Người nghèo không nhà, nỗi lo của châu Á
Giá nhà đất ở nhiều thành phố lớn trên khắp châu Á cao chót vót, đẩy ước mơ có nhà ngày càng xa tầm tay của những người nghèo
Giá nhà đất ở nhiều thành phố lớn trên khắp châu Á cao chót vót, đẩy ước mơ có nhà ngày càng xa tầm tay của những người nghèo. Tạp chí Forbes của Mỹ bình luận, số người không có nhà ở gia tăng đã trở thành một vấn đề nan giải của không ít quốc gia tại châu lục này.
Có một thực tế là, khi các quốc gia ở khu vực Đông Á ngày càng giàu lên, thì số người không có nhà lại càng tăng, đặc biệt là ở các thành phố có tốc độ phát triển cao. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Trung Quốc, giá nhà tính theo m2 đã tăng gấp đôi trong thập kỷ vừa qua.
Nghiên cứu của hãng tư vấn Demographia đã chỉ ra, tỷ lệ giữa giá nhà và thu nhập của người dân ở những “điểm nóng” bất động sản như Singapore và Hồng Kông, hiện cao thứ nhì trong số những đô thị lớn nhất thế giới, đồng thời cao hơn ít nhất 50% so với các thành phố như New York, San Francisco, Toronto, Sydney hay London.
Có một số nhân tố lý giải cho mức giá nhà cao chóng mặt ở các thị trường này. Phần lớn các thành phố lớn của châu Á đã và đang trải qua thời kỳ phát triển kinh tế thịnh vượng, với tốc độ tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng dân số nhanh hơn hẳn so với các thành phố phương Tây. Trong thập kỷ qua, dân số của thành phố lớn nhất Trung Quốc là Thượng Hải, đã tăng 35%, nghĩa là tăng thêm gần 6 triệu người.
Riêng mức tăng này đã lớn hơn dân số của bất kỳ thành phố nào của Tây Âu ngoài London Paris và Essen-Dusseldrf. Dân số của Singapore cũng tăng thêm 20%, một tốc độ tăng chỉ kém thành phố Atlanta của Mỹ nếu so sánh giữa các đô thị có trên 4 triệu dân của các quốc gia phát triển.
Tình trạng leo thang của giá nhà tại các thành phố lớn châu Á thời gian gần đây, nhất là ở những thành phố giàu có, còn xuất phát từ sự dư thừa thanh khoản, lãi suất thấp và lạm phát tăng - theo nhận định của bà Cheong Koon Hean, CEO của Cơ quan Nhà ở và phát triển Singapore. Theo bà Cheong, yếu tố “tâm lý bầy đàn”, trong đó người dân thi nhau đầu tư vào nhà đất để chống lạm phát, cũng là một nhân tố tác động mạnh tới thị trường.
Quan niệm truyền thống của người Trung Quốc đối với quyền sở hữu nhà ở và đất đai càng “tăng nhiệt” cho thị trường bất động sản. Một blogger ở Nam Kinh là Lisa Gu có viết trên blog của cô rằng: “Có nhà là mong ước cả đời của hầu hết công dân Trung Quốc”.
Tại Trung Quốc đại lục, cuộc đua để có nhà thêm phần căng thẳng do mạng lưới an sinh xã hội còn mỏng, cộng thêm việc người dân chưa thực sự tin tưởng vào các kênh đầu tư khác như chứng khoán hay trái phiếu. “Ngoài nhà đất, Trung Quốc còn thiếu những kênh đầu tư tốt. Người dân thích mua bất động sản vì họ vẫn chưa tin tưởng vào những thứ khác”, ông Han Hui, chuyên gia cao cấp của một công ty luật bất động sản ở Bắc Kinh, nói với phóng viên Forbes.
Vì bất kỳ lý do gì, thì tình trạng giá nhà cao ở châu Á đang làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng ở nhiều thành phố thuộc châu lục này. Nhà ở đang là chuyện “đau đầu” của hàng triệu người dân, nhất là thế hệ trẻ. Lisa Gu cho biết, “giá nhà” là cụm từ xếp thứ ba trong 10 cụm từ được các công dân mạng của Trung Quốc sử dụng nhiều nhất. Cô cũng cho hay, nhiều người trẻ Trung Quốc đã từ bỏ ước mơ có nhà trước khi kết hôn và về sống chung tại các căn nhà thuê. Đây được gọi là “hôn nhân tay trắng”.
