Người Mỹ chưa bao giờ “giàu” như bây giờ
Tổng giá trị tài sản ròng của các hộ gia đình Mỹ đã tăng thêm 1,9 nghìn tỷ USD trong quý 3, lên mức cao kỷ lục
Giá trị tài sản ròng của các hộ gia đình Mỹ đã đạt mức cao kỷ lục trong quý 3 vừa qua nhờ giá nhà và giá chứng khoán tăng. Đây được xem là một tín hiệu khả quan mới về tiến trình phục hồi kinh tế của nước này.
Hãng tin Reuters dẫn số liệu do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố cho biết, tổng giá trị tài sản ròng của các hộ gia đình Mỹ đã tăng thêm 1,9 nghìn tỷ USD trong quý 3, lên mức 77,3 nghìn tỷ USD, mức cao nhất kể từ khi thống kê này bắt đầu được thực hiện vào năm 1945. Tính đến quý 3, tài sản của các hộ gia đình Mỹ đã có 9 quý tăng liên tục.
Sự gia tăng giá trị tài sản này là tích cực, nhưng các chuyên gia kinh tế vẫn tỏ ra thận trọng và cho rằng, sự gia tăng như vậy chỉ đem đến lợi ích chủ yếu cho bộ phận dân số nắm giữ chứng khoán và bất động sản.
“Từ góc độ tiêu dùng, chỉ những người nắm giữ chứng khoán cảm nhận rõ rệt nhất sự gia tăng trong giá trị tài sản ròng. Người Mỹ nói chung vẫn còn một chặng đường dài phải đi để thực sự ‘khỏe’ về tài chính”, ông Jacob Oubina, chuyên gia kinh tế cấp cao thuộc công ty RBC Capital Markets ở New York, đánh giá.
Trong quý 3, giá trị của bất động sản là nhà ở mà các hộ gia đình Mỹ nắm giữ tăng thêm 428 tỷ USD còn giá trị chứng chỉ quỹ và chứng chỉ quỹ tương hộ tăng thêm 917 tỷ USD - theo số liệu từ FED.
Suốt mấy năm qua, FED áp dụng chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo để thúc đẩy sự phục hồi tăng trưởng sau cuộc suy thoái 2007-2009. Những nỗ lực này đã đưa thị trường nhà đất Mỹ ấm dần lên và thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm lên mức kỷ lục trong thời gian gần đây.
Thị trường nhà đất khởi sắc giúp các gia đình ở Mỹ dễ vay tiền thế chấp nhà hơn. Cùng với đó, giá trị tài sản tăng cũng khiến người tiêu dùng ở nước này cảm thấy thoải mái hơn trong việc chi tiêu. Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, người tiêu dùng chỉ tiêu một phần nhỏ trong số tiền gia tăng thêm trong giá trị tài sản của gia đình. Trong thời gian suy thoái, người tiêu dùng Mỹ đã “thắt lưng buộc bụng” mạnh mẽ khi thấy mình ngập trong nợ nần vì thói quen chi tiêu thoải mái trước đó.
Theo số liệu mà FED đưa ra, đến nay người Mỹ có vẻ đã “chán” cảnh hạn chế chi tiêu như trong mấy năm qua, dù chưa dám chi mạnh. Nợ của các hộ gia đình đã tăng với tốc độ 3%/năm trong quý 3 vừa qua, lên mức 13,1 nghìn tỷ USD. Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ quý 1/2008. Trong đó, nợ thế chấp nhà tăng 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 9,4 nghìn tỷ USD, đánh dấu quý tăng đầu tiên kể từ quý 1/2009.
“Quá trình giảm nợ có vẻ như đang giảm tốc”, chuyên gia kinh tế Michael Feroli thuộc ngân hàng JPMorgan ở New York nhận xét.
Tuy nợ của các hộ gia đình Mỹ tăng trong quý 3, tỷ lệ nợ/thu nhập của các hộ gia đình ở nước này giảm còn 99%. Đầu năm 2009, tỷ lệ nợ/thu nhập của các hộ gia đình Mỹ đạt đỉnh 122%.
“Vấn đề nằm ở chỗ, liệu đây là một diễn biến tích cực hay tiêu cực cho nền kinh tế. Tỷ lệ nợ/thu nhập thấp hơn có thể khiến các hộ gia đình chi tiêu dễ dàng hơn. Nhưng tỷ lệ này giảm cũng là một dấu hiệu cho thấy, sau khủng hoảng, các gia đình không còn muốn giữ mức nợ cao như trước kia”, ông Paul Edelstein, chuyên gia kinh tế trưởng của hãng nghiên cứu IHS Global Insight, nhận định.
