Người quyền lực nhất trên thị trường vốn Hàn Quốc
Tập đoàn tài chính Mirae Asset do Park Hyeon Joo sáng lập hiện đang kiểm soát 30% tổng giá trị của các quỹ tương hỗ cổ phiếu ở Hàn Quốc
Rất ít các nhà tài chính như Park Hyeon Joo sớm dự đoán được sức tàn phá ghê gớm của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 10 năm trước đây đối với Hàn Quốc.
Tuy nhiên, sau thời kỳ suy thoái kinh tế đó, những cơ hội mới lại đến, và Park cũng lại là người sớm đoán biết được điều đó.
Ngày nay, Park chính là nhân vật quyền lực nhất trong ngành tài chính Hàn Quốc. Tập đoàn tài chính Mirae Asset do ông sáng lập vào những ngày đen tối nhất của năm 1997 hiện đang kiểm soát 30% tổng giá trị của các quỹ tương hỗ cổ phiếu ở nước này. Trước khi thành lập nên Mirae Asset, Park là một nhà môi giới vào hàng “sao” tại một công ty môi giới chứng khoán của Hàn Quốc.
Sự vươn lên từ khủng hoảng của Park được coi là hình mẫu của loại hình đầu tư nhỏ lẻ mới, một trong những lĩnh vực nhiều triển vọng nhất của Hàn Quốc hiện nay. Các nhà đầu tư nhỏ trước đây vốn thường xa lánh cổ phiếu và đầu tư vào các loại trái phiếu hay gửi ngân hàng giờ đây đang đổ xô đi đăng ký tại các quỹ chứng khoán. Tổng giá trị của các quỹ này đã tăng từ mức 9,3 tỷ USD vào năm 2004 lên mức 78,3 tỷ USD hiện nay.
“Mirae Asset chính là chất xúc tác cho sự bùng nổ này, và Park xứng đáng là người được ca ngợi,” Lee Chang Hee, một chuyên gia phân tích tài chính tại công ty chứng khoán Daiwa Securities nói.
Mirae hiện đang là trung tâm của những xu hướng chính trên thị trường vốn Hàn Quốc. Với mức lợi nhuận cao trong nhiều năm liên tục, Mirae đã thuyết phục giới nhà đầu tư cá nhân rằng, Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc không còn là một sân chơi lừa gạt được điều khiển bởi tay trong và những tập đoàn công nghiệp mạnh của nước này nữa.
Chính tập đoàn tài chính của Park đã đi đầu trong việc thúc đẩy việc thành lập các quỹ tương hỗ tại Hàn Quốc, trong đó, người lao động được trả lương bỏ ra một phần trong thu nhập hàng tháng của họ để đầu tư vào cổ phiếu, thay vì một lúc bỏ ra một khoản tiền lớn để đổ vào một công ty quản lý quỹ nào đó.
Cũng nhờ các quỹ cổ phiếu nước ngoài được đánh giá cao của Mirae, các nhà đầu tư chứng khoán Hàn Quốc cũng đã cảm thấy thoải mái hơn khi đầu tư ở thị trường ngoài nước nhằm bù đắp cho những suy giảm ở thị trường trong nước.
Những thuận lợi ở thị trường trong nước
Park cho rằng ông có được thành công ngày hôm nay là nhờ việc cuộc khủng hoảng 1997 đã mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư bên ngoài vào cạnh tranh, cũng như các tiêu chuẩn được công nhận toàn cầu về tính minh bạch và các hành vi đầu tư.
“Tôi tin tưởng rằng việc cải tổ sẽ cải thiện nhiều sức mạnh tài chính và lợi nhuận từ chứng khoán của các công ty Hàn Quốc. Tôi tin vào xu hướng dài hạn được kỳ vọng này,” Park nói.
Những cải cách mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng đã buộc các công ty Hàn Quốc phải sắp xếp lại các hoạt động kinh doanh cồng kềnh của họ, tăng cường tính minh bạch để chấm dứt kiểu “kế toán sáng tạo,” và tập trung nhiều hơn vào việc tăng cường khả năng đem lại lợi nhuận.
Kết quả của những cải cách trên thật khả quan. Thống kê của Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI) cho thấy, mức lợi nhuận bình quân của cổ phiếu các công ty niêm yết của Hàn Quốc đã đạt mức 2 con số trong 4 năm qua, so với mức 3,2% vào thời điểm năm 1996. “Trước đây, không có nhiều lý do để người Hàn Quốc đầu tư vào chứng khoán,” Lim Kyung Mook, một chuyên gia về thị trường vốn tại KDI nói.