Đối với những người trẻ có nghề nghiệp tốt, việc chưa có nhà chỉ là vấn đề tạm thời, tuy có thể trở thành một vấn đề lớn hơn khi họ có tuổi. Một số người tìm cách “tránh” những thành phố nơi giá cả quá đắt đỏ như Bắc Kinh hoặc Thượng Hải và chọn tới sống ở những đô thị nhỏ hơn như Thành Đô.
Thành phố này là một trung tâm công nghệ đang lên của Trung Quốc, nhưng có giá nhà chỉ bằng 1/3 so với ở các thành phố lớn nhất của nước này. Mức lương ở Thành Đô tuy thấp hơn, nhưng người dân có thể sống thoải mái hơn so với ở các đô thị khác vì giá cả “mềm” hơn.
Còn đối với hàng triệu người nghèo hơn của Trung Quốc, bao gồm giới lao động nhập cư, cơn sốt nhà là một vấn đề nghiêm trọng. Phần lớn những người này di chuyển tới các thành phố lớn, nhất là ở khu vực phía Đông, để tìm kiếm cơ hội làm việc và chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Thống kê mới đây cho thấy, tăng trưởng dân số ròng ở Bắc Kinh và Thượng Hải không xuất phát chủ yếu từ dân nhập cư không có hộ khẩu, thay vì cư dân có hộ khẩu của thành phố này. Người nhập cư hiện chiếm tới khoảng 1/3 dân số tại các đô thị hàng đầu của Trung Quốc.
Cuộc sống của những người nông dân không đất này tại các thành phố lớn có thể sẽ càng chật vật hơn khi có thêm nhiều đất đai được dùng cho việc phát triển đô thị và công nghiệp. Hoạt động đầu cơ nhà đất của những người giàu có sẽ càng khiến mục tiêu có nhà của người nghèo khó thành hiện thực.
Để hạn chế sự tăng giá trên thị trường bất động sản, Trung Quốc thời gian qua đã áp dụng nhiều biện pháp mạnh, bao gồm thử nghiệm thuế bất động sản đánh vào những người mua căn hộ thứ hai trở lên, siết chặt tín dụng, tăng nguồn cung nhà cho người có thu nhập thấp…
Theo bình luận của Forbes, nếu không được giải quyết, cơn sốt nhà đất sẽ kéo lùi tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng hiện nay của Đông Á, trong khi đây đang là khu vực đầu tàu của kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, giá nhà cao còn tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn xã hội và có thể đã trở thành nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng ở những nền kinh tế như Singapore, Đài Loan và Hàn Quốc “ngại” sinh con.
Có một thực tế là, khi các quốc gia ở khu vực Đông Á ngày càng giàu lên, thì số người không có nhà lại càng tăng, đặc biệt là ở các thành phố có tốc độ phát triển cao. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Trung Quốc, giá nhà tính theo m2 đã tăng gấp đôi trong thập kỷ vừa qua.
Nghiên cứu của hãng tư vấn Demographia đã chỉ ra, tỷ lệ giữa giá nhà và thu nhập của người dân ở những “điểm nóng” bất động sản như Singapore và Hồng Kông, hiện cao thứ nhì trong số những đô thị lớn nhất thế giới, đồng thời cao hơn ít nhất 50% so với các thành phố như New York, San Francisco, Toronto, Sydney hay London.
Có một số nhân tố lý giải cho mức giá nhà cao chóng mặt ở các thị trường này. Phần lớn các thành phố lớn của châu Á đã và đang trải qua thời kỳ phát triển kinh tế thịnh vượng, với tốc độ tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng dân số nhanh hơn hẳn so với các thành phố phương Tây. Trong thập kỷ qua, dân số của thành phố lớn nhất Trung Quốc là Thượng Hải, đã tăng 35%, nghĩa là tăng thêm gần 6 triệu người.
Riêng mức tăng này đã lớn hơn dân số của bất kỳ thành phố nào của Tây Âu ngoài London Paris và Essen-Dusseldrf. Dân số của Singapore cũng tăng thêm 20%, một tốc độ tăng chỉ kém thành phố Atlanta của Mỹ nếu so sánh giữa các đô thị có trên 4 triệu dân của các quốc gia phát triển.
Tình trạng leo thang của giá nhà tại các thành phố lớn châu Á thời gian gần đây, nhất là ở những thành phố giàu có, còn xuất phát từ sự dư thừa thanh khoản, lãi suất thấp và lạm phát tăng - theo nhận định của bà Cheong Koon Hean, CEO của Cơ quan Nhà ở và phát triển Singapore. Theo bà Cheong, yếu tố “tâm lý bầy đàn”, trong đó người dân thi nhau đầu tư vào nhà đất để chống lạm phát, cũng là một nhân tố tác động mạnh tới thị trường.
