Người nước ngoài mua bán nhà: “Thủ tục như công dân trong nước”
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam với báo giới xung quanh việc người nước ngoài mua bán nhà ở Việt Nam
Ngày 25/6, tại cuộc họp báo công bố nghị quyết về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam đã trả lời nhiều câu hỏi của báo chí xung quanh nghị quyết này.
Ông Nguyễn Trần Nam cho biết: Kể từ 1/1/2009, khi nghị quyết có hiệu lực, Nhà nước sẽ cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu căn hộ chung cư trong các dự án phát triển nhà ở thương mại. Chúng tôi dự tính sẽ có khoảng 10.000 người nước ngoài có đủ điều kiện mua nhà ở tại Việt Nam.
Thủ tục mua bán nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài được áp dụng như đối với công dân ở trong nước, và các tranh chấp về nhà ở sẽ được giải quyết theo các qui định của pháp luật Việt Nam.
Nghị quyết này có thời hạn thực hiện trong năm năm, khi nghị quyết hết hiệu lực thì các chủ sở hữu nhà ở vẫn được sở hữu nhà ở theo thời hạn đã ghi trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không có chức năng kinh doanh bất động sản cũng là đối tượng được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Vậy quyền và nghĩa vụ của đối tượng này có khác gì với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang kinh doanh bất động sản tại Việt Nam?
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà không có chức năng kinh doanh bất động sản được quyền mua và sở hữu một hoặc một số căn hộ chung cư tại các dự án phát triển nhà ở thương mại tại Việt Nam, và chỉ được sử dụng căn hộ để bố trí cho những người đang làm việc tại doanh nghiệp đó ở, không được cho thuê hoặc sử dụng vào mục đích khác.
Trong khi đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có chức năng kinh doanh bất động sản được đầu tư xây nhà ở để bán, nghĩa là được kinh doanh nhưng không được sở hữu. Nếu đầu tư xây nhà ở nhưng không bán mà cho thuê thì được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, nhưng giấy sở hữu này có thời hạn và phù hợp với thời hạn ghi trong giấy phép đầu tư.
Khi hết thời hạn, nếu không bán mà đang cho thuê thì không được cho thuê tiếp mà phải bàn giao cho Việt Nam. Nếu bán thì giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà sẽ cấp cho người mua chứ không phải cho doanh nghiệp.
Bộ Xây dựng đánh giá thế nào về những tác động lên thị trường bất động sản khi nghị quyết này có hiệu lực thi hành?
Hiện nay nhu cầu trên thị trường bất động sản rất lớn, trong khi đó nguồn cung lại đang bị hạn chế bởi nhiều lẽ. Vì vậy đã có e ngại khi cho người nước ngoài mua nhà sẽ lấn vào phân khúc hàng hóa trên thị trường bất động sản, trong khi chúng ta còn chưa làm đủ cung trong nước.
Tuy nhiên, thực tế người nước ngoài chủ yếu mua chung cư cao cấp. Hằng năm, khoảng 30 triệu m2 nhà ở được xây dựng trên toàn quốc, trong đó có khoảng 9 triệu m2 căn hộ chung cư đô thị, như vậy việc chưa đến 10.000 người nước ngoài mua nhà và mua rải rác trong năm năm sẽ không có tác động lớn lên thị trường bất động sản.
Ông Nguyễn Trần Nam cho biết: Kể từ 1/1/2009, khi nghị quyết có hiệu lực, Nhà nước sẽ cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu căn hộ chung cư trong các dự án phát triển nhà ở thương mại. Chúng tôi dự tính sẽ có khoảng 10.000 người nước ngoài có đủ điều kiện mua nhà ở tại Việt Nam.
Thủ tục mua bán nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài được áp dụng như đối với công dân ở trong nước, và các tranh chấp về nhà ở sẽ được giải quyết theo các qui định của pháp luật Việt Nam.
Nghị quyết này có thời hạn thực hiện trong năm năm, khi nghị quyết hết hiệu lực thì các chủ sở hữu nhà ở vẫn được sở hữu nhà ở theo thời hạn đã ghi trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không có chức năng kinh doanh bất động sản cũng là đối tượng được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Vậy quyền và nghĩa vụ của đối tượng này có khác gì với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang kinh doanh bất động sản tại Việt Nam?
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà không có chức năng kinh doanh bất động sản được quyền mua và sở hữu một hoặc một số căn hộ chung cư tại các dự án phát triển nhà ở thương mại tại Việt Nam, và chỉ được sử dụng căn hộ để bố trí cho những người đang làm việc tại doanh nghiệp đó ở, không được cho thuê hoặc sử dụng vào mục đích khác.
Trong khi đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có chức năng kinh doanh bất động sản được đầu tư xây nhà ở để bán, nghĩa là được kinh doanh nhưng không được sở hữu. Nếu đầu tư xây nhà ở nhưng không bán mà cho thuê thì được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, nhưng giấy sở hữu này có thời hạn và phù hợp với thời hạn ghi trong giấy phép đầu tư.
Khi hết thời hạn, nếu không bán mà đang cho thuê thì không được cho thuê tiếp mà phải bàn giao cho Việt Nam. Nếu bán thì giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà sẽ cấp cho người mua chứ không phải cho doanh nghiệp.
Bộ Xây dựng đánh giá thế nào về những tác động lên thị trường bất động sản khi nghị quyết này có hiệu lực thi hành?
Hiện nay nhu cầu trên thị trường bất động sản rất lớn, trong khi đó nguồn cung lại đang bị hạn chế bởi nhiều lẽ. Vì vậy đã có e ngại khi cho người nước ngoài mua nhà sẽ lấn vào phân khúc hàng hóa trên thị trường bất động sản, trong khi chúng ta còn chưa làm đủ cung trong nước.
Tuy nhiên, thực tế người nước ngoài chủ yếu mua chung cư cao cấp. Hằng năm, khoảng 30 triệu m2 nhà ở được xây dựng trên toàn quốc, trong đó có khoảng 9 triệu m2 căn hộ chung cư đô thị, như vậy việc chưa đến 10.000 người nước ngoài mua nhà và mua rải rác trong năm năm sẽ không có tác động lớn lên thị trường bất động sản.