Nguyên Bộ trưởng Trương Đình Tuyển: “Cần phát triển công nghiệp sáng tạo”
“Con đường ngắn nhất để đẩy mạnh hiệu quả xuất khẩu là phát triển công nghiệp sáng tạo”
“Con đường ngắn nhất để đẩy mạnh hiệu quả xuất khẩu là phát triển công nghiệp sáng tạo”.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, hiện là thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia, ông Trương Đình Tuyển đã nhấn mạnh như vậy khi trao đổi với báo giới bên lề Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2008.
Ông nhìn nhận thế nào về những khó khăn của xuất khẩu trong giai đoạn hiện nay?
Tôi cho rằng xuất khẩu của Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn. Cụ thể là sự suy giảm của nền kinh tế thế giới; tỷ lệ lạm phát cao, thâm hụt thương mại tăng kỷ lục của nội tại nền kinh tế, giá nguyên liệu đầu vào, chi phí dịch vụ liên tục tăng…
Nhưng theo tôi, vấn đề lớn nhất mà chúng ta đang gặp phải hiện nay là cơ cấu xuất khẩu của chúng ta hiện đang rất lạc hậu, chủ yếu là nông sản, khoáng sản…, trong khi sản phẩm công nghệ cao còn chiếm tỷ lệ rất thấp.
Bên cạnh đó là những chính sách, cơ chế, thủ tục hành chính. Mặc dù đã có nhiều cải cách thông thoáng, nhưng thủ tục hành chính của chúng ta vẫn tồn tại nhiều bất cập liên quan tới xuất khẩu, đặc biệt là thuế và thủ tục hải quan. Đây chính là khâu vướng nhất, làm tăng chi phí cũng như thời gian giao dịch của các doanh nghiệp.
Đẩy mạnh xuất khẩu được coi là con đường tích cực nhất để giảm nhập siêu. Theo ông, đâu là biện pháp khắc phục những khó khăn nói trên và đẩy mạnh xuất khẩu?
Có nhiều nhân tố tác động tới xuất khẩu như cơ cấu hàng xuất khẩu, cơ chế chính sách, công tác xúc tiến thương mại và tỷ giá. Vì thế, phải phân tích từng khó khăn cụ thể để đưa ra những giải pháp.
Trong đó, quan trọng nhất hiện nay là chúng ta phải cải cách cơ cấu xuất khẩu. Bộ Công Thương cần ra một chiến lược đẩy mạnh phát triển công nghiệp phụ trợ, đây là việc chúng ta đã nhìn ra và đã đề cập tới từ rất lâu rồi nhưng tới giờ vẫn chưa làm được. Cũng cần phân lớp công nghiệp phụ trợ, ngành nào có khả năng cạnh tranh cao, có thế mạnh nhất thì dành ưu tiên đầu tư.
Tuy nhiên, theo tôi, biện pháp tối ưu hơn cả là tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp sáng tạo. Công nghiệp sáng tạo là sự tích hợp của nhiều ngành như truyền thông, thời trang, điện ảnh… Hiện nay, tổng giá trị giao dịch của công nghiệp sáng tạo trên thế giới đang lên tới 3.000 tỷ USD.
Đây cũng là một ngành có thể phát triển nhanh hơn rất nhiều so với việc chuyển dịch cơ cấu trong công nghiệp chế tạo; nhất là đầu tư nguồn lực cho công nghiệp sáng tạo lại không quá lớn, chủ yếu là đầu tư trí óc nhưng lại đem lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt khi có thương hiệu.
Nếu chúng ta phát triển mạnh được ngành công nghiệp sáng tạo, chắc chắn sẽ có tác động rất lớn trong việc cân bằng cán cân thương mại, làm giảm nhập siêu. Trong khi đó người Việt Nam lại rất có “năng khiếu” trong lĩnh vực công nghiệp sáng tạo này.
Đấy là những biện pháp có thể xem là “dài hơi”. Còn cụ thể, để đối phó với nhập siêu đang cao kỷ lục hiện nay, những việc “cần làm ngay” trong năm 2008 là gì, thưa ông?
Ngay bây giờ, chúng ta cần lựa chọn ra những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao, kim ngạch lớn trong thời gian gần đây để có biện pháp ưu tiên đẩy mạnh sản xuất, tăng cường xúc tiến thương mại.
Tôi nói cần lựa những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao, kim ngạch lớn là bởi mặt hàng nào có được các yếu tố tăng trưởng cao và có kim ngạch lớn cũng chứng tỏ hai điều: thứ nhất, đó là những mặt hàng có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới; thứ hai, nó cũng cho thấy khả năng dung lượng về thị trường vẫn cho phép chúng ta tiếp tục bán.
Tôi đơn cử một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, da giày…chỉ cần tăng vài phần trăm là đã chiếm tới 20% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hay một số mặt hàng khác như dây cáp điện, đồ nhựa trên thực tế kim ngạch xuất khẩu không nhiều là do chúng ta chưa chú trọng, nhưng các mặt hàng này lại có tốc độ tăng kim ngạch rất cao trong mấy năm gần đây.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, hiện là thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia, ông Trương Đình Tuyển đã nhấn mạnh như vậy khi trao đổi với báo giới bên lề Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2008.
Ông nhìn nhận thế nào về những khó khăn của xuất khẩu trong giai đoạn hiện nay?
Tôi cho rằng xuất khẩu của Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn. Cụ thể là sự suy giảm của nền kinh tế thế giới; tỷ lệ lạm phát cao, thâm hụt thương mại tăng kỷ lục của nội tại nền kinh tế, giá nguyên liệu đầu vào, chi phí dịch vụ liên tục tăng…
Nhưng theo tôi, vấn đề lớn nhất mà chúng ta đang gặp phải hiện nay là cơ cấu xuất khẩu của chúng ta hiện đang rất lạc hậu, chủ yếu là nông sản, khoáng sản…, trong khi sản phẩm công nghệ cao còn chiếm tỷ lệ rất thấp.
Bên cạnh đó là những chính sách, cơ chế, thủ tục hành chính. Mặc dù đã có nhiều cải cách thông thoáng, nhưng thủ tục hành chính của chúng ta vẫn tồn tại nhiều bất cập liên quan tới xuất khẩu, đặc biệt là thuế và thủ tục hải quan. Đây chính là khâu vướng nhất, làm tăng chi phí cũng như thời gian giao dịch của các doanh nghiệp.
Đẩy mạnh xuất khẩu được coi là con đường tích cực nhất để giảm nhập siêu. Theo ông, đâu là biện pháp khắc phục những khó khăn nói trên và đẩy mạnh xuất khẩu?
Có nhiều nhân tố tác động tới xuất khẩu như cơ cấu hàng xuất khẩu, cơ chế chính sách, công tác xúc tiến thương mại và tỷ giá. Vì thế, phải phân tích từng khó khăn cụ thể để đưa ra những giải pháp.
Trong đó, quan trọng nhất hiện nay là chúng ta phải cải cách cơ cấu xuất khẩu. Bộ Công Thương cần ra một chiến lược đẩy mạnh phát triển công nghiệp phụ trợ, đây là việc chúng ta đã nhìn ra và đã đề cập tới từ rất lâu rồi nhưng tới giờ vẫn chưa làm được. Cũng cần phân lớp công nghiệp phụ trợ, ngành nào có khả năng cạnh tranh cao, có thế mạnh nhất thì dành ưu tiên đầu tư.
Tuy nhiên, theo tôi, biện pháp tối ưu hơn cả là tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp sáng tạo. Công nghiệp sáng tạo là sự tích hợp của nhiều ngành như truyền thông, thời trang, điện ảnh… Hiện nay, tổng giá trị giao dịch của công nghiệp sáng tạo trên thế giới đang lên tới 3.000 tỷ USD.
Đây cũng là một ngành có thể phát triển nhanh hơn rất nhiều so với việc chuyển dịch cơ cấu trong công nghiệp chế tạo; nhất là đầu tư nguồn lực cho công nghiệp sáng tạo lại không quá lớn, chủ yếu là đầu tư trí óc nhưng lại đem lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt khi có thương hiệu.
Nếu chúng ta phát triển mạnh được ngành công nghiệp sáng tạo, chắc chắn sẽ có tác động rất lớn trong việc cân bằng cán cân thương mại, làm giảm nhập siêu. Trong khi đó người Việt Nam lại rất có “năng khiếu” trong lĩnh vực công nghiệp sáng tạo này.
Đấy là những biện pháp có thể xem là “dài hơi”. Còn cụ thể, để đối phó với nhập siêu đang cao kỷ lục hiện nay, những việc “cần làm ngay” trong năm 2008 là gì, thưa ông?
Ngay bây giờ, chúng ta cần lựa chọn ra những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao, kim ngạch lớn trong thời gian gần đây để có biện pháp ưu tiên đẩy mạnh sản xuất, tăng cường xúc tiến thương mại.
Tôi nói cần lựa những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao, kim ngạch lớn là bởi mặt hàng nào có được các yếu tố tăng trưởng cao và có kim ngạch lớn cũng chứng tỏ hai điều: thứ nhất, đó là những mặt hàng có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới; thứ hai, nó cũng cho thấy khả năng dung lượng về thị trường vẫn cho phép chúng ta tiếp tục bán.
Tôi đơn cử một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, da giày…chỉ cần tăng vài phần trăm là đã chiếm tới 20% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hay một số mặt hàng khác như dây cáp điện, đồ nhựa trên thực tế kim ngạch xuất khẩu không nhiều là do chúng ta chưa chú trọng, nhưng các mặt hàng này lại có tốc độ tăng kim ngạch rất cao trong mấy năm gần đây.