Thống kê của FED cũng cho thấy, trong quý 3, các doanh nghiệp ở Mỹ có dự trữ tiền mặt là 1,93 nghìn tỷ USD, so với mức 1,81 nghìn tỷ USD trong quý 2.
Hãng tin Reuters dẫn số liệu do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố cho biết, tổng giá trị tài sản ròng của các hộ gia đình Mỹ đã tăng thêm 1,9 nghìn tỷ USD trong quý 3, lên mức 77,3 nghìn tỷ USD, mức cao nhất kể từ khi thống kê này bắt đầu được thực hiện vào năm 1945. Tính đến quý 3, tài sản của các hộ gia đình Mỹ đã có 9 quý tăng liên tục.
Sự gia tăng giá trị tài sản này là tích cực, nhưng các chuyên gia kinh tế vẫn tỏ ra thận trọng và cho rằng, sự gia tăng như vậy chỉ đem đến lợi ích chủ yếu cho bộ phận dân số nắm giữ chứng khoán và bất động sản.
“Từ góc độ tiêu dùng, chỉ những người nắm giữ chứng khoán cảm nhận rõ rệt nhất sự gia tăng trong giá trị tài sản ròng. Người Mỹ nói chung vẫn còn một chặng đường dài phải đi để thực sự ‘khỏe’ về tài chính”, ông Jacob Oubina, chuyên gia kinh tế cấp cao thuộc công ty RBC Capital Markets ở New York, đánh giá.
Trong quý 3, giá trị của bất động sản là nhà ở mà các hộ gia đình Mỹ nắm giữ tăng thêm 428 tỷ USD còn giá trị chứng chỉ quỹ và chứng chỉ quỹ tương hộ tăng thêm 917 tỷ USD - theo số liệu từ FED.
Suốt mấy năm qua, FED áp dụng chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo để thúc đẩy sự phục hồi tăng trưởng sau cuộc suy thoái 2007-2009. Những nỗ lực này đã đưa thị trường nhà đất Mỹ ấm dần lên và thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm lên mức kỷ lục trong thời gian gần đây.
Thị trường nhà đất khởi sắc giúp các gia đình ở Mỹ dễ vay tiền thế chấp nhà hơn. Cùng với đó, giá trị tài sản tăng cũng khiến người tiêu dùng ở nước này cảm thấy thoải mái hơn trong việc chi tiêu. Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, người tiêu dùng chỉ tiêu một phần nhỏ trong số tiền gia tăng thêm trong giá trị tài sản của gia đình. Trong thời gian suy thoái, người tiêu dùng Mỹ đã “thắt lưng buộc bụng” mạnh mẽ khi thấy mình ngập trong nợ nần vì thói quen chi tiêu thoải mái trước đó.
Theo số liệu mà FED đưa ra, đến nay người Mỹ có vẻ đã “chán” cảnh hạn chế chi tiêu như trong mấy năm qua, dù chưa dám chi mạnh. Nợ của các hộ gia đình đã tăng với tốc độ 3%/năm trong quý 3 vừa qua, lên mức 13,1 nghìn tỷ USD. Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ quý 1/2008. Trong đó, nợ thế chấp nhà tăng 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 9,4 nghìn tỷ USD, đánh dấu quý tăng đầu tiên kể từ quý 1/2009.
“Quá trình giảm nợ có vẻ như đang giảm tốc”, chuyên gia kinh tế Michael Feroli thuộc ngân hàng JPMorgan ở New York nhận xét.
Tuy nợ của các hộ gia đình Mỹ tăng trong quý 3, tỷ lệ nợ/thu nhập của các hộ gia đình ở nước này giảm còn 99%. Đầu năm 2009, tỷ lệ nợ/thu nhập của các hộ gia đình Mỹ đạt đỉnh 122%.
“Vấn đề nằm ở chỗ, liệu đây là một diễn biến tích cực hay tiêu cực cho nền kinh tế. Tỷ lệ nợ/thu nhập thấp hơn có thể khiến các hộ gia đình chi tiêu dễ dàng hơn. Nhưng tỷ lệ này giảm cũng là một dấu hiệu cho thấy, sau khủng hoảng, các gia đình không còn muốn giữ mức nợ cao như trước kia”, ông Paul Edelstein, chuyên gia kinh tế trưởng của hãng nghiên cứu IHS Global Insight, nhận định.
Thống kê của FED cũng cho thấy, trong quý 3, các doanh nghiệp ở Mỹ có dự trữ tiền mặt là 1,93 nghìn tỷ USD, so với mức 1,81 nghìn tỷ USD trong quý 2.