Người nước ngoài không được cư trú tại khu vực biên giới
Nhiều nội dung của dự thảo Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam đã được chỉnh sửa
Để thống nhất với quy định của Luật Biên giới quốc gia, dự thảo Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam đã quy định người nước ngoài không được cư trú tại khu vực biên giới.
Đây là thông tin được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết tại báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật vừa được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
Theo báo cáo, nhiều nội dung của dự thảo luật đã được tiếp thu, chỉnh sửa, trong đó có quy định người nước ngoài tạm trú tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và khu vực biên giới.
Thảo luận tại kỳ họp thứ sáu, một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị quy định cụ thể việc cư trú của người nước ngoài tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển, khu vực biên giới và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Tiếp thu ý kiến này, dự thảo luật đã bổ sung điều 35 quy định về tạm trú tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và khu vực biên giới , báo cáo nêu rõ.
Theo đó, người nước ngoài được tạm trú ở cơ sở lưu trú tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển và thực hiện việc khai báo tạm trú theo quy định của luật này.
Và, người nước ngoài không được cư trú tại khu vực biên giới. Đối với thị trấn, thị xã, thành phố, khu du lịch, dịch vụ, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, khu kinh tế khác được mở ra có liên quan đến khu vực biên giới thì người nước ngoài được tạm trú tại cơ sở lưu trú và thực hiện việc khai báo tạm trú theo quy định của luật.
Liên quan đến điều kiện nhập cảnh, ở kỳ họp thứ 6 của Quốc hội có ý kiến đề nghị bổ sung trường hợp người bảo vệ nền hòa bình mà bị bức hại nếu có yêu cầu thì được nhập cảnh và cư trú tại Việt Nam, vì Hiến pháp đã quy định vấn đề này.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, hiện nay Việt Nam chưa tham gia công ước về người tị nạn và đây là vấn đề mới, cần tiếp tục được nghiên cứu. Vì vậy, đề nghị Quốc hội chưa bổ sung quy định này vào trong dự thảo luật.
Tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo luật cũng đã bổ sung thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong việc quyết định chưa cho nhập cảnh đối với một số trường hợp vì lý do quốc phòng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay.
Ngoài ra, dự thảo cũng đã bổ sung trường hợp cha, mẹ nuôi là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam được bảo lãnh con nuôi là người nước ngoài nhập cảnh và thường trú ở Việt Nam.
Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng không nên mở rộng diện bảo lãnh đến ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại được bảo lãnh cho cháu là người nước ngoài vào thường trú tại Việt Nam như ý kiến một số vị đại biểu.
Tại kỳ họp thứ 7 sẽ khai mạc vào ngày 20/5 tới đây, Quốc hội sẽ xem xét thông qua Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Đây là thông tin được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết tại báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật vừa được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
Theo báo cáo, nhiều nội dung của dự thảo luật đã được tiếp thu, chỉnh sửa, trong đó có quy định người nước ngoài tạm trú tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và khu vực biên giới.
Thảo luận tại kỳ họp thứ sáu, một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị quy định cụ thể việc cư trú của người nước ngoài tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển, khu vực biên giới và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Tiếp thu ý kiến này, dự thảo luật đã bổ sung điều 35 quy định về tạm trú tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và khu vực biên giới , báo cáo nêu rõ.
Theo đó, người nước ngoài được tạm trú ở cơ sở lưu trú tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển và thực hiện việc khai báo tạm trú theo quy định của luật này.
Và, người nước ngoài không được cư trú tại khu vực biên giới. Đối với thị trấn, thị xã, thành phố, khu du lịch, dịch vụ, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, khu kinh tế khác được mở ra có liên quan đến khu vực biên giới thì người nước ngoài được tạm trú tại cơ sở lưu trú và thực hiện việc khai báo tạm trú theo quy định của luật.
Liên quan đến điều kiện nhập cảnh, ở kỳ họp thứ 6 của Quốc hội có ý kiến đề nghị bổ sung trường hợp người bảo vệ nền hòa bình mà bị bức hại nếu có yêu cầu thì được nhập cảnh và cư trú tại Việt Nam, vì Hiến pháp đã quy định vấn đề này.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, hiện nay Việt Nam chưa tham gia công ước về người tị nạn và đây là vấn đề mới, cần tiếp tục được nghiên cứu. Vì vậy, đề nghị Quốc hội chưa bổ sung quy định này vào trong dự thảo luật.
Tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo luật cũng đã bổ sung thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong việc quyết định chưa cho nhập cảnh đối với một số trường hợp vì lý do quốc phòng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay.
Ngoài ra, dự thảo cũng đã bổ sung trường hợp cha, mẹ nuôi là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam được bảo lãnh con nuôi là người nước ngoài nhập cảnh và thường trú ở Việt Nam.
Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng không nên mở rộng diện bảo lãnh đến ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại được bảo lãnh cho cháu là người nước ngoài vào thường trú tại Việt Nam như ý kiến một số vị đại biểu.
Tại kỳ họp thứ 7 sẽ khai mạc vào ngày 20/5 tới đây, Quốc hội sẽ xem xét thông qua Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.