Thêm vào đó, sự xuất hiện của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường tài chính Hàn Quốc cũng đem đến những thay đổi. “Chiến lược tiếp cận dài hạn của các quỹ quản lý tài sản nước ngoài đã cho người dân Hàn Quốc thấy rằng, lợi nhuận sẽ lớn nếu họ bỏ tiền vào các quỹ đầu tư chứng khoán,” ông Lim nói.
Một yếu tố nữa là giai đoạn lãi suất tín dụng thấp. Các tổ chức tài chính của Hàn Quốc, sau khi duy trì mức lãi suất hai con số trong những năm 1990 để khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng, đã cắt giảm lãi suất xuống còn 3,5% đến 6% trong những năm gần đây.
Lãi suất sụt giảm mạnh và tình hình lão hóa của dân số Hàn Quốc đã thúc đẩy tầng lớp trung lưu ở nước này tìm kiếm lĩnh vực đầu tư tốt hơn để chuẩn bị cho tuổi hưu trí của họ.
Người Hàn Quốc từ đó đã đầu tư mạnh vào chứng khoán. Tình hình lợi nhuận được cải thiện của các công ty và dòng vốn 69 tỷ USD đổ vào thị trường chứng khoán trong ba năm qua đã khiến chỉ số Kospi của sở giao dịch chứng khoán Seoul đạt mức kỷ lục 2005,02 vào ngày 24/7 vừa qua, cao gấp đôi so với thời điểm tháng 2/2005, mặc dù sau đó chỉ số này có giảm xuống do tác động tiêu cực từ thị trường chứng khoán Mỹ.
Dĩ nhiên, Mirae là người hưởng lợi lớn từ cuộc bùng nổ này. Hàng tháng, có tới 3 triệu người Hàn Quốc bỏ một phần trong thu nhập hàng tháng của họ vào các quỹ đầu tư chứng khoán của Mirae. Điều này đồng nghĩa với mỗi tuần, lượng vốn mới đổ vào Mirae là 760 triệu USD.
Mức lợi nhuận bình quân của chứng chỉ quỹ thời hạn 3 năm của Mirae là 241% so với mức tăng 99% của Kospi, chứng chỉ thời hạn 7 năm là 744% so với mức tăng 238% của Kospi.
“Không một công ty nào khác hiểu thấu đáo về sự chuyển biến lớn trong loại hình đầu tư nhỏ lẻ cũng như có được sự nhất quán trong việc thực thi chiến lược dài hạn của mình như Mirae,” Kang Shin Woo, một chuyên gia trong lĩnh vực quản lý đầu tư của Hàn Quốc thừa nhận.
Chẳng hạn, Mirae từ chối vạch ra một kế hoạch trong đó các quỹ sẽ bị giải tán một khi lợi nhuận mục tiêu đã đạt được. Bộ phận môi giới của Park cũng từ chối cung cấp lời khuyên cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ tìm cách tự mình đầu tư thay vì gia nhập vào một quỹ tương hỗ.
Thay vào đó, vào năm 2001, Park bắt đầu xây dựng một bản lưu thành tích hoạt động 3 năm nhằm thuyết phục các nhà đầu tư rằng, những khoản đầu tư dài hạn sẽ đem đến cho họ lợi nhuận cao hơn. Sau đó, mỗi năm, ông bỏ ra nhiều triệu USD để quảng bá cho thương hiệu của tập đoàn, và từ năm 2004, quảng cáo các quỹ dạng trả góp hiện đang đóng vai trò vô cùng quan trọng trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc.
Thách thức
Có một vấn đề đáng phải quan tâm là sự thống lĩnh ngày càng tăng của Mirae trong ngành tài chính Hàn Quốc và ảnh hưởng quá lớn của tập đoàn này trên thị trường. Thị phần 30,4% của Mirae bằng với tổng thị phần của 5 quỹ quản lý tài sản lớn sau tập đoàn này. Chính phủ Hàn Quốc hiện không cho phép cấp phép cho một công ty quản lý quỹ mới, với lý do đã có 43 quỹ quản lý nhỏ hơn khác nắm giữ thị phần còn lại.
“Trừ phi một quỹ mới ra đời, có những thay đổi và phát triển trở thành một đối trọng, sự thống trị lớn hơn của Mirae có thể gây ra mối đe dọa về bóp méo giá cả,” chuyên gia Lim của KDI nói.
