Nhà đầu tư “chê” cổ phiếu gạch men
Tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, hiện chỉ có 2 cổ phiếu gạch men đang giao dịch
Tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, hiện chỉ có 2 cổ phiếu gạch men đang giao dịch.
Một của Đài Loan - Công ty Cổ phần Gạch men Chang Yih, mã chứng khoán là CYC, một của Việt Nam - Công ty Cổ phần gạch men Thanh Thanh, với giá thuộc hàng thấp nhất trong số 107 cổ phiếu, chỉ có hơn 20.000 đồng/cổ phiếu.
Một số nhà đầu tư cho rằng cổ phiếu gạch men rất ít người quan tâm bởi vì công ty làm ăn thua lỗ trong năm 2006, còn năm 2007 thì chưa thấy sáng sủa hơn.
Công ty Cổ phần Gạch men Chang Yih (vốn của Đài Loan) lên sàn từ quý 3/2006. Ngày 29/8/2006, lúc thị trường còn chưa nóng, giá khớp lệnh cổ phiếu CYC ở mức 24.000 đồng/cổ phiếu. Sau khi có thông tin năm 2006 Gạch men Chang Yih thua lỗ, giá cổ phiếu CYC sụt xuống còn 16.500 đồng/cổ phiếu vào ngày 26/2/2007 (lúc này thị trường đang rất nóng).
Phiên 4/4/2007, giá CYC đã tăng lên được 22.000 đồng/cổ phiếu nhưng vẫn là mức giá thấp nhất trong số 107 cổ phiếu. Nguyên nhân chính là do làm ăn thua lỗ.
Ngày 4/4, Công ty Cổ phần Gạch men Chang Yih chính thức công bố nghị quyết của Hội đồng Quản trị đã được thông qua tại cuộc họp ở số 180 đường Hòa Bình, thành phố Tân Trúc, Đài Loan theo lệnh triệu tập của ông Chủ tịch Hội đồng Quản trị.
Hội đồng Quản trị đã thông qua những nội dung chính sau: đánh giá khái quát tình sản xuất kinh doanh năm 2006: tổng tài sản tại thời điểm 31/12/2006 là 225,94 tỷ đồng, tương đương 14 triệu USD, nguồn vốn chủ sở hữu 31/12/2006: 106,49 tỷ đồng, tương đương 6,614 triệu USD, tổng doanh thu năm 2006: 151,12 tỷ đồng, tương đương 9,386 triệu USD, lỗ năm 2006 là 7,24 tỷ đồng, tương đương 449.702 USD.
Về nguyên nhân lỗ năm 2006, Gạch men Chang Yih cho rằng: việc thị trường bất động sản bị đóng băng những năm trước đã ảnh hưởng đến sức tiêu thụ các mặt hàng vật liệu xây dựng nói chung, sản phẩm ngành gạch men nói riêng. Thị trường gạch men hiện nay đang trong tình trạng cung vượt cầu, khiến cạnh tranh diễn ra gay gắt, kéo theo giá bán không thể tăng theo tỷ lệ tăng giá đầu vào của nguyên vật liệu.
Một trong những thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là Đài Loan năm 2006 đã không cho nhập mặt hàng gạch thạch anh gia công (theo tỷ lệ gia công 35%), đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Gạch men Chang Yih.
Biết trước được điều này, công ty đã cho ra đời sản phẩm cao cấp thương hiệu Kis để thay thế mặt hàng thạch anh nhằm duy trì tỷ lệ xuất khẩu và gia tăng thị phần trong nước. Tuy nhiên, sản phẩm Kis chưa đạt được chất lượng như mong muốn, đã ảnh hưởng lớn đến doanh thu.
Cụ thể, doanh thu năm 2006 so với năm 2005 như sau: tổng doanh thu năm 2006 đạt 151,11 tỷ so với 227,87 tỷ đồng của năm 2005 tức giảm 33,68%, tương ứng giảm 76,75 tỷ đồng trong đó: doanh số xuất khẩu năm 2006 là 9,28 tỷ đồng so với 82,09 tỷ đồng của năm 2005, tức giảm 88,71%, tương ứng giảm 72,83 tỷ đồng. Doanh thu nội địa năm 2006 là 141,85 tỷ so với 145,77 tỷ đồng của năm 2005, tức giảm 2,69 %, tương ứng giảm 3,92 tỷ đồng.
Sáu tháng đầu năm 2006, giá nguyên liệu gạch men tăng đột biến, đặc biệt là giá gas và dầu FO (nguyên liệu chiếm gần 40% trong cơ cấu giá thành sản phẩm) tăng mạnh khiến rất nhiều nguyên liệu đầu vào khác cũng tăng theo.
Giá thành sản phẩm tăng, trong khi giá bán lại không thể tăng theo tỷ lệ khiến 6 tháng đầu năm 2006 lỗ hơn 11,5 tỷ đồng là điều khó tránh khỏi. Mặt hàng chịu lỗ nhiều nhất là sản phẩm Kis do chưa phù hợp về chất lượng, tỷ lệ loại 2 và 3 chiếm khá lớn.
Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm công tác quản lý sản xuất đã được cải thiện, tổ chức sản xuất hợp lý, công ty đã có lãi ở mức hơn 4,3 tỷ đồng, tính chung cả năm tổng số lỗ của công ty là 7,2 tỷ đồng.
Hội đồng Quản trị Gạch men Chang Yih cũng đưa ra phương hướng, mục tiêu năm 2007 với nội dung chính là tăng năng lực sản xuất, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư công nghệ mới hiện đại, giảm giá thành, tăng năng lực cạnh tranh cụ thể: đẩy mạnh sản xuất hàng cao cấp, nâng cao tỷ lệ hàng loại 1, nâng cao năng lực sản xuất và công suất hoạt động và đầu tư máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, nhân lực... cho ra những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã kiểu dáng đẹp phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước lẫn xuất khẩu.
Gạch men Chang Yih đưa ra phương hướng kinh doanh năm 2007 với nội dung: mở rộng phát triển thị trường nội địa và xuất khẩu, phấn đấu đạt 40% doanh thu xuất khẩu và 60% nội địa trong năm 2007, đạt sản lượng 4.800.000 m2, doanh thu đạt 21 triệu USD và lợi nhuận đạt 1,5 triệu USD trong năm 2007.
Về việc vay vốn ngân hàng, Gạch men Chang Yih nêu rõ: để thực hiện các mục tiêu trên, công ty cần phải bổ sung thêm nguồn vốn ngắn hạn và trung hạn thông qua việc vay vốn từ các ngân hàng ở Việt Nam.
Cụ thể nhu cầu vay như sau: vốn cố định phục vụ cho đầu tư máy móc thiết bị sản xuất, xây dựng mở rộng nhà xưởng, dự kiến khoản vay là 1.500.000 USD, vốn lưu động trang trải chi phí nguyên vật liệu, nhân công, và các khoản chi phí ngắn hạn khác phục vụ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, dự kiến khoản vay là 3.000.000 USD.
Một số nhà đầu tư có kinh nghiệm nhận định, đầu tư vào công ty đang làm ăn thua lỗ, giá cổ phiếu đang rất thấp là một dạng đầu tư mạo hiểm, rủi ro rất cao mà cơ hội “thắng” cũng rất lớn.
Nếu công ty đang thua lỗ mà phá sản thì giá cổ phiếu của công ty này chỉ còn là tờ “giấy lộn”, nếu công ty vượt qua khỏi khó khăn, giá cổ phiếu có thể gấp 8-10 lần sau vài năm.
Một của Đài Loan - Công ty Cổ phần Gạch men Chang Yih, mã chứng khoán là CYC, một của Việt Nam - Công ty Cổ phần gạch men Thanh Thanh, với giá thuộc hàng thấp nhất trong số 107 cổ phiếu, chỉ có hơn 20.000 đồng/cổ phiếu.
Một số nhà đầu tư cho rằng cổ phiếu gạch men rất ít người quan tâm bởi vì công ty làm ăn thua lỗ trong năm 2006, còn năm 2007 thì chưa thấy sáng sủa hơn.
Công ty Cổ phần Gạch men Chang Yih (vốn của Đài Loan) lên sàn từ quý 3/2006. Ngày 29/8/2006, lúc thị trường còn chưa nóng, giá khớp lệnh cổ phiếu CYC ở mức 24.000 đồng/cổ phiếu. Sau khi có thông tin năm 2006 Gạch men Chang Yih thua lỗ, giá cổ phiếu CYC sụt xuống còn 16.500 đồng/cổ phiếu vào ngày 26/2/2007 (lúc này thị trường đang rất nóng).
Phiên 4/4/2007, giá CYC đã tăng lên được 22.000 đồng/cổ phiếu nhưng vẫn là mức giá thấp nhất trong số 107 cổ phiếu. Nguyên nhân chính là do làm ăn thua lỗ.
Ngày 4/4, Công ty Cổ phần Gạch men Chang Yih chính thức công bố nghị quyết của Hội đồng Quản trị đã được thông qua tại cuộc họp ở số 180 đường Hòa Bình, thành phố Tân Trúc, Đài Loan theo lệnh triệu tập của ông Chủ tịch Hội đồng Quản trị.
Hội đồng Quản trị đã thông qua những nội dung chính sau: đánh giá khái quát tình sản xuất kinh doanh năm 2006: tổng tài sản tại thời điểm 31/12/2006 là 225,94 tỷ đồng, tương đương 14 triệu USD, nguồn vốn chủ sở hữu 31/12/2006: 106,49 tỷ đồng, tương đương 6,614 triệu USD, tổng doanh thu năm 2006: 151,12 tỷ đồng, tương đương 9,386 triệu USD, lỗ năm 2006 là 7,24 tỷ đồng, tương đương 449.702 USD.
