã có được khoản đầu tư trị giá 250 triệu USD. Chính nhờ khả năng nhìn xa trông rộng của mình, Ira Rennert đã thành công trong việc tạo đà phát triển cho một doanh nghiệp đã hầu như đã phá sản.
Dựa trên những hiểu biết về nhu cầu ngày càng lớn của thị trường, cùng với việc duy trì sản phẩm thép, Ira Rennert từng bước đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất của công ty sang sản xuất các loại sản phẩm mới như carbon, silic, hợp kim, thiết bị điện và các vật liệu kim loại mạ kềm.
Có thể nói, thế mạnh của Ira Rennert trên thương trường không chỉ là tầm nhìn rộng mà ông còn là một người có tài năng trong việc thiết lập các mối quan hệ làm ăn với các đối tác. Cho dù chưa có được thời gian dài trong lĩnh vực kinh doanh thép nhưng cũng chi một thời gian không lâu sau đó, Ira Rennert đã tìm kiếm được rất nhiều nguồn đầu ra cho các sản phẩm của công ty.
Các đối tác được Ira Rennert nhắm vào chính là những nhà máy công nghiệp lớn trong khu vực như các nhà máy sản xuất xe hơi, nhà máy đóng tàu biển. Chỉ tính riêng các nhà máy đóng tàu trong những năm đầu đã trở thành đầu mối lớn tiêu thụ tới 75% lượng sản phẩm của WCI Steel Inc.
Dưới bàn tay của Ira Rennert, những núi nợ trước đây của WCI Steel Inc đã được thanh toán mà hơn thế nữa, công ty đã có được những bước phát triển đột phát trên thị trường thép trong nước.
Trên nền tảng vững chắc của WCI Steel Inc, Ira Rennert đã bắt đầu xây dựng chương trình đầu tư mở rộng hoạt động khai thác và sản xuất thép sang các nước trong và ngoài khu vực. Để thuận lợi cho các hoạt động điều hành hoạt động đầu tư tại các nhà máy nằm ngoài nước Mỹ, Ira Rennert đã thành lập lên công ty đầu mối Doe Run Company.
Bằng những tính toán tỉ mỉ về trữ lượng khoáng sản, giá thành thuê nhân công và những yếu tố thuận lợi khác, Ira Rennert đã chọn tỉnh La Oroya của Peru để đầu tư. Đồng thời với việc xây mới một số nhà máy, Ira Rennert đã tranh thủ tìm cách mua lại một số cơ sở khai khoáng đã cũ thuộc quyền sở hữu của Chính phủ Peru để cải tạo và đưa vào hoạt động.
Trong suốt quá trình kinh doanh của mình, Ira Rennert luôn thể hiện khả năng đặc biệt trong việc tái tạo và phát triển các cơ sở sản xuất cũ kỹ. Hơn 2 thập kỷ sau khi thực hiện các dự án đầu tư vào Peru, bằng những khoản đầu tư hợp lý vào phát triển công nghệ Ira Rennert, sản lượng khai thác của Doe Run Company đã tăng nhanh. Doe Run Company đã trở thành một trong những đầu mối chủ lực thuộc quyền sở hữu của Ira Rennert.
Khai sinh ra dòng xe Hummer nổi tiếng thế giới
Theo thời gian, số lượng các nhà máy khai khoáng và sản xuất thép của Ira Rennert đã tăng lên tới con số hàng trăm, phạm vi cũng như lĩnh vực hoạt động đã được mở rộng, do đó, để có thể xây dựng một hình quản lý tập trung, Ira Rennert đã thành lập lên Tập đoàn công nghiệp Renco Group Inc.
Trên cơ sở một nguồn tài chính mạnh và thế mạnh về sản phẩm thép, năm 1992, Ira Rennert đã thực hiện bản hợp đồng dành quyền sở hữu doanh nghiệp sản xuất ôtô AM General với mức giá chuyển nhượng 133 triệu USD. Đây là một trong những doanh nghiệp chuyên thực hiện các bản hợp đồng sản xuất xe vận tải và chiến đấu cung cấp cho quân đội.
Từ những năm 60, AM General chính là nơi sản xuất ra các loại xe jeep cho quân đội Mỹ. Tới những năm 70, AM General tiếp tục đưa vào sản xuất loại xe chiến đấu đã dụng động cơ dầu diesel có khả năng cơ động cao gọi tắt là HMMWV hay Humvee.