Một vấn đề không chắc chắn khác là Mirae vẫn chưa chứng tỏ được liệu tập đoàn này có xuất sắc hơn những tập đoàn khác khi thị trường không thuận lợi. Người đứng đầu một quỹ đầu tư của châu Âu nói: “Tính đến lúc này, Park và Mirae đã rất xuất sắc. Nhưng điểm yếu tiềm tàng của Mirae là tập đoàn này chưa bao giờ thực sự trải qua một thời kỳ tồi tệ nào. Nếu người không lồ này bán tháo cổ phiếu, hậu quả đối với đối với thị trường chứng khoán Hàn Quốc sẽ rất đáng sợ.”
Vươn xa trên thị trường thế giới
Câu trả lời của Park cho câu hỏi trên là chiến lược cạnh tranh với Fidelity Investments, công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới với phạm vi hoạt động toàn cầu. Theo Park, sự cạnh tranh này sẽ đem đến cho Mirae các phương tiện đầu tư đa dạng để quản lý rủi ro. Hiện tại, Mirae đã mở các chi nhánh tại Hồng Kông và Singapore, và đã thu hút được gần 9 tỷ USD để đầu tư vào Trung Quốc, Ấn Độ và các thị trường đang nổi lên.
Cho tới khi Mirae mở quỹ đầu tư nước ngoài đầu tiên vào năm 2005, phần lớn các khoản đầu tư chứng khoán của người Hàn Quốc đều được thực hiện các công ty quản lý tài sản nước ngoài như Fidelity, Prudential Financial, Schroders và HSBC. “Mục tiêu của chúng tôi là trở thành công ty quản lý quỹ uy tín nhất tại châu Á trong vòng 3 đến 5 năm tới,” Park nói. Mirae đang chuẩn bị mở văn phòng tại Việt Nam, Ấn Độ và London để mở rộng thị trường.
Hiện Mirae đang đầu khoảng 70% trong số 34 tỷ USD mà tập đoàn đang quản lý vào thị trường chứng khoán và sẽ đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình bằng cách đi vào các lĩnh vực như bất động sản, cổ phần tư nhân và các hoạt động quỹ phòng hộ. “Kế hoạch của tôi là bán nhiều sản phẩm châu Á cho các nhà đầu tư ở châu Mỹ và châu Âu trong vòng vài năm tới,” Park cho biết.
(Theo Business Week)
Tuy nhiên, sau thời kỳ suy thoái kinh tế đó, những cơ hội mới lại đến, và Park cũng lại là người sớm đoán biết được điều đó.
Ngày nay, Park chính là nhân vật quyền lực nhất trong ngành tài chính Hàn Quốc. Tập đoàn tài chính Mirae Asset do ông sáng lập vào những ngày đen tối nhất của năm 1997 hiện đang kiểm soát 30% tổng giá trị của các quỹ tương hỗ cổ phiếu ở nước này. Trước khi thành lập nên Mirae Asset, Park là một nhà môi giới vào hàng “sao” tại một công ty môi giới chứng khoán của Hàn Quốc.
Sự vươn lên từ khủng hoảng của Park được coi là hình mẫu của loại hình đầu tư nhỏ lẻ mới, một trong những lĩnh vực nhiều triển vọng nhất của Hàn Quốc hiện nay. Các nhà đầu tư nhỏ trước đây vốn thường xa lánh cổ phiếu và đầu tư vào các loại trái phiếu hay gửi ngân hàng giờ đây đang đổ xô đi đăng ký tại các quỹ chứng khoán. Tổng giá trị của các quỹ này đã tăng từ mức 9,3 tỷ USD vào năm 2004 lên mức 78,3 tỷ USD hiện nay.
“Mirae Asset chính là chất xúc tác cho sự bùng nổ này, và Park xứng đáng là người được ca ngợi,” Lee Chang Hee, một chuyên gia phân tích tài chính tại công ty chứng khoán Daiwa Securities nói.
Mirae hiện đang là trung tâm của những xu hướng chính trên thị trường vốn Hàn Quốc. Với mức lợi nhuận cao trong nhiều năm liên tục, Mirae đã thuyết phục giới nhà đầu tư cá nhân rằng, Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc không còn là một sân chơi lừa gạt được điều khiển bởi tay trong và những tập đoàn công nghiệp mạnh của nước này nữa.