Quan niệm truyền thống của người Trung Quốc đối với quyền sở hữu nhà ở và đất đai càng “tăng nhiệt” cho thị trường bất động sản. Một blogger ở Nam Kinh là Lisa Gu có viết trên blog của cô rằng: “Có nhà là mong ước cả đời của hầu hết công dân Trung Quốc”.
Tại Trung Quốc đại lục, cuộc đua để có nhà thêm phần căng thẳng do mạng lưới an sinh xã hội còn mỏng, cộng thêm việc người dân chưa thực sự tin tưởng vào các kênh đầu tư khác như chứng khoán hay trái phiếu. “Ngoài nhà đất, Trung Quốc còn thiếu những kênh đầu tư tốt. Người dân thích mua bất động sản vì họ vẫn chưa tin tưởng vào những thứ khác”, ông Han Hui, chuyên gia cao cấp của một công ty luật bất động sản ở Bắc Kinh, nói với phóng viên Forbes.
Vì bất kỳ lý do gì, thì tình trạng giá nhà cao ở châu Á đang làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng ở nhiều thành phố thuộc châu lục này. Nhà ở đang là chuyện “đau đầu” của hàng triệu người dân, nhất là thế hệ trẻ. Lisa Gu cho biết, “giá nhà” là cụm từ xếp thứ ba trong 10 cụm từ được các công dân mạng của Trung Quốc sử dụng nhiều nhất. Cô cũng cho hay, nhiều người trẻ Trung Quốc đã từ bỏ ước mơ có nhà trước khi kết hôn và về sống chung tại các căn nhà thuê. Đây được gọi là “hôn nhân tay trắng”.
Đối với những người trẻ có nghề nghiệp tốt, việc chưa có nhà chỉ là vấn đề tạm thời, tuy có thể trở thành một vấn đề lớn hơn khi họ có tuổi. Một số người tìm cách “tránh” những thành phố nơi giá cả quá đắt đỏ như Bắc Kinh hoặc Thượng Hải và chọn tới sống ở những đô thị nhỏ hơn như Thành Đô.
Thành phố này là một trung tâm công nghệ đang lên của Trung Quốc, nhưng có giá nhà chỉ bằng 1/3 so với ở các thành phố lớn nhất của nước này. Mức lương ở Thành Đô tuy thấp hơn, nhưng người dân có thể sống thoải mái hơn so với ở các đô thị khác vì giá cả “mềm” hơn.
Còn đối với hàng triệu người nghèo hơn của Trung Quốc, bao gồm giới lao động nhập cư, cơn sốt nhà là một vấn đề nghiêm trọng. Phần lớn những người này di chuyển tới các thành phố lớn, nhất là ở khu vực phía Đông, để tìm kiếm cơ hội làm việc và chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Thống kê mới đây cho thấy, tăng trưởng dân số ròng ở Bắc Kinh và Thượng Hải không xuất phát chủ yếu từ dân nhập cư không có hộ khẩu, thay vì cư dân có hộ khẩu của thành phố này. Người nhập cư hiện chiếm tới khoảng 1/3 dân số tại các đô thị hàng đầu của Trung Quốc.
Cuộc sống của những người nông dân không đất này tại các thành phố lớn có thể sẽ càng chật vật hơn khi có thêm nhiều đất đai được dùng cho việc phát triển đô thị và công nghiệp. Hoạt động đầu cơ nhà đất của những người giàu có sẽ càng khiến mục tiêu có nhà của người nghèo khó thành hiện thực.
Để hạn chế sự tăng giá trên thị trường bất động sản, Trung Quốc thời gian qua đã áp dụng nhiều biện pháp mạnh, bao gồm thử nghiệm thuế bất động sản đánh vào những người mua căn hộ thứ hai trở lên, siết chặt tín dụng, tăng nguồn cung nhà cho người có thu nhập thấp…
Theo bình luận của Forbes, nếu không được giải quyết, cơn sốt nhà đất sẽ kéo lùi tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng hiện nay của Đông Á, trong khi đây đang là khu vực đầu tàu của kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, giá nhà cao còn tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn xã hội và có thể đã trở thành nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng ở những nền kinh tế như Singapore, Đài Loan và Hàn Quốc “ngại” sinh con.