Nhà đầu tư chứng khoán tạm ấm lòng
Cơ hội và thành quả đang tạm làm ấm lòng nhiều nhà đầu tư, sau những tổn thất lớn về vật chất lẫn tinh thần từ cuối năm 2007
Cơ hội và thành quả đang tạm làm ấm lòng nhiều nhà đầu tư, sau những tổn thất lớn về vật chất lẫn tinh thần từ cuối năm 2007.
Buổi giao lưu định kỳ với nhà đầu tư tháng 6, tại Công ty Chứng khoán Thăng Long (TSC), hai đầu cầu hội sở Hà Nội và chi nhánh Tp.HCM không còn chỗ len chân cho người đến muộn. Trên sàn giao dịch, lệnh chen mua cũng trở nên rất khó khăn trong phiên cuối tuần qua.
Cơ hội hiếm có?
Bất ngờ và hứng khởi. Đó là tâm trạng chung của nhiều nhà đầu tư có mặt tại buổi giao lưu nói trên, khi họ cùng nhận định những diễn biến vừa qua quá nhanh, nóng và vượt ngoài những tính toán thận trọng.
“Tôi chỉ còn lại khoảng 20% vốn sau năm 2007 và 2008. 20% đó hiện đã giải ngân tất cả, xem như quyết định cuối cùng. Giờ đã gỡ được gần 1/3 tổng vốn đã mất, nhưng chưa bán”, một nhà đầu tư cho biết. Quyết tâm nắm giữ của ông cũng tìm được ý kiến ủng hộ trong câu chuyện với nhóm bạn.
Đó là cơ hội. Tại buổi giao lưu nói trên, yếu tố cơ hội được nhìn nhận ở bối cảnh khủng hoảng, suy thoái và hồi phục khó lặp lại của nền kinh tế thế giới, trong nước nói chung và của thị trường chứng khoán nói riêng. Tất nhiên điều này còn tùy thuộc vào khả năng nắm bắt của mỗi nhà đầu tư.
Đó là bối cảnh chung. Còn những nguyên nhân cụ thể, theo phân tích của chuyên gia, của nhà đầu tư trong cuộc giao lưu, có thể khái quát ở một số điểm sau:
Thứ nhất, chứng khoán Việt Nam đã chịu ảnh hưởng lớn và bắt nhịp theo thị trường Mỹ trong thời gian qua. Theo TS. Nguyễn Trọng Nghĩa, Giám đốc Phân tích của TSC, khi thị trường chứng khoán của đầu tàu kinh tế thế giới hồi phục, chứng khoán các nước sẽ nắm cơ hội “chạy theo”.
Với thị trường Mỹ, đi cùng với niềm tin “tốt hơn dự kiến” về sự hồi phục của nền kinh tế, một “bàn tay hữu hình” đã và đang can thiệp, thúc đẩy sự đi lên của thị trường chứng khoán. Ông Nghĩa cho rằng, bàn tay đó có từ Chính phủ và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), bơm tiền và cho phép hệ thống ngân hàng mua bán, "thao túng" thị trường và đẩy thị trường chứng khoán lên cao, với mục đích chính là cải thiện niềm tin thị trường, cứu hệ thống ngân hàng (với điều kiện phát hành tăng vốn tốt lên) và cứu nền kinh tế…
Bàn tay đó đi cùng với nguồn tiền rẻ (lãi suất 0%) “tràn ngập” hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán. Thay vì cho vay ra, nguồn tiền này được đổ vào chứng khoán và được minh chứng bằng các nguồn thống kê giao dịch với khối lượng rất lớn của các nhà băng Mỹ thời gian qua. Và theo nhận định của chuyên gia TSC, bàn tay hữu hình đó hiện vẫn đang hoạt động rất tốt.
Thứ hai, với yếu tố nội tại của thị trường chứng khoán Việt Nam, đó là sự phản ánh (thường đi trước 6 - 9 tháng) những chuyển biến của các yếu tố cơ bản của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, dù đã tăng rất mạnh từ tháng 3/2009 đến nay, theo nhận định mà chuyên gia trên đưa ra thì chứng khoán Việt Nam vẫn chưa hẳn là đắt. Tính toán của TSC cho rằng, P/E bình quân thị trường tại thời điểm 5/6/2009 vẫn cho thấy sự hấp dẫn, là 17, thấp hơn Trung Quốc (28) và Mỹ (18), châu Âu (25).
Và điểm nổi bật nhất của thị trường hiện nay là yếu tố sức mạnh của nguồn tiền. Tại buổi giao lưu trên, cũng như trong thảo luận bên lề giữa các nhóm nhà đầu tư, yếu tố quyết định nhất là tính hấp dẫn và khả năng sinh lời của chứng khoán. Yếu tố này đang kêu gọi các nguồn vốn từ gửi tiết kiệm ngân hàng, từ sàn vàng, từ bất động sản… sang. Và theo khẳng định của của ông Nghĩa, khi chứng khoán còn tăng thì dòng tiền đó sẽ không dễ bị chia sẻ.
Chậm chân, còn cơ hội?
Một câu hỏi khó trả lời, cũng như sự quan tâm nhất của nhà đầu tư hiện nay: thị trường có tiếp tục tăng, VN-Index sẽ lên bao nhiêu, nhà đầu tư chậm chân có còn cơ hội?
Khó đưa ra câu trả lời cụ thể. Dưới góc độ kỹ thuật, nhà phân tích đang chờ đợi mốc “đầu vai” 484 điểm của đợt tăng này, kế đến là mốc tâm lý 500 điểm… Có khả quan khi VN-Index tiếp tục thể hiện thế “chẻ tre” ở phiên cuối tuần này, hiện đã đạt 478,72 điểm.
Trong cuộc khảo sát trực tuyến của VnEconomy vừa thực hiện sau 1 ngày, được lựa chọn nhiều nhất là ý kiến cho rằng VN-Index sẽ vượt 600 điểm trong tháng 6; một lựa chọn khác của số đông nhà đầu tư và thận trọng hơn là vùng 500 - 550 điểm. Kết quả mang tính tham khảo này cũng cho thấy kỳ vọng chung rất lớn.
Với nhiều nhà đầu tư, kỳ vọng này phản ánh nỗ lực lấy lại những gì đã mất từ cuối năm 2007 và trong năm 2008. Và theo khuyến nghị của ông Nguyễn Trọng Nghĩa, với xu thế hiện nay, nhà đầu tư cần bám sàn sát sao hơn, lướt sóng và một khi thị trường Mỹ bứt phá thì VN-Index sẽ vươn lên "tầm cao" mới, 500 - 560 điểm.
Cụ thể hơn, quan điểm đầu tư của chuyên gia này là nhà đầu tư có thể ngắm tới những cố phiếu chậm chân trong đợt tăng vừa qua như DPM, ACB hay họ dầu khí (PVD, PVS, PVT, PVC); cũng như những mặt hàng có tỷ lệ chia thưởng hấp dẫn như PNJ, HAS, NSC, VC2…; những cổ phiếu của doanh nghiệp có kết quả kinh doanh quý 2 chắc chắn tốt như một số mã trong ngành nhựa, cao su, thép, chứng khoán và tài chính…
Về nhận định chung, ông Nghĩa cho rằng, về cơ bản, cho đến nay tất cả các yếu tố giúp đẩy thị trường chứng khoán Mỹ và Việt Nam đi lên vẫn còn nguyên vẹn. Tất nhiên, thị trường chờ đợi những yếu tố cơ bản rõ ràng hơn, như tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. “Sự gia tăng trở lại của xuất khẩu sẽ giúp Việt Nam thoát khỏi vùng đáy và điều này rất có thể sẽ diễn ra trong cuối quý 2 và quý 3”, ông Nghĩa nhận định.
Bên cạnh đó, có những thông tin tác động khác cũng cần xét đến là việc hoãn thuế thu nhập cá nhân, trong đó có thu nhập từ đầu tư chứng khoán, sẽ được Quốc hội chính thức quyết định tại kỳ họp đang diễn ra; hay tình hình sức khỏe và hoạt động của hệ thống ngân hàng theo kế hoạch thanh tra của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu triển khai từ ngày 10/6 này…
Buổi giao lưu định kỳ với nhà đầu tư tháng 6, tại Công ty Chứng khoán Thăng Long (TSC), hai đầu cầu hội sở Hà Nội và chi nhánh Tp.HCM không còn chỗ len chân cho người đến muộn. Trên sàn giao dịch, lệnh chen mua cũng trở nên rất khó khăn trong phiên cuối tuần qua.
Cơ hội hiếm có?
Bất ngờ và hứng khởi. Đó là tâm trạng chung của nhiều nhà đầu tư có mặt tại buổi giao lưu nói trên, khi họ cùng nhận định những diễn biến vừa qua quá nhanh, nóng và vượt ngoài những tính toán thận trọng.
“Tôi chỉ còn lại khoảng 20% vốn sau năm 2007 và 2008. 20% đó hiện đã giải ngân tất cả, xem như quyết định cuối cùng. Giờ đã gỡ được gần 1/3 tổng vốn đã mất, nhưng chưa bán”, một nhà đầu tư cho biết. Quyết tâm nắm giữ của ông cũng tìm được ý kiến ủng hộ trong câu chuyện với nhóm bạn.
Đó là cơ hội. Tại buổi giao lưu nói trên, yếu tố cơ hội được nhìn nhận ở bối cảnh khủng hoảng, suy thoái và hồi phục khó lặp lại của nền kinh tế thế giới, trong nước nói chung và của thị trường chứng khoán nói riêng. Tất nhiên điều này còn tùy thuộc vào khả năng nắm bắt của mỗi nhà đầu tư.
Đó là bối cảnh chung. Còn những nguyên nhân cụ thể, theo phân tích của chuyên gia, của nhà đầu tư trong cuộc giao lưu, có thể khái quát ở một số điểm sau:
Thứ nhất, chứng khoán Việt Nam đã chịu ảnh hưởng lớn và bắt nhịp theo thị trường Mỹ trong thời gian qua. Theo TS. Nguyễn Trọng Nghĩa, Giám đốc Phân tích của TSC, khi thị trường chứng khoán của đầu tàu kinh tế thế giới hồi phục, chứng khoán các nước sẽ nắm cơ hội “chạy theo”.
Với thị trường Mỹ, đi cùng với niềm tin “tốt hơn dự kiến” về sự hồi phục của nền kinh tế, một “bàn tay hữu hình” đã và đang can thiệp, thúc đẩy sự đi lên của thị trường chứng khoán. Ông Nghĩa cho rằng, bàn tay đó có từ Chính phủ và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), bơm tiền và cho phép hệ thống ngân hàng mua bán, "thao túng" thị trường và đẩy thị trường chứng khoán lên cao, với mục đích chính là cải thiện niềm tin thị trường, cứu hệ thống ngân hàng (với điều kiện phát hành tăng vốn tốt lên) và cứu nền kinh tế…
Bàn tay đó đi cùng với nguồn tiền rẻ (lãi suất 0%) “tràn ngập” hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán. Thay vì cho vay ra, nguồn tiền này được đổ vào chứng khoán và được minh chứng bằng các nguồn thống kê giao dịch với khối lượng rất lớn của các nhà băng Mỹ thời gian qua. Và theo nhận định của chuyên gia TSC, bàn tay hữu hình đó hiện vẫn đang hoạt động rất tốt.
Thứ hai, với yếu tố nội tại của thị trường chứng khoán Việt Nam, đó là sự phản ánh (thường đi trước 6 - 9 tháng) những chuyển biến của các yếu tố cơ bản của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, dù đã tăng rất mạnh từ tháng 3/2009 đến nay, theo nhận định mà chuyên gia trên đưa ra thì chứng khoán Việt Nam vẫn chưa hẳn là đắt. Tính toán của TSC cho rằng, P/E bình quân thị trường tại thời điểm 5/6/2009 vẫn cho thấy sự hấp dẫn, là 17, thấp hơn Trung Quốc (28) và Mỹ (18), châu Âu (25).
Và điểm nổi bật nhất của thị trường hiện nay là yếu tố sức mạnh của nguồn tiền. Tại buổi giao lưu trên, cũng như trong thảo luận bên lề giữa các nhóm nhà đầu tư, yếu tố quyết định nhất là tính hấp dẫn và khả năng sinh lời của chứng khoán. Yếu tố này đang kêu gọi các nguồn vốn từ gửi tiết kiệm ngân hàng, từ sàn vàng, từ bất động sản… sang. Và theo khẳng định của của ông Nghĩa, khi chứng khoán còn tăng thì dòng tiền đó sẽ không dễ bị chia sẻ.
Chậm chân, còn cơ hội?
Một câu hỏi khó trả lời, cũng như sự quan tâm nhất của nhà đầu tư hiện nay: thị trường có tiếp tục tăng, VN-Index sẽ lên bao nhiêu, nhà đầu tư chậm chân có còn cơ hội?
Khó đưa ra câu trả lời cụ thể. Dưới góc độ kỹ thuật, nhà phân tích đang chờ đợi mốc “đầu vai” 484 điểm của đợt tăng này, kế đến là mốc tâm lý 500 điểm… Có khả quan khi VN-Index tiếp tục thể hiện thế “chẻ tre” ở phiên cuối tuần này, hiện đã đạt 478,72 điểm.
Trong cuộc khảo sát trực tuyến của VnEconomy vừa thực hiện sau 1 ngày, được lựa chọn nhiều nhất là ý kiến cho rằng VN-Index sẽ vượt 600 điểm trong tháng 6; một lựa chọn khác của số đông nhà đầu tư và thận trọng hơn là vùng 500 - 550 điểm. Kết quả mang tính tham khảo này cũng cho thấy kỳ vọng chung rất lớn.
Với nhiều nhà đầu tư, kỳ vọng này phản ánh nỗ lực lấy lại những gì đã mất từ cuối năm 2007 và trong năm 2008. Và theo khuyến nghị của ông Nguyễn Trọng Nghĩa, với xu thế hiện nay, nhà đầu tư cần bám sàn sát sao hơn, lướt sóng và một khi thị trường Mỹ bứt phá thì VN-Index sẽ vươn lên "tầm cao" mới, 500 - 560 điểm.
Cụ thể hơn, quan điểm đầu tư của chuyên gia này là nhà đầu tư có thể ngắm tới những cố phiếu chậm chân trong đợt tăng vừa qua như DPM, ACB hay họ dầu khí (PVD, PVS, PVT, PVC); cũng như những mặt hàng có tỷ lệ chia thưởng hấp dẫn như PNJ, HAS, NSC, VC2…; những cổ phiếu của doanh nghiệp có kết quả kinh doanh quý 2 chắc chắn tốt như một số mã trong ngành nhựa, cao su, thép, chứng khoán và tài chính…
Về nhận định chung, ông Nghĩa cho rằng, về cơ bản, cho đến nay tất cả các yếu tố giúp đẩy thị trường chứng khoán Mỹ và Việt Nam đi lên vẫn còn nguyên vẹn. Tất nhiên, thị trường chờ đợi những yếu tố cơ bản rõ ràng hơn, như tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. “Sự gia tăng trở lại của xuất khẩu sẽ giúp Việt Nam thoát khỏi vùng đáy và điều này rất có thể sẽ diễn ra trong cuối quý 2 và quý 3”, ông Nghĩa nhận định.
Bên cạnh đó, có những thông tin tác động khác cũng cần xét đến là việc hoãn thuế thu nhập cá nhân, trong đó có thu nhập từ đầu tư chứng khoán, sẽ được Quốc hội chính thức quyết định tại kỳ họp đang diễn ra; hay tình hình sức khỏe và hoạt động của hệ thống ngân hàng theo kế hoạch thanh tra của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu triển khai từ ngày 10/6 này…