Khi Ira Rennert nắm quyền sở hữu AM General, tổng cộng đã có tới 17 loại Humvee đã được xuất xưởng cung cấp cho không chỉ quân đội mà cả lực lượng cảnh sát. Trên cơ sở những phiên bản cũ, Ira Rennert tiếp tục đưa vào nghiên cứu và cải tiến những chi tiết làm cho những chiếc Humvee có thêm nhiều tính năng tác chiến ưu việt hơn.
Tới năm 1995, chỉ sau đúng 3 năm sở hữu AM General, đã có tổng cộng đã có khoảng 10.000 chiếc Humvee đã được chế tạo và con số này đã mang lại những khoản lợi nhuận khổng lồ cho Ira Rennert.
Rất mẫn cảm trước thị trường xe hơi, sau khi nắm quyền sở hữu AM General, Ira Rennert đã lập tức tính tới chương trình cải tiến dòng xe Humvee thành các loại xe dân dụng để đánh vào thị trường xe hơi ngày càng trở lên đa dạng. Không lâu sau đó, những chương trình nghiên cứu về một dòng xe mới đã được Ira Rennert cho nghiên cứu thành công.
Mặc dù dành cho mục đích dân sự nhưng dòng xe mới vẫn được giữ nguyên những đường nét cơ bản và uy lực của dòng xe chiến đấu như khung sườn chịu lực, khả năng vận hành trên các loại địa hình, tải trọng lớn cộng thêm trang thiết bị nội thất hiện đại.
Dưới cái tên mới là Hummer với những thế hệ từ Hummer H1, Hummer H2, Hummer H2 SUT, Hummer H3, Hummer H3t, Hummer H3x tới Hummer H4, dòng xe này ngay sau khi được tung ra thị trường đã nhanh chóng chinh phục được “xế hộp” ở Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới.
Không chỉ được biết đến là một trong những doanh nhân giầu có và thành đạt nhất hành tinh, Ira Rennert còn rất nổi tiếng là một nhà hảo tâm có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của đất nước.
Trong các chương trình từ thiện của mình, bên cạnh những khoản đóng góp 2,5 triệu USD cho trường Barnard College, 5 triệu USD thành lập lên trường Đại học Wiesel Center at Boston University, 250 nghìn USD cho Trung tâm Lincoln Center... Ira Rennert còn trực tiếp thành lập lên nhiều trung tâm nghiên cứu như Trung tâm Ira Leon Rennert Professor of Entrepreneurial Finance tại trường Đại học New York University, Trung tâm Ira Rennert Professor of Business tại trường Đại học Columbia University.
Tới năm 2007, sau gần 5 thập kỷ tiến bước trên thương trường, Ira Rennert đã kiến tạo được khối tài sản cá nhân trị giá 1 tỷ USD và được Tạp chí Forbes bầu chọn vào danh sách những doanh nhân thành đạt và có tài sản lớn nhất hành tinh.
Bước vào sự nghiệp kinh doanh chỉ là nhân viên bình thường trong một doanh nghiệp tại phố Wall, Ira Rennert đã từng bước khẳng định mình bằng những bước tiến ngoạn mục nhưng cũng đầy những thăng trầm.
Và sau đó, từ một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép hầu như đã phá sản, Ira Rennert đã dày công gây dựng lại và khuyếch chương hoạt động ra nhiều khu vực trên thế giới.
Sau khi nắm quyền sở hữu Tập đoàn công nghiệp Renco Group, với hàng trăm chi nhánh hoạt động trên nhiều lĩnh vực, Ira Rennert đã tiếp tục tiến vào lĩnh vực sản xuất ôtô phục vụ quân sự và dân sự. Với quy mô ngày một lớn, Renco Group đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ và thế giới.
Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng
Là một trong những doanh nhân thành đạt nhất thế giới, Ira Rennert đã từng phải trải qua bước khởi đầu đầy gian nan.
Ira Rennert sinh năm 1934 tại Brooklyn, New York, Mỹ. Ngay từ khi còn nhỏ, Ira Rennert đã tỏ ra là một người thông minh, chăm chỉ học hành và rất quan tâm tới những vấn đề kinh doanh.
