Nguy cơ thiệt vốn nhà nước tại Sứ Hải Dương?
SHD có văn bản gửi các cơ quan chức năng “cầu cứu khẩn cấp bảo vệ công ty và thương hiệu Sứ Hải Dương”
Kế hoạch thoái vốn nhà nước tại Công ty Cổ phần Sứ Hải Dương (SHD) có thể bị ảnh hưởng khi tiến hành trong bối cảnh không bình thường?
Ngày 9/10, SHD có văn bản gửi các cơ quan chức năng “cầu cứu khẩn cấp bảo vệ công ty và thương hiệu Sứ Hải Dương”.
Văn bản này đưa ra đề nghị Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) hỗ trợ tạm dừng hoặc giãn tiến độ bán vốn nhà nước tại đây để ổn định tình hình SHD trước khi bán vốn trở lại.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Đỗ Hà, Tổng giám đốc SHD, cho rằng việc thoái vốn nhà nước tại Công ty mà SCIC đại diện và quản lý là chủ trương đã định và sẽ thực hiện, nhưng không hợp lý ở thời điểm này do bối cảnh thoái vốn không bình thường.
Cụ thể, ngày 19/7/2012, SCIC có văn bản thông báo về kế hoạch dự kiến bán toàn bộ vốn của mình tại SHD (với tỷ lệ sở hữu 36%). Ngay sau đó, công ty này rơi vào “vòng xoáy” của đơn thư tố cáo về các vấn đề tài chính, nhân sự, chế độ lao động… kéo dài cho đến nay.
Trong văn bản “cầu cứu” ngày 9/10, SHD cho rằng đơn thư tố cáo đã được đảng bộ, công đoàn, đoàn thanh niên của công ty xác minh là “không đúng sự thật, thậm chí ngược với sự thật”. Đặc biệt là hoạt động này xẩy ra kể từ sau khi có quyết định bán vốn của nhà nước. “Như vậy, khả năng rất cao là các việc ngang trái này được tổ chức thực hiện với mục đích của một nhóm người muốn lũng đoạn và thâu tóm SHD không phải để phát triển doanh nghiệp mà để làm SHD phá sản và sau đó để làm dự án khai thác đất”, văn bản của SHD nêu giả thiết.
Giả thiết trên được dẫn giải là gắn với mục đích dìm giá trị cổ phần của SHD để mua vốn nhà nước với giá trị thấp, sau đó tham gia vào việc điều hành doanh nghiệp để có thể nhanh chóng làm công ty… phá sản.
“Việc này xẩy ra do chênh lệch lợi ích quá lớn giữa việc hỗ trợ di dời nhà máy với việc đầu tư vốn và lũng đoạn làm doanh nghiệp phá sản và lấy đất. Lợi ích này có thể chênh lệch nhau hàng chục lần”, văn bản của SHD giải thích thêm.
Liên tục những ngày qua SDH đã làm việc với các cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương để xử lý các thông tin tố cáo và hiện vẫn đang chờ đợi các kết luận cuối cùng. Trong khi đó, ông Nguyễn Đỗ Hà cho rằng tinh thần của cán bộ công nhân viên và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng lớn; các khách hàng, đối tác, nhà đầu tư có thể hiểu sai về tình hình công ty.
Trong bối cảnh đó, nếu SCIC thực hiện thoái vốn đúng lộ trình (quy chế bán vốn dự kiến công bố vào ngày 15/10 tới), giá trị vốn nhà nước có nguy cơ bị thiệt hại, do các nhà đầu tư có thể quan ngại dẫn đến thiếu cạnh tranh trong đấu giá.
Mặt khác, trước thực tế hoạt động của SHD đang bị xáo trộn bởi các thông tin tố cáo chưa được kết luận và xử lý cuối cùng từ các cơ quan chức năng, việc thoái vốn nhà nước có thể khiến tình hình hoạt động của công ty càng thêm khó khăn. Theo đó, đề nghị SHD đưa ra là SCIC tạm ngừng hoặc giãn tiến độ thoái vốn đến khi công ty hoạt động ổn định trở lại.
