Nguyên nhân ngân hàng tăng mạnh vốn điều lệ?
Sự cạnh tranh giữa ngân hàng thương mại trong nước với chi nhánh, "ngân hàng con" của nước ngoài trong tương lai gần rất quyết liệt
Vốn điều lệ là vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại, nó không phải là món nợ, mà là vốn bất khả phân chia dưới mọi hình thức, có đến một thời điểm nhất định. Vốn điều lệ là thành phần chủ yếu cấu thành vốn tự có ngân hàng thương mại.
Ngân hàng thương mại có nhiều nợ xấu và các khoản rủi ro khác như mất quỹ tiền mặt, rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt mà quỹ dự phòng rủi ro và các loại quỹ khác của ngân hàng thương mại không đủ năng lực tài chính xóa hết các món nợ xấu và các rủi ro khác.
Khi đó thanh tra các tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu ngân hàng thương mại dùng vốn điều lệ để xóa hết những món nợ xấu và các rủi ro khác. Nhưng nếu ngân hàng thương mại dùng vốn điều lệ xóa nợ xấu và các rủi ro khác hết 50%, mà trong một thời gian ngắn ngân hàng thương mại không có khả năng tăng vốn điều lệ, Ngân hàng Nhà nước được quyền tuyên bố ngân hàng thương mại ấy đã phá sản.
Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại Nhà nước do Bộ Tài chính cấp từ ngân sách Nhà nước. Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần do cổ đông, trong đó đại cổ đông góp vốn, thể hiện bằng sở hữu một số lượng cổ phiếu theo luật định. Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, theo kiểu "đi vay, để cho vay", tại sao các ngân hàng thương mại nước ta lại tăng vốn điều lệ như thời gian vừa qua?
Theo tiết a, khoản 1, điều 79, Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi bổ sung năm 2004, viết: "Tổng dự nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng...". Trong vốn tự có, vốn điều lệ chiếm tỷ trọng rất lớn. Do đó, nếu vốn điều lệ nhỏ, ngân hàng thương mại không thể cho những tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp lớn vay.
Theo tiết b, khoản 1, điều 81, Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2004, thì "Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được xác định bằng tỷ lệ giữa vốn tự có so với tài sản có, kể cả các cam kết ngoại bảng được điều chỉnh theo mức độ rủi ro".
Nội dung trên được hiểu rằng: lấy vốn tự có chia cho tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh, đánh giá theo mức độ có thể mất vốn; nhưng số tìm được nhân với 100, kết quả là một con số tương đối (%). Theo thông lệ quốc tế con số tương đối ấy, thấp nhất là 8%.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tỷ lệ an toàn vốn của mỗi ngân hàng thương mại, nhất là ngân hàng thương mại cổ phần thấp nhất là 8%. Như vậy, các ngân hàng thương mại muốn mở rộng khối lượng giá trị tín dụng và bảo lãnh cho khách hàng, buộc các ngân hàng thương mại phải tăng vốn tự có, vì vốn tự có là số bị chia trong phép tính chia nêu trên.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam còn quy định vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần sau khi trừ đi 70 tỷ đồng cho bản hiệu (tên ngân hàng thương mại cổ phần), hiệu số còn lại, cứ 20 tỷ đồng vốn điều lệ, ngân hàng thương mại ấy mới được thành lập một chi nhánh. Đến năm 2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam còn quy định vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại cổ phần tối thiểu là 3.000 tỷ đồng.
Điều quan trọng hơn, từ ngày 1/4/2007, theo cam kết của chính phủ Việt Nam khi vào WTO, các "ngân hàng con" của ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập tại Việt Nam, hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng của Việt Nam, và không bị đối xử phân biệt với các ngân hàng thương mại của Việt Nam.
Với các điều kiện trên, buộc các ngân hàng thương mại nước ta, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần phải tăng vốn điều lệ.
Theo số liệu của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, đến cuối tháng 3/2007, tổng số vốn điều lệ của ngân hàng thương mại nước ta là 60.680,49 tỷ đồng, so với cuối năm 2003, tăng 25.590,633 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại Nhà nước 32.335,5 tỷ đồng, tăng 16.166,7 tỷ đồng hay tăng 99,99%; tổng số vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại cổ phần 23.262,49 tỷ đồng, tăng 19.423,933 tỷ đồng hay tăng 506,02%.
Đã có ba ngân hàng thương mại cổ phần được niêm yết cổ phiếu và hai ngân hàng thương mại Nhà nước được niêm yết trái phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM.
Chuẩn bị cho sự hiện diện của các "ngân hàng con" nước ngoài, các ngân hàng thương mại nước ta, nhất là ngân hàng thương mại Nhà nước đã, đang và sẽ ký hợp đồng song biên với các tập đoàn kinh tế hoặc các doanh nghiệp lớn về hợp tác toàn diện, trong đó về phía ngân hàng thương mại sẽ cung ứng đầy đủ vốn vay cho đối tác.
Đây được coi là bản "dạo nhạc" cho buổi biểu diễn văn nghệ sắp đến. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại đang diễn ra rất sôi động về số lượng mở chi nhánh hoặc phòng giao dịch. Nhưng, dịch vụ ngân hàng còn nghèo nàn, nhất là dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường.
Trong 5 năm qua, mỗi năm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mở hội thảo gọi là "Banking Việt Nam" tại một khách sạn lớn ở Hà Nội. Thực chất của hội thảo này là nơi để các hãng cung cấp các phương tiện hoạt động ngân hàng của nhiều nước rao bán máy ATM, máy chấp nhận thẻ ngân hàng POS, máy đếm tiền hiện đại: vừa đếm, vừa phân loại giấy bạc ngân hàng theo mệnh giá lớn nhỏ, vừa phát hiện giấy bạc giả và các loại thẻ ngân hàng.
Theo các chuyên gia ngân hàng, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trong nước với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các "ngân hàng con" của họ trong tương lai gần rất quyết liệt, do đó các ngân hàng thương mại cổ phần nên sáp nhập với nhau để tạo ra vốn điều lệ lớn.
Đây là quá trình tập trung vốn, tập trung trí tuệ để điều hành kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng ngày một phát triển và có hiệu quả cao.
Ngân hàng thương mại có nhiều nợ xấu và các khoản rủi ro khác như mất quỹ tiền mặt, rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt mà quỹ dự phòng rủi ro và các loại quỹ khác của ngân hàng thương mại không đủ năng lực tài chính xóa hết các món nợ xấu và các rủi ro khác.
Khi đó thanh tra các tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu ngân hàng thương mại dùng vốn điều lệ để xóa hết những món nợ xấu và các rủi ro khác. Nhưng nếu ngân hàng thương mại dùng vốn điều lệ xóa nợ xấu và các rủi ro khác hết 50%, mà trong một thời gian ngắn ngân hàng thương mại không có khả năng tăng vốn điều lệ, Ngân hàng Nhà nước được quyền tuyên bố ngân hàng thương mại ấy đã phá sản.
Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại Nhà nước do Bộ Tài chính cấp từ ngân sách Nhà nước. Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần do cổ đông, trong đó đại cổ đông góp vốn, thể hiện bằng sở hữu một số lượng cổ phiếu theo luật định. Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, theo kiểu "đi vay, để cho vay", tại sao các ngân hàng thương mại nước ta lại tăng vốn điều lệ như thời gian vừa qua?
Theo tiết a, khoản 1, điều 79, Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi bổ sung năm 2004, viết: "Tổng dự nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng...". Trong vốn tự có, vốn điều lệ chiếm tỷ trọng rất lớn. Do đó, nếu vốn điều lệ nhỏ, ngân hàng thương mại không thể cho những tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp lớn vay.
Theo tiết b, khoản 1, điều 81, Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2004, thì "Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được xác định bằng tỷ lệ giữa vốn tự có so với tài sản có, kể cả các cam kết ngoại bảng được điều chỉnh theo mức độ rủi ro".
