“Người Trung Quốc xấu xí” trên chuyến bay gặp nạn
Bức ảnh cho thấy một phụ nữ lỉnh kỉnh xách hành lý rời khỏi chiếc máy bay đang bốc khói ngùn ngụt
Vụ máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Asiana Airlines vỡ toác khi hạ cánh xuống sân bay quốc tế San Francisco của Mỹ hồi tuần trước đang là chủ đề thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế.
Một cuộc tranh luận đã nổi lên xung quanh hình ảnh về những hành khách, trong đó có những người Trung Quốc, phớt lờ thủ tục an toàn, cố tìm cách mang theo hành lý trước khi sơ tán khỏi chiếc máy bay gặp nạn.
Theo trang CNN, trong số những bức ảnh chụp được về chiếc Boeing 777 bị vỡ, một bức ảnh cho thấy một phụ nữ lỉnh kỉnh xách hành lý rời khỏi chiếc máy bay đang bốc khói ngùn ngụt. Ngay lập tức, bức ảnh này đã lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng Internet và gây ra một cuộc tranh cãi gay gắt trên các mạng xã hội của Trung Quốc.
Theo số liệu mà hãng bay đưa ra, hành khách Trung Quốc chiếm gần một nửa số hành khách có mặt trên chuyến bay mang số hiệu 214 xuất phát từ Thượng Hải, quá cảnh ở Seou, Hàn Quốc, trước khi hạ cánh tại Mỹ và gặp nạn.
“Tôi thật thất vọng về những hành khách xem hành lý của mình quan trọng hơn tính mạng của người khác. Và họ còn có thời gian để đưa tin lên mạng xã hội về vụ tai nạn trước khi giúp đỡ những người bị thương”, một cư dân của mạng xã hội Weibo có tên MeganZhong viết với thái độ bức xúc.
“Người nước ngoài, nhất là người Mỹ, không hiểu được rằng, ở Trung Quốc, mạng người rẻ hơn tiền bạc. Cách nghĩ này đã ăn sâu vào tư tưởng người Trung Quốc”, một người dùng mạng Weibo khác có tên Victory of Xiangzi viết.
Nhiều bình luận tương tự xuất hiện trên Weibo, nhưng cũng có nhiều cư dân mạng lên tiếng bảo vệ những hành khách cố đem theo hành lý. “Ôm lấy hành lý là một phản xạ tự nhiên. Nhưng là người Trung Quốc, chúng tôi luôn giữ quan niệm rằng mạng người quan trọng hơn tài sản”, một người có tên là Jiqiongqiong viết.
Cũng có những bình luận cho rằng, nhiều hành khách trên chuyến bay gặp nạn đã không đọc kỹ các hướng dẫn an toàn hay chú ý tới hướng dẫn an toàn bằng lời của tiếp viên.
Cuộc điều tra của nhà chức trách về nguyên nhân dẫn tới vụ tai nạn cũng sẽ nhìn lại các hướng dẫn bằng lời của phi hành đoàn trong thời điểm khẩn cấp, những ngôn ngữ nào đã được sử dụng cho các hướng dẫn đó, và hành khách đã phản ứng như thế nào. Không thể phủ nhận rằng, khi những tình huống nguy hiểm như vậy xảy ra lại không gây ra sự hoảng loạn và bối rối.
Theo Asiana Airlines, các tiếp viên trên chuyến bay đã làm mọi việc có thể để giúp hành khách rời khỏi chiếc máy bay an toàn.
Một trong những nguyên tắc quan trọng được Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) nhấn mạnh khi xảy ra tình huống khẩn cấp là hành khách phải "bỏ lại hành lý" và "tuân thủ hướng dẫn của tiếp viên". Nhưng các quy định này có vẻ như không được áp dụng trong chuyến bay gặp nạn.
Một số hành khách còn mải ôm hành lý cá nhân trước khi sơ tán khỏi máy bay, với lý do không muốn để mất hộ chiếu. Ngoài hơn 30 thiếu niên sẽ sang Mỹ tham dự trại hè quốc tế, trên chuyến bay 214 còn có một số hành khách đặc biệt, trong đó phải kể tới ông Xu Da, giám đốc phát triển sản phẩm của Taobao, mạng bán hàng trực tuyến lớn nhất Trung Quốc.
Trước những lời chỉ trích về hành vi quan tâm quá đà tới hành lý cá nhân bất chấp hành vi này đe dọa sự an toàn của người khác, ông Xu Da đã phân trần trên Weibo: "Thứ nhất, gia đình tôi gồm 3 người ngồi cùng một hàng ghế, và hành lý của chúng tôi được đặt trong các ngăn ngay trên ghế ngồi. Vì vậy, lối đi của máy bay không hề bị ảnh hưởng từ việc chúng tôi dọn đồ đạc khi sơ tán”.
"Thứ hai, hộ chiếu, tiền bạc… của chúng tôi, tất cả đều ở trong các túi đựng hành lý. Sẽ rất khó khăn nếu tôi không đem chúng theo mình", Xu viết. "Thứ ba, tại thời điểm đó, tất cả đều hướng về phía buồng lái. Tình hình đâu quá hỗn loạn. Chẳng ai chạy sau chúng tôi. Con trai tôi nói là sẽ thoát ra được và chúng tôi đã làm được".
Tuy nhiên, những lời giải thích của Xu càng khiến cuộc tranh luận thêm nóng. Một cư dân mạng có tên Olivia Yi viết những dòng gay gắt: "Anh bị ngốc à? Mang theo cả đống hành lý khi đang tháo chạy... Thật vô tâm và ích kỷ! Anh có biết là hành động có vẻ chính đáng ấy của anh có thể đẩy người khác tới chỗ chết không? Lần sau làm ơn hãy đọc những hướng dẫn về an toàn hàng không thật kỹ! Tài sản của anh có thể rất quan trọng với anh, nhưng mạng sống của người khác còn quan trọng hơn!”.