Liên quan đến hoạt động thoái vốn nói chung của SCIC, phát biểu tại hội nghị người đại diện vốn nhà nước ngày 4/10 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu có nêu định hướng rằng: “Trong điều kiện hiện nay không nhất thiết phải bán cho bằng được, mà phải tính đến hiệu quả cao nhất trên cơ sở theo cơ chế thị trường, công khai minh bạch. Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo, với các doanh nghiệp có lợi thế về đất đai, các đồng chí đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải hết sức chú ý tham mưu với SCIC, để tránh thất thoát. Những vị trí có lợi thế đất đai thì phải xem xét hết sức thận trọng và giảm tiến độ bán vốn trong tình hình hiện nay”.
Với SHD, nguồn vốn nhà nước mà cụ thể là SCIC đã và đang đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong những năm gần đây. Năm 2008, sau gần 50 năm hoạt động, SHD đứng trước bờ vực phá sản khi thua lỗ tới 63% vốn điều lệ, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 4,2 lần. Tháng 4/2009, SCIC cùng UBND tỉnh Hải Dương bắt đầu triển khai đề án tái cơ cấu công ty này và đạt được những kết quả bước đầu.
SHD đã cắt được lỗ ngay trong tháng đầu tiên tái cơ cấu, bù đắp được 90% số lỗ lũy kế, giảm hệ số nợ trên vốn xuống 1,1 lần. Những năm gần đây hoạt động đã bắt đầu có lãi, đặc biệt là không còn phải vay nợ ngân hàng trong hai năm 2011 và 2012; công suất từ 1,3 - 1,5 triệu sản phẩm/tháng đang được nâng lên tối đa 5 triệu sản phẩm/tháng…
Việc hỗ trợ SHD tránh được tình thế phá sản, tái cấu trúc để trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh dần ổn định là kết quả và là điều kiện để SCIC lên kế hoạch thoái vốn. Nhưng trong bối cảnh hiện tại, lộ trình của kế hoạch nên chăng cần xét lại?
Ngày 9/10, SHD có văn bản gửi các cơ quan chức năng “cầu cứu khẩn cấp bảo vệ công ty và thương hiệu Sứ Hải Dương”.
Văn bản này đưa ra đề nghị Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) hỗ trợ tạm dừng hoặc giãn tiến độ bán vốn nhà nước tại đây để ổn định tình hình SHD trước khi bán vốn trở lại.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Đỗ Hà, Tổng giám đốc SHD, cho rằng việc thoái vốn nhà nước tại Công ty mà SCIC đại diện và quản lý là chủ trương đã định và sẽ thực hiện, nhưng không hợp lý ở thời điểm này do bối cảnh thoái vốn không bình thường.
Cụ thể, ngày 19/7/2012, SCIC có văn bản thông báo về kế hoạch dự kiến bán toàn bộ vốn của mình tại SHD (với tỷ lệ sở hữu 36%). Ngay sau đó, công ty này rơi vào “vòng xoáy” của đơn thư tố cáo về các vấn đề tài chính, nhân sự, chế độ lao động… kéo dài cho đến nay.
Trong văn bản “cầu cứu” ngày 9/10, SHD cho rằng đơn thư tố cáo đã được đảng bộ, công đoàn, đoàn thanh niên của công ty xác minh là “không đúng sự thật, thậm chí ngược với sự thật”. Đặc biệt là hoạt động này xẩy ra kể từ sau khi có quyết định bán vốn của nhà nước. “Như vậy, khả năng rất cao là các việc ngang trái này được tổ chức thực hiện với mục đích của một nhóm người muốn lũng đoạn và thâu tóm SHD không phải để phát triển doanh nghiệp mà để làm SHD phá sản và sau đó để làm dự án khai thác đất”, văn bản của SHD nêu giả thiết.
Giả thiết trên được dẫn giải là gắn với mục đích dìm giá trị cổ phần của SHD để mua vốn nhà nước với giá trị thấp, sau đó tham gia vào việc điều hành doanh nghiệp để có thể nhanh chóng làm công ty… phá sản.
“Việc này xẩy ra do chênh lệch lợi ích quá lớn giữa việc hỗ trợ di dời nhà máy với việc đầu tư vốn và lũng đoạn làm doanh nghiệp phá sản và lấy đất. Lợi ích này có thể chênh lệch nhau hàng chục lần”, văn bản của SHD giải thích thêm.
Liên tục những ngày qua SDH đã làm việc với các cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương để xử lý các thông tin tố cáo và hiện vẫn đang chờ đợi các kết luận cuối cùng. Trong khi đó, ông Nguyễn Đỗ Hà cho rằng tinh thần của cán bộ công nhân viên và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng lớn; các khách hàng, đối tác, nhà đầu tư có thể hiểu sai về tình hình công ty.
Trong bối cảnh đó, nếu SCIC thực hiện thoái vốn đúng lộ trình (quy chế bán vốn dự kiến công bố vào ngày 15/10 tới), giá trị vốn nhà nước có nguy cơ bị thiệt hại, do các nhà đầu tư có thể quan ngại dẫn đến thiếu cạnh tranh trong đấu giá.
Mặt khác, trước thực tế hoạt động của SHD đang bị xáo trộn bởi các thông tin tố cáo chưa được kết luận và xử lý cuối cùng từ các cơ quan chức năng, việc thoái vốn nhà nước có thể khiến tình hình hoạt động của công ty càng thêm khó khăn. Theo đó, đề nghị SHD đưa ra là SCIC tạm ngừng hoặc giãn tiến độ thoái vốn đến khi công ty hoạt động ổn định trở lại.
Liên quan đến hoạt động thoái vốn nói chung của SCIC, phát biểu tại hội nghị người đại diện vốn nhà nước ngày 4/10 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu có nêu định hướng rằng: “Trong điều kiện hiện nay không nhất thiết phải bán cho bằng được, mà phải tính đến hiệu quả cao nhất trên cơ sở theo cơ chế thị trường, công khai minh bạch. Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo, với các doanh nghiệp có lợi thế về đất đai, các đồng chí đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải hết sức chú ý tham mưu với SCIC, để tránh thất thoát. Những vị trí có lợi thế đất đai thì phải xem xét hết sức thận trọng và giảm tiến độ bán vốn trong tình hình hiện nay”.
Với SHD, nguồn vốn nhà nước mà cụ thể là SCIC đã và đang đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong những năm gần đây. Năm 2008, sau gần 50 năm hoạt động, SHD đứng trước bờ vực phá sản khi thua lỗ tới 63% vốn điều lệ, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 4,2 lần. Tháng 4/2009, SCIC cùng UBND tỉnh Hải Dương bắt đầu triển khai đề án tái cơ cấu công ty này và đạt được những kết quả bước đầu.
SHD đã cắt được lỗ ngay trong tháng đầu tiên tái cơ cấu, bù đắp được 90% số lỗ lũy kế, giảm hệ số nợ trên vốn xuống 1,1 lần. Những năm gần đây hoạt động đã bắt đầu có lãi, đặc biệt là không còn phải vay nợ ngân hàng trong hai năm 2011 và 2012; công suất từ 1,3 - 1,5 triệu sản phẩm/tháng đang được nâng lên tối đa 5 triệu sản phẩm/tháng…
Việc hỗ trợ SHD tránh được tình thế phá sản, tái cấu trúc để trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh dần ổn định là kết quả và là điều kiện để SCIC lên kế hoạch thoái vốn. Nhưng trong bối cảnh hiện tại, lộ trình của kế hoạch nên chăng cần xét lại?