Sau khi học xong trung học tại trường Brooklyn College, Ira Rennert đã quyết định chọn chuyên ngành kinh doanh để theo học. Đúng như mong muốn, Ira Rennert đã thi đỗ vào khoa kinh tế của trường Đại học New York University's Stern School of Business.
Trong thời gian học tại trường, ngoài việc dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu các loại sách về chuyên ngành kinh doanh trong thư viện của trường, Ira Rennert còn tranh thủ nghiên cứu những kinh nghiệm kinh doanh của nhiều doanh nhân đã thành công khác trên các trang tạp chí.
Càng tiến sâu vào nghiên cứu, Ira Rennert càng bị cuốn hút bởi những phi vụ kinh doanh của những doanh nhân tài năng. Chính vì vậy, sau khi học xong chương trình cử nhân, Ira Rennert lại quyết định tiếp tục theo học chương trình đào tạo thạc sỹ tại trường Đại học New York University's Stern School of Business.
Sau những năm tháng miệt mài nghiên cứu tại trường, Ira Rennert đã tốt nghiệp với một lượng kiến thức nóng hổi và một ý chí quyết tâm theo đuổi sự nghiệp kinh doanh.
Với hai bàn tay trắng, Ira Rennert đã xin vào làm nhân viên bán hàng cho một công ty chuyên kinh doanh các loại máy chữ tại phố Wall. Mặc dù công việc ban đầu chỉ đơn giản là một nhân viên hàng ngày tiếp xúc và cung cấp hàng cho khách hàng nhưng Ira Rennert đã biết tận dụng vị trí công việc của mình để nghiên cứu và học hỏi những chương trình kinh doanh của công ty.
Với khoản tiền lương ít ỏi của mình, Ira Rennert đã bắt đầu tham gia đầu tư chứng khoán. Các khoản đầu tư trong giai đoạn này tuy không lớn và lợi nhuận không đáng là bao nhiêu nhưng chính từ đây, Ira Rennert đã có được những hiểu biết khá sâu về các hoạt động đầu tư và hơn thế nữa là thiết lập được một số quan hệ ngay trên sàn giao dịch.
Sau một thời gian làm việc, Ira Rennert đã quyết định nghỉ và chuyển sang làm nghề môi giới kinh doanh tự do. Trên cơ sở những hiểu biết khá sâu về các hoạt động đầu tư, mặc dù không trực tiếp tham gia đầu tư nhưng trên vai trò là người trung gian, Ira Rennert đã môi giới được không ít những phi vụ làm ăn cho các doanh nghiệp và đồng thời cũng thu được một số khoản hoa hồng kha khá.
Càng bước sâu vào kinh doanh, máu làm giầu càng lớn, vì thế với một số vốn nhỏ tích góp được, Ira Rennert đã nghĩ tới việc thành lập một công ty riêng để kinh doanh.
Khát vọng kinh doanh của Ira Rennert lớn tới mức mặc dù chưa đủ vốn để tành lập một doanh nghiệp nhưng ông vẫn quyết định thành lập nên Công ty Rennert & Co năm 1962.
Từ những khoản đầu tư hạng trung vào một số lĩnh vực, hoạt động của Rennert & Co đã bắt đầu đi vào ổn định, tuy nhiên, không lâu sau đó, cơ quan NASD đã tiến hành một cuộc kiểm tra và do không có được đủ nguồn vốn pháp định, Ira Rennert đã buộc phải đóng cửa công ty.
Đây là một trong những giai đoạn khó khăn nhất đối với Ira Rennert. Phải rất vất vả một thời gian dài sau đó, tới năm 1964, Ira Rennert mới tìm đủ được nguồn vốn và đưa công ty vào hoạt động trở lại. Ngay sau đó, với khả năng nhanh nhạy của mình, Ira Rennert đã một lần nữa nhanh chóng mang về cho công ty một số khoản đầu tư nhỏ tại phố Wall.
Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ những năm giữa thập kỷ 60 cho tới những năm cuối thập niên 70, Rennert & Co vẫn chỉ được duy trì ở mức ổn định mà vẫn chưa có được những bước phát triển lớn. Phải cho tới năm 1980, khi đó thị trường thép bắt đầu sôi động trở lại, Ira Rennert đã tranh thủ đưa Rennert & Co tập trung vào kinh doanh thép đồng thời tìm mua lại một số doanh nghiệp sản xuất thép đang hoạt động để mở rộng kinh doanh.
Hồi sinh một doanh nghiệp trên bờ vực phá sản
Cũng trong thời điểm đó, Công ty thép WCI Steel Inc, một trong những công ty chuyên sản xuất và kinh doanh thép tại Warren, Ohio đã có những thời điểm là một trong những thế lực mạnh trong lĩnh vực kinh doanh thép đang rơi vào hoàn cảnh làm ăn thua lỗ.
WCI Steel Inc hầu như đã nằm trong tình trạng phá sản với những khoản nợ chồng chất và ban lãnh đạo công ty đang phải rao bán thật nhanh những gì còn lại. Chớp lấy cơ hội này, năm 1988, Ira Rennert dồn hầu hết nguồn tài chính của mình để hoàn thành bản hợp đồng mua lại WCI Steel Inc với mức giá 140 triệu USD.
Vì đây là một doanh nghiệp đã gần như đã phá sản, sau khi nắm quyền sở hữu WCI Steel Inc, Ira Rennert đã phải bắt đầu tổ chức lại cơ cấu và phương thức hoạt động của công ty. Đồng thời với việc tuyển vào rất nhiều nhân sự có trình độ chuyên môn đảm nhiệm các vị trí từ nhân viên bình thường cho tới vị trí quản lý, Ira Rennert cũng không ngần ngại cho nhiều vị trí không có đủ khả năng nghỉ việc.
Thêm vào đó, nhằm tạo nguồn vốn cho công ty, thông qua những quan hệ và các chương trình kinh doanh có tính khả thi cao của mình, Ira Rennert đã thu hút được nhiều khoản đầu tư vào WCI Steel Inc.
Ngay trong giai đoạn đầu tiên, WCI Steel Inc đã có được khoản đầu tư trị giá 250 triệu USD. Chính nhờ khả năng nhìn xa trông rộng của mình, Ira Rennert đã thành công trong việc tạo đà phát triển cho một doanh nghiệp đã hầu như đã phá sản.
Dựa trên những hiểu biết về nhu cầu ngày càng lớn của thị trường, cùng với việc duy trì sản phẩm thép, Ira Rennert từng bước đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất của công ty sang sản xuất các loại sản phẩm mới như carbon, silic, hợp kim, thiết bị điện và các vật liệu kim loại mạ kềm.
Có thể nói, thế mạnh của Ira Rennert trên thương trường không chỉ là tầm nhìn rộng mà ông còn là một người có tài năng trong việc thiết lập các mối quan hệ làm ăn với các đối tác. Cho dù chưa có được thời gian dài trong lĩnh vực kinh doanh thép nhưng cũng chi một thời gian không lâu sau đó, Ira Rennert đã tìm kiếm được rất nhiều nguồn đầu ra cho các sản phẩm của công ty.
Các đối tác được Ira Rennert nhắm vào chính là những nhà máy công nghiệp lớn trong khu vực như các nhà máy sản xuất xe hơi, nhà máy đóng tàu biển. Chỉ tính riêng các nhà máy đóng tàu trong những năm đầu đã trở thành đầu mối lớn tiêu thụ tới 75% lượng sản phẩm của WCI Steel Inc.
Dưới bàn tay của Ira Rennert, những núi nợ trước đây của WCI Steel Inc đã được thanh toán mà hơn thế nữa, công ty đã có được những bước phát triển đột phát trên thị trường thép trong nước.
Trên nền tảng vững chắc của WCI Steel Inc, Ira Rennert đã bắt đầu xây dựng chương trình đầu tư mở rộng hoạt động khai thác và sản xuất thép sang các nước trong và ngoài khu vực. Để thuận lợi cho các hoạt động điều hành hoạt động đầu tư tại các nhà máy nằm ngoài nước Mỹ, Ira Rennert đã thành lập lên công ty đầu mối Doe Run Company.
Bằng những tính toán tỉ mỉ về trữ lượng khoáng sản, giá thành thuê nhân công và những yếu tố thuận lợi khác, Ira Rennert đã chọn tỉnh La Oroya của Peru để đầu tư. Đồng thời với việc xây mới một số nhà máy, Ira Rennert đã tranh thủ tìm cách mua lại một số cơ sở khai khoáng đã cũ thuộc quyền sở hữu của Chính phủ Peru để cải tạo và đưa vào hoạt động.
Trong suốt quá trình kinh doanh của mình, Ira Rennert luôn thể hiện khả năng đặc biệt trong việc tái tạo và phát triển các cơ sở sản xuất cũ kỹ. Hơn 2 thập kỷ sau khi thực hiện các dự án đầu tư vào Peru, bằng những khoản đầu tư hợp lý vào phát triển công nghệ Ira Rennert, sản lượng khai thác của Doe Run Company đã tăng nhanh. Doe Run Company đã trở thành một trong những đầu mối chủ lực thuộc quyền sở hữu của Ira Rennert.
Khai sinh ra dòng xe Hummer nổi tiếng thế giới
Theo thời gian, số lượng các nhà máy khai khoáng và sản xuất thép của Ira Rennert đã tăng lên tới con số hàng trăm, phạm vi cũng như lĩnh vực hoạt động đã được mở rộng, do đó, để có thể xây dựng một hình quản lý tập trung, Ira Rennert đã thành lập lên Tập đoàn công nghiệp Renco Group Inc.
Trên cơ sở một nguồn tài chính mạnh và thế mạnh về sản phẩm thép, năm 1992, Ira Rennert đã thực hiện bản hợp đồng dành quyền sở hữu doanh nghiệp sản xuất ôtô AM General với mức giá chuyển nhượng 133 triệu USD. Đây là một trong những doanh nghiệp chuyên thực hiện các bản hợp đồng sản xuất xe vận tải và chiến đấu cung cấp cho quân đội.
Từ những năm 60, AM General chính là nơi sản xuất ra các loại xe jeep cho quân đội Mỹ. Tới những năm 70, AM General tiếp tục đưa vào sản xuất loại xe chiến đấu đã dụng động cơ dầu diesel có khả năng cơ động cao gọi tắt là HMMWV hay Humvee.
Khi Ira Rennert nắm quyền sở hữu AM General, tổng cộng đã có tới 17 loại Humvee đã được xuất xưởng cung cấp cho không chỉ quân đội mà cả lực lượng cảnh sát. Trên cơ sở những phiên bản cũ, Ira Rennert tiếp tục đưa vào nghiên cứu và cải tiến những chi tiết làm cho những chiếc Humvee có thêm nhiều tính năng tác chiến ưu việt hơn.
Tới năm 1995, chỉ sau đúng 3 năm sở hữu AM General, đã có tổng cộng đã có khoảng 10.000 chiếc Humvee đã được chế tạo và con số này đã mang lại những khoản lợi nhuận khổng lồ cho Ira Rennert.
Rất mẫn cảm trước thị trường xe hơi, sau khi nắm quyền sở hữu AM General, Ira Rennert đã lập tức tính tới chương trình cải tiến dòng xe Humvee thành các loại xe dân dụng để đánh vào thị trường xe hơi ngày càng trở lên đa dạng. Không lâu sau đó, những chương trình nghiên cứu về một dòng xe mới đã được Ira Rennert cho nghiên cứu thành công.
Mặc dù dành cho mục đích dân sự nhưng dòng xe mới vẫn được giữ nguyên những đường nét cơ bản và uy lực của dòng xe chiến đấu như khung sườn chịu lực, khả năng vận hành trên các loại địa hình, tải trọng lớn cộng thêm trang thiết bị nội thất hiện đại.
Dưới cái tên mới là Hummer với những thế hệ từ Hummer H1, Hummer H2, Hummer H2 SUT, Hummer H3, Hummer H3t, Hummer H3x tới Hummer H4, dòng xe này ngay sau khi được tung ra thị trường đã nhanh chóng chinh phục được “xế hộp” ở Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới.
Không chỉ được biết đến là một trong những doanh nhân giầu có và thành đạt nhất hành tinh, Ira Rennert còn rất nổi tiếng là một nhà hảo tâm có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của đất nước.
Trong các chương trình từ thiện của mình, bên cạnh những khoản đóng góp 2,5 triệu USD cho trường Barnard College, 5 triệu USD thành lập lên trường Đại học Wiesel Center at Boston University, 250 nghìn USD cho Trung tâm Lincoln Center... Ira Rennert còn trực tiếp thành lập lên nhiều trung tâm nghiên cứu như Trung tâm Ira Leon Rennert Professor of Entrepreneurial Finance tại trường Đại học New York University, Trung tâm Ira Rennert Professor of Business tại trường Đại học Columbia University.