Nội dung trên được hiểu rằng: lấy vốn tự có chia cho tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh, đánh giá theo mức độ có thể mất vốn; nhưng số tìm được nhân với 100, kết quả là một con số tương đối (%). Theo thông lệ quốc tế con số tương đối ấy, thấp nhất là 8%.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tỷ lệ an toàn vốn của mỗi ngân hàng thương mại, nhất là ngân hàng thương mại cổ phần thấp nhất là 8%. Như vậy, các ngân hàng thương mại muốn mở rộng khối lượng giá trị tín dụng và bảo lãnh cho khách hàng, buộc các ngân hàng thương mại phải tăng vốn tự có, vì vốn tự có là số bị chia trong phép tính chia nêu trên.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam còn quy định vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần sau khi trừ đi 70 tỷ đồng cho bản hiệu (tên ngân hàng thương mại cổ phần), hiệu số còn lại, cứ 20 tỷ đồng vốn điều lệ, ngân hàng thương mại ấy mới được thành lập một chi nhánh. Đến năm 2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam còn quy định vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại cổ phần tối thiểu là 3.000 tỷ đồng.
Điều quan trọng hơn, từ ngày 1/4/2007, theo cam kết của chính phủ Việt Nam khi vào WTO, các "ngân hàng con" của ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập tại Việt Nam, hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng của Việt Nam, và không bị đối xử phân biệt với các ngân hàng thương mại của Việt Nam.
Với các điều kiện trên, buộc các ngân hàng thương mại nước ta, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần phải tăng vốn điều lệ.
Theo số liệu của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, đến cuối tháng 3/2007, tổng số vốn điều lệ của ngân hàng thương mại nước ta là 60.680,49 tỷ đồng, so với cuối năm 2003, tăng 25.590,633 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại Nhà nước 32.335,5 tỷ đồng, tăng 16.166,7 tỷ đồng hay tăng 99,99%; tổng số vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại cổ phần 23.262,49 tỷ đồng, tăng 19.423,933 tỷ đồng hay tăng 506,02%.
Đã có ba ngân hàng thương mại cổ phần được niêm yết cổ phiếu và hai ngân hàng thương mại Nhà nước được niêm yết trái phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM.
Chuẩn bị cho sự hiện diện của các "ngân hàng con" nước ngoài, các ngân hàng thương mại nước ta, nhất là ngân hàng thương mại Nhà nước đã, đang và sẽ ký hợp đồng song biên với các tập đoàn kinh tế hoặc các doanh nghiệp lớn về hợp tác toàn diện, trong đó về phía ngân hàng thương mại sẽ cung ứng đầy đủ vốn vay cho đối tác.
Đây được coi là bản "dạo nhạc" cho buổi biểu diễn văn nghệ sắp đến. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại đang diễn ra rất sôi động về số lượng mở chi nhánh hoặc phòng giao dịch. Nhưng, dịch vụ ngân hàng còn nghèo nàn, nhất là dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường.
Trong 5 năm qua, mỗi năm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mở hội thảo gọi là "Banking Việt Nam" tại một khách sạn lớn ở Hà Nội. Thực chất của hội thảo này là nơi để các hãng cung cấp các phương tiện hoạt động ngân hàng của nhiều nước rao bán máy ATM, máy chấp nhận thẻ ngân hàng POS, máy đếm tiền hiện đại: vừa đếm, vừa phân loại giấy bạc ngân hàng theo mệnh giá lớn nhỏ, vừa phát hiện giấy bạc giả và các loại thẻ ngân hàng.
Theo các chuyên gia ngân hàng, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trong nước với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các "ngân hàng con" của họ trong tương lai gần rất quyết liệt, do đó các ngân hàng thương mại cổ phần nên sáp nhập với nhau để tạo ra vốn điều lệ lớn.
Đây là quá trình tập trung vốn, tập trung trí tuệ để điều hành kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng ngày một phát triển và có hiệu quả cao.