Chính tập đoàn tài chính của Park đã đi đầu trong việc thúc đẩy việc thành lập các quỹ tương hỗ tại Hàn Quốc, trong đó, người lao động được trả lương bỏ ra một phần trong thu nhập hàng tháng của họ để đầu tư vào cổ phiếu, thay vì một lúc bỏ ra một khoản tiền lớn để đổ vào một công ty quản lý quỹ nào đó.
Cũng nhờ các quỹ cổ phiếu nước ngoài được đánh giá cao của Mirae, các nhà đầu tư chứng khoán Hàn Quốc cũng đã cảm thấy thoải mái hơn khi đầu tư ở thị trường ngoài nước nhằm bù đắp cho những suy giảm ở thị trường trong nước.
Những thuận lợi ở thị trường trong nước
Park cho rằng ông có được thành công ngày hôm nay là nhờ việc cuộc khủng hoảng 1997 đã mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư bên ngoài vào cạnh tranh, cũng như các tiêu chuẩn được công nhận toàn cầu về tính minh bạch và các hành vi đầu tư.
“Tôi tin tưởng rằng việc cải tổ sẽ cải thiện nhiều sức mạnh tài chính và lợi nhuận từ chứng khoán của các công ty Hàn Quốc. Tôi tin vào xu hướng dài hạn được kỳ vọng này,” Park nói.
Những cải cách mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng đã buộc các công ty Hàn Quốc phải sắp xếp lại các hoạt động kinh doanh cồng kềnh của họ, tăng cường tính minh bạch để chấm dứt kiểu “kế toán sáng tạo,” và tập trung nhiều hơn vào việc tăng cường khả năng đem lại lợi nhuận.
Kết quả của những cải cách trên thật khả quan. Thống kê của Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI) cho thấy, mức lợi nhuận bình quân của cổ phiếu các công ty niêm yết của Hàn Quốc đã đạt mức 2 con số trong 4 năm qua, so với mức 3,2% vào thời điểm năm 1996. “Trước đây, không có nhiều lý do để người Hàn Quốc đầu tư vào chứng khoán,” Lim Kyung Mook, một chuyên gia về thị trường vốn tại KDI nói.
Thêm vào đó, sự xuất hiện của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường tài chính Hàn Quốc cũng đem đến những thay đổi. “Chiến lược tiếp cận dài hạn của các quỹ quản lý tài sản nước ngoài đã cho người dân Hàn Quốc thấy rằng, lợi nhuận sẽ lớn nếu họ bỏ tiền vào các quỹ đầu tư chứng khoán,” ông Lim nói.
Một yếu tố nữa là giai đoạn lãi suất tín dụng thấp. Các tổ chức tài chính của Hàn Quốc, sau khi duy trì mức lãi suất hai con số trong những năm 1990 để khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng, đã cắt giảm lãi suất xuống còn 3,5% đến 6% trong những năm gần đây.
Lãi suất sụt giảm mạnh và tình hình lão hóa của dân số Hàn Quốc đã thúc đẩy tầng lớp trung lưu ở nước này tìm kiếm lĩnh vực đầu tư tốt hơn để chuẩn bị cho tuổi hưu trí của họ.
Người Hàn Quốc từ đó đã đầu tư mạnh vào chứng khoán. Tình hình lợi nhuận được cải thiện của các công ty và dòng vốn 69 tỷ USD đổ vào thị trường chứng khoán trong ba năm qua đã khiến chỉ số Kospi của sở giao dịch chứng khoán Seoul đạt mức kỷ lục 2005,02 vào ngày 24/7 vừa qua, cao gấp đôi so với thời điểm tháng 2/2005, mặc dù sau đó chỉ số này có giảm xuống do tác động tiêu cực từ thị trường chứng khoán Mỹ.
Dĩ nhiên, Mirae là người hưởng lợi lớn từ cuộc bùng nổ này. Hàng tháng, có tới 3 triệu người Hàn Quốc bỏ một phần trong thu nhập hàng tháng của họ vào các quỹ đầu tư chứng khoán của Mirae. Điều này đồng nghĩa với mỗi tuần, lượng vốn mới đổ vào Mirae là 760 triệu USD.
Mức lợi nhuận bình quân của chứng chỉ quỹ thời hạn 3 năm của Mirae là 241% so với mức tăng 99% của Kospi, chứng chỉ thời hạn 7 năm là 744% so với mức tăng 238% của Kospi.
“Không một công ty nào khác hiểu thấu đáo về sự chuyển biến lớn trong loại hình đầu tư nhỏ lẻ cũng như có được sự nhất quán trong việc thực thi chiến lược dài hạn của mình như Mirae,” Kang Shin Woo, một chuyên gia trong lĩnh vực quản lý đầu tư của Hàn Quốc thừa nhận.
Chẳng hạn, Mirae từ chối vạch ra một kế hoạch trong đó các quỹ sẽ bị giải tán một khi lợi nhuận mục tiêu đã đạt được. Bộ phận môi giới của Park cũng từ chối cung cấp lời khuyên cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ tìm cách tự mình đầu tư thay vì gia nhập vào một quỹ tương hỗ.
Thay vào đó, vào năm 2001, Park bắt đầu xây dựng một bản lưu thành tích hoạt động 3 năm nhằm thuyết phục các nhà đầu tư rằng, những khoản đầu tư dài hạn sẽ đem đến cho họ lợi nhuận cao hơn. Sau đó, mỗi năm, ông bỏ ra nhiều triệu USD để quảng bá cho thương hiệu của tập đoàn, và từ năm 2004, quảng cáo các quỹ dạng trả góp hiện đang đóng vai trò vô cùng quan trọng trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc.
Thách thức
Có một vấn đề đáng phải quan tâm là sự thống lĩnh ngày càng tăng của Mirae trong ngành tài chính Hàn Quốc và ảnh hưởng quá lớn của tập đoàn này trên thị trường. Thị phần 30,4% của Mirae bằng với tổng thị phần của 5 quỹ quản lý tài sản lớn sau tập đoàn này. Chính phủ Hàn Quốc hiện không cho phép cấp phép cho một công ty quản lý quỹ mới, với lý do đã có 43 quỹ quản lý nhỏ hơn khác nắm giữ thị phần còn lại.
“Trừ phi một quỹ mới ra đời, có những thay đổi và phát triển trở thành một đối trọng, sự thống trị lớn hơn của Mirae có thể gây ra mối đe dọa về bóp méo giá cả,” chuyên gia Lim của KDI nói.
Một vấn đề không chắc chắn khác là Mirae vẫn chưa chứng tỏ được liệu tập đoàn này có xuất sắc hơn những tập đoàn khác khi thị trường không thuận lợi. Người đứng đầu một quỹ đầu tư của châu Âu nói: “Tính đến lúc này, Park và Mirae đã rất xuất sắc. Nhưng điểm yếu tiềm tàng của Mirae là tập đoàn này chưa bao giờ thực sự trải qua một thời kỳ tồi tệ nào. Nếu người không lồ này bán tháo cổ phiếu, hậu quả đối với đối với thị trường chứng khoán Hàn Quốc sẽ rất đáng sợ.”
Vươn xa trên thị trường thế giới
Câu trả lời của Park cho câu hỏi trên là chiến lược cạnh tranh với Fidelity Investments, công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới với phạm vi hoạt động toàn cầu. Theo Park, sự cạnh tranh này sẽ đem đến cho Mirae các phương tiện đầu tư đa dạng để quản lý rủi ro. Hiện tại, Mirae đã mở các chi nhánh tại Hồng Kông và Singapore, và đã thu hút được gần 9 tỷ USD để đầu tư vào Trung Quốc, Ấn Độ và các thị trường đang nổi lên.
Cho tới khi Mirae mở quỹ đầu tư nước ngoài đầu tiên vào năm 2005, phần lớn các khoản đầu tư chứng khoán của người Hàn Quốc đều được thực hiện các công ty quản lý tài sản nước ngoài như Fidelity, Prudential Financial, Schroders và HSBC. “Mục tiêu của chúng tôi là trở thành công ty quản lý quỹ uy tín nhất tại châu Á trong vòng 3 đến 5 năm tới,” Park nói. Mirae đang chuẩn bị mở văn phòng tại Việt Nam, Ấn Độ và London để mở rộng thị trường.
Hiện Mirae đang đầu khoảng 70% trong số 34 tỷ USD mà tập đoàn đang quản lý vào thị trường chứng khoán và sẽ đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình bằng cách đi vào các lĩnh vực như bất động sản, cổ phần tư nhân và các hoạt động quỹ phòng hộ. “Kế hoạch của tôi là bán nhiều sản phẩm châu Á cho các nhà đầu tư ở châu Mỹ và châu Âu trong vòng vài năm tới,” Park cho biết.
(Theo Business Week)