Nhà đầu tư “đói” thông tin
Sự sơ sài về thông tin cho nhà đầu tư thể hiện rất rõ qua trang web của các cơ quan quản lý
Thông tin cho nhà đầu tư hiện nay hóa ra là một vấn đề bức xúc.
Hàng loạt những thông tin cần thiết như quy hoạch, mặt bằng cho dự án đầu tư, các dữ liệu về dự án kêu gọi đầu tư, việc đấu thầu dự án… hoặc được cung cấp rất sơ sài hoặc được giữ trong tình trạng úp mở, thiếu công khai.
Sự sơ sài về thông tin thể hiện rất rõ qua trang web của các cơ quan quản lý. Ngày 9/7/2007, người viết thử truy cập vào mục “Các dự án kêu gọi đầu tư” của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM (tiếng Việt). Điều hết sức ngạc nhiên là ở đây chỉ có vẻn vẹn 14 dự án kêu gọi đầu tư - một con số quá nhỏ so với hàng trăm dự án đang có nhu cầu gọi vốn trên thực tế tại Tp.HCM.
Thậm chí, trong số 14 dự án nêu trên có không ít dự án đã có chủ và đã được triển khai, thậm chí triển khai đã nhiều năm nay như Trung tâm Hội chợ - Triển lãm quốc tế tại khu Nam Sài Gòn.
Thông tin trên website của Sở Giao thông Công chính có vẻ còn tệ hơn. Cả thành phố chỉ có tám dự án cơ sở hạ tầng được sở kêu gọi đầu tư nhưng oái oăm là toàn bộ những dự án này đều được công bố từ năm 2005 và 2006. Vậy, còn bao nhiêu dự án mới của năm 2007 và những năm tới thì ở đâu?
Tại kỳ họp HĐND lần thứ 11, khóa VII mới đây, khi trả lời chất vấn của các đại biểu về vấn đề chậm xử lý rác gây ô nhiễm, lãnh đạo Sở Tài nguyên - Môi trường đã nại lý do khó khăn trong việc tìm được nhà đầu tư cho các dự án. Thế nhưng, trên website của sở này lại không hề tìm thấy một thông tin nào về kêu gọi đầu tư.
Vì sao một công cụ tiện lợi như vậy đã không được tận dụng? Điều đáng nói là rất nhiều trang web của các chính quyền địa phương khác như Bình Dương, Đồng Nai, thành phố Đà Nẵng... cũng trong tình trạng tương tự: thông tin về kêu gọi đầu tư không có hoặc nếu có thì cũng “lơ thơ tơ liễu buông mành”mà thôi.
Trong khi các trang web, phương tiện tốt nhất để cung cấp thông tin cho nhà đầu tư bị bỏ phí thì cơ chế cung cấp thông tin lại hết sức thiếu minh bạch. Tại kỳ họp HĐND vừa qua, đại biểu Trương Trọng Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư Tp.HCM, nói rằng lãnh đạo thành phố thường kêu thiếu phòng cho du lịch nhưng khi có nhà đầu tư nước ngoài đến sẵn sàng xây dựng hai ba khách sạn 5 sao thì không