Một cuộc tranh luận đã nổi lên xung quanh hình ảnh về những hành khách, trong đó có những người Trung Quốc, phớt lờ thủ tục an toàn, cố tìm cách mang theo hành lý trước khi sơ tán khỏi chiếc máy bay gặp nạn.
Theo trang CNN, trong số những bức ảnh chụp được về chiếc Boeing 777 bị vỡ, một bức ảnh cho thấy một phụ nữ lỉnh kỉnh xách hành lý rời khỏi chiếc máy bay đang bốc khói ngùn ngụt. Ngay lập tức, bức ảnh này đã lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng Internet và gây ra một cuộc tranh cãi gay gắt trên các mạng xã hội của Trung Quốc.
Theo số liệu mà hãng bay đưa ra, hành khách Trung Quốc chiếm gần một nửa số hành khách có mặt trên chuyến bay mang số hiệu 214 xuất phát từ Thượng Hải, quá cảnh ở Seou, Hàn Quốc, trước khi hạ cánh tại Mỹ và gặp nạn.
“Tôi thật thất vọng về những hành khách xem hành lý của mình quan trọng hơn tính mạng của người khác. Và họ còn có thời gian để đưa tin lên mạng xã hội về vụ tai nạn trước khi giúp đỡ những người bị thương”, một cư dân của mạng xã hội Weibo có tên MeganZhong viết với thái độ bức xúc.
“Người nước ngoài, nhất là người Mỹ, không hiểu được rằng, ở Trung Quốc, mạng người rẻ hơn tiền bạc. Cách nghĩ này đã ăn sâu vào tư tưởng người Trung Quốc”, một người dùng mạng Weibo khác có tên Victory of Xiangzi viết.
Nhiều bình luận tương tự xuất hiện trên Weibo, nhưng cũng có nhiều cư dân mạng lên tiếng bảo vệ những hành khách cố đem theo hành lý. “Ôm lấy hành lý là một phản xạ tự nhiên. Nhưng là người Trung Quốc, chúng tôi luôn giữ quan niệm rằng mạng người quan trọng hơn tài sản”, một người có tên là Jiqiongqiong viết.
Cũng có những bình luận cho rằng, nhiều hành khách trên chuyến bay gặp nạn đã không đọc kỹ các hướng dẫn an toàn hay chú ý tới hướng dẫn an toàn bằng lời của tiếp viên.
Cuộc điều tra của nhà chức trách về nguyên nhân dẫn tới vụ tai nạn cũng sẽ nhìn lại các hướng dẫn bằng lời của phi hành đoàn trong thời điểm khẩn cấp, những ngôn ngữ nào đã được sử dụng cho các hướng dẫn đó, và hành khách đã phản ứng như thế nào. Không thể phủ nhận rằng, khi những tình huống nguy hiểm như vậy xảy ra lại không gây ra sự hoảng loạn và bối rối.
Theo Asiana Airlines, các tiếp viên trên chuyến bay đã làm mọi việc có thể để giúp hành khách rời khỏi chiếc máy bay an toàn.
Một trong những nguyên tắc quan trọng được Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) nhấn mạnh khi xảy ra tình huống khẩn cấp là hành khách phải "bỏ lại hành lý" và "tuân thủ hướng dẫn của tiếp viên". Nhưng các quy định này có vẻ như không được áp dụng trong chuyến bay gặp nạn.
Một số hành khách còn mải ôm hành lý cá nhân trước khi sơ tán khỏi máy bay, với lý do không muốn để mất hộ chiếu. Ngoài hơn 30 thiếu niên sẽ sang Mỹ tham dự trại hè quốc tế, trên chuyến bay 214 còn có một số hành khách đặc biệt, trong đó phải kể tới ông Xu Da, giám đốc phát triển sản phẩm của Taobao, mạng bán hàng trực tuyến lớn nhất Trung Quốc.
Trước những lời chỉ trích về hành vi quan tâm quá đà tới hành lý cá nhân bất chấp hành vi này đe dọa sự an toàn của người khác, ông Xu Da đã phân trần trên Weibo: "Thứ nhất, gia đình tôi gồm 3 người ngồi cùng một hàng ghế, và hành lý của chúng tôi được đặt trong các ngăn ngay trên ghế ngồi. Vì vậy, lối đi của máy bay không hề bị ảnh hưởng từ việc chúng tôi dọn đồ đạc khi sơ tán”.
"Thứ hai, hộ chiếu, tiền bạc… của chúng tôi, tất cả đều ở trong các túi đựng hành lý. Sẽ rất khó khăn nếu tôi không đem chúng theo mình", Xu viết. "Thứ ba, tại thời điểm đó, tất cả đều hướng về phía buồng lái. Tình hình đâu quá hỗn loạn. Chẳng ai chạy sau chúng tôi. Con trai tôi nói là sẽ thoát ra được và chúng tôi đã làm được".
Tuy nhiên, những lời giải thích của Xu càng khiến cuộc tranh luận thêm nóng. Một cư dân mạng có tên Olivia Yi viết những dòng gay gắt: "Anh bị ngốc à? Mang theo cả đống hành lý khi đang tháo chạy... Thật vô tâm và ích kỷ! Anh có biết là hành động có vẻ chính đáng ấy của anh có thể đẩy người khác tới chỗ chết không? Lần sau làm ơn hãy đọc những hướng dẫn về an toàn hàng không thật kỹ! Tài sản của anh có thể rất quan trọng với anh, nhưng mạng sống của người khác còn quan trọng hơn!”.