Về nguyên nhân lỗ năm 2006, Gạch men Chang Yih cho rằng: việc thị trường bất động sản bị đóng băng những năm trước đã ảnh hưởng đến sức tiêu thụ các mặt hàng vật liệu xây dựng nói chung, sản phẩm ngành gạch men nói riêng. Thị trường gạch men hiện nay đang trong tình trạng cung vượt cầu, khiến cạnh tranh diễn ra gay gắt, kéo theo giá bán không thể tăng theo tỷ lệ tăng giá đầu vào của nguyên vật liệu.
Một trong những thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là Đài Loan năm 2006 đã không cho nhập mặt hàng gạch thạch anh gia công (theo tỷ lệ gia công 35%), đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Gạch men Chang Yih.
Biết trước được điều này, công ty đã cho ra đời sản phẩm cao cấp thương hiệu Kis để thay thế mặt hàng thạch anh nhằm duy trì tỷ lệ xuất khẩu và gia tăng thị phần trong nước. Tuy nhiên, sản phẩm Kis chưa đạt được chất lượng như mong muốn, đã ảnh hưởng lớn đến doanh thu.
Cụ thể, doanh thu năm 2006 so với năm 2005 như sau: tổng doanh thu năm 2006 đạt 151,11 tỷ so với 227,87 tỷ đồng của năm 2005 tức giảm 33,68%, tương ứng giảm 76,75 tỷ đồng trong đó: doanh số xuất khẩu năm 2006 là 9,28 tỷ đồng so với 82,09 tỷ đồng của năm 2005, tức giảm 88,71%, tương ứng giảm 72,83 tỷ đồng. Doanh thu nội địa năm 2006 là 141,85 tỷ so với 145,77 tỷ đồng của năm 2005, tức giảm 2,69 %, tương ứng giảm 3,92 tỷ đồng.
Sáu tháng đầu năm 2006, giá nguyên liệu gạch men tăng đột biến, đặc biệt là giá gas và dầu FO (nguyên liệu chiếm gần 40% trong cơ cấu giá thành sản phẩm) tăng mạnh khiến rất nhiều nguyên liệu đầu vào khác cũng tăng theo.
Giá thành sản phẩm tăng, trong khi giá bán lại không thể tăng theo tỷ lệ khiến 6 tháng đầu năm 2006 lỗ hơn 11,5 tỷ đồng là điều khó tránh khỏi. Mặt hàng chịu lỗ nhiều nhất là sản phẩm Kis do chưa phù hợp về chất lượng, tỷ lệ loại 2 và 3 chiếm khá lớn.
Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm công tác quản lý sản xuất đã được cải thiện, tổ chức sản xuất hợp lý, công ty đã có lãi ở mức hơn 4,3 tỷ đồng, tính chung cả năm tổng số lỗ của công ty là 7,2 tỷ đồng.
Hội đồng Quản trị Gạch men Chang Yih cũng đưa ra phương hướng, mục tiêu năm 2007 với nội dung chính là tăng năng lực sản xuất, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư công nghệ mới hiện đại, giảm giá thành, tăng năng lực cạnh tranh cụ thể: đẩy mạnh sản xuất hàng cao cấp, nâng cao tỷ lệ hàng loại 1, nâng cao năng lực sản xuất và công suất hoạt động và đầu tư máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, nhân lực... cho ra những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã kiểu dáng đẹp phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước lẫn xuất khẩu.
Gạch men Chang Yih đưa ra phương hướng kinh doanh năm 2007 với nội dung: mở rộng phát triển thị trường nội địa và xuất khẩu, phấn đấu đạt 40% doanh thu xuất khẩu và 60% nội địa trong năm 2007, đạt sản lượng 4.800.000 m2, doanh thu đạt 21 triệu USD và lợi nhuận đạt 1,5 triệu USD trong năm 2007.
Về việc vay vốn ngân hàng, Gạch men Chang Yih nêu rõ: để thực hiện các mục tiêu trên, công ty cần phải bổ sung thêm nguồn vốn ngắn hạn và trung hạn thông qua việc vay vốn từ các ngân hàng ở Việt Nam.
Cụ thể nhu cầu vay như sau: vốn cố định phục vụ cho đầu tư máy móc thiết bị sản xuất, xây dựng mở rộng nhà xưởng, dự kiến khoản vay là 1.500.000 USD, vốn lưu động trang trải chi phí nguyên vật liệu, nhân công, và các khoản chi phí ngắn hạn khác phục vụ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, dự kiến khoản vay là 3.000.000 USD.
Một số nhà đầu tư có kinh nghiệm nhận định, đầu tư vào công ty đang làm ăn thua lỗ, giá cổ phiếu đang rất thấp là một dạng đầu tư mạo hiểm, rủi ro rất cao mà cơ hội “thắng” cũng rất lớn.
Nếu công ty đang thua lỗ mà phá sản thì giá cổ phiếu của công ty này chỉ còn là tờ “giấy lộn”, nếu công ty vượt qua khỏi khó khăn, giá cổ phiếu có thể gấp 8-10 lần sau vài năm.