Nguy cơ phóng xạ dịu bớt, Phố Wall tăng vọt
Phiên giao dịch 17/3, thị trường chứng khoán Mỹ đảo chiều đi lên với biên độ lớn, sau khi đỏ sàn ba ngày liên tiếp
Phiên giao dịch 17/3, thị trường chứng khoán Mỹ đảo chiều đi lên với biên độ lớn, sau khi đỏ sàn ba ngày liên tiếp. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, đà phục hồi này chỉ có tính tạm thời do những lo ngại khủng hoảng hạt nhân ở Nhật vẫn còn.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones bật tăng mạnh 161,21 điểm (+1,39%) lên 11.774,51 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 16,81 điểm (+1,34%) lên 1.273,69 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 19,23 điểm (+0,73%) lên 2.636,05 điểm.
Khối lượng chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq ở mức thấp, 7,95 tỷ cổ phiếu, dưới mức giao dịch trung bình hàng ngày 8,47 tỷ cổ phiếu trong năm 2010.
Hôm qua, nhóm cổ phiếu nguyên liệu thô, năng lượng, tài chính và y tế đều tăng mạnh, với mức tăng lần lượt là 1,87%, 2,77%, 1,42% và 1,25%. Chỉ số VIX đo lường trạng thái biến động của Phố Wall giảm 10,3% xuống 26,37%.
Sự đi lên của nhóm cổ phiếu năng lượng còn xuất phát từ việc giá dầu tăng khá mạnh trở lại. Căng thẳng leo thang tại Trung Đông và Bắc Phi đã khiến dầu thô Brent Biển Bắc giao tháng 4 trên sàn London tăng lên 115 USD/thùng.
Trong khi tại Nhật Bản, Công ty điện lực Tokyo thông báo, quá trình làm mát nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 đã bước đầu thành công. Theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), tình hình tại 3 lò phản ứng hạt nhân thuộc nhà máy Fukushima đã ổn định trong suốt 24 giờ.
Tuy nhiên, giới phân tích tin rằng, nguy cơ hạt nhân tại Nhật Bản vẫn còn kéo dài, do vậy đà tăng của thị trường chứng khoán Mỹ chỉ là tạm thời. Ba phiên giảm liên tiếp gần đây đã khiến nhà đầu tư tìm thấy cơ hội mua vào những cổ phiếu giá rẻ.
“Trước các sự kiện tại Nhật Bản, ngày càng nhiều nhà đầu tư thanh lý các hợp đồng quyền chọn dài hạn”, ông Steve Leuer - chuyên viên giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán của X-FA Trading tại Chicago cho biết.
Khu vực châu Âu diễn biến cùng chiều với thị trường Mỹ. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 97,88 điểm lên 5.696,11 điểm, DAX của Đức tăng 143,04 điểm lên 6.656,88 điểm và CAC 40 của Pháp tăng 89,65 điểm lên 3.786,21 điểm.
Ở chiều ngược lại, hầu hết các thị trường châu Á - Thái Bình Dương đảo chiều đi xuống trong phiên 17/3, khi nhà đầu tư lo ngại tình hình biến động của đồng Yên và nguy cơ khủng hoảng hạt nhân tại Nhật Bản ngày một tăng cao.
Đồng Yên Nhật hôm qua đã chạm mức cao kỷ lục 76,25 Yên/USD. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tiếp tục bơm thêm 6.000 tỷ Yên (74 tỷ USD) vào hệ thống tài chính. Trong khi, Nhật bắt đầu phun nước vào nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.
Chốt ngày, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 1,44% xuống 8.962,67 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 1,83% xuống 22.284,4 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 1,14% xuống 2.897,3 điểm.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones bật tăng mạnh 161,21 điểm (+1,39%) lên 11.774,51 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 16,81 điểm (+1,34%) lên 1.273,69 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 19,23 điểm (+0,73%) lên 2.636,05 điểm.
Khối lượng chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq ở mức thấp, 7,95 tỷ cổ phiếu, dưới mức giao dịch trung bình hàng ngày 8,47 tỷ cổ phiếu trong năm 2010.
Hôm qua, nhóm cổ phiếu nguyên liệu thô, năng lượng, tài chính và y tế đều tăng mạnh, với mức tăng lần lượt là 1,87%, 2,77%, 1,42% và 1,25%. Chỉ số VIX đo lường trạng thái biến động của Phố Wall giảm 10,3% xuống 26,37%.
Sự đi lên của nhóm cổ phiếu năng lượng còn xuất phát từ việc giá dầu tăng khá mạnh trở lại. Căng thẳng leo thang tại Trung Đông và Bắc Phi đã khiến dầu thô Brent Biển Bắc giao tháng 4 trên sàn London tăng lên 115 USD/thùng.
Trong khi tại Nhật Bản, Công ty điện lực Tokyo thông báo, quá trình làm mát nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 đã bước đầu thành công. Theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), tình hình tại 3 lò phản ứng hạt nhân thuộc nhà máy Fukushima đã ổn định trong suốt 24 giờ.
Tuy nhiên, giới phân tích tin rằng, nguy cơ hạt nhân tại Nhật Bản vẫn còn kéo dài, do vậy đà tăng của thị trường chứng khoán Mỹ chỉ là tạm thời. Ba phiên giảm liên tiếp gần đây đã khiến nhà đầu tư tìm thấy cơ hội mua vào những cổ phiếu giá rẻ.
“Trước các sự kiện tại Nhật Bản, ngày càng nhiều nhà đầu tư thanh lý các hợp đồng quyền chọn dài hạn”, ông Steve Leuer - chuyên viên giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán của X-FA Trading tại Chicago cho biết.
Khu vực châu Âu diễn biến cùng chiều với thị trường Mỹ. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 97,88 điểm lên 5.696,11 điểm, DAX của Đức tăng 143,04 điểm lên 6.656,88 điểm và CAC 40 của Pháp tăng 89,65 điểm lên 3.786,21 điểm.
Ở chiều ngược lại, hầu hết các thị trường châu Á - Thái Bình Dương đảo chiều đi xuống trong phiên 17/3, khi nhà đầu tư lo ngại tình hình biến động của đồng Yên và nguy cơ khủng hoảng hạt nhân tại Nhật Bản ngày một tăng cao.
Đồng Yên Nhật hôm qua đã chạm mức cao kỷ lục 76,25 Yên/USD. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tiếp tục bơm thêm 6.000 tỷ Yên (74 tỷ USD) vào hệ thống tài chính. Trong khi, Nhật bắt đầu phun nước vào nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.
Chốt ngày, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 1,44% xuống 8.962,67 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 1,83% xuống 22.284,4 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 1,14% xuống 2.897,3 điểm.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.613,30 | 11.774,60 | 161,29 | 1,39 |
S&P 500 | 1.256,88 | 1.273,72 | 16,84 | 1,34 | |
Nasdaq | 2.616,82 | 2.636,05 | 19,23 | 0,73 | |
Anh | FTSE 100 | 5.598,23 | 5.696,11 | 97,88 | 1,75 |
Pháp | CAC 40 | 3.696,56 | 3.786,21 | 89,65 | 2,43 |
Đức | DAX | 6.513,84 | 6.656,88 | 143,04 | 2,20 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 9.093,72 | 8.962,67 | 131,05 | 1,44 |
Hồng Kông | Hang Seng | 22.700,90 | 22.284,40 | 416,45 | 1,83 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.930,80 | 2.897,30 | 33,51 | 1,14 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.324,58 | 8.282,69 | 41,89 | 0,50 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.957,97 | 1.959,03 | 1,06 | 0,05 |
Singapore | Straits Times | 2.971,00 | 2.942,88 | 28,12 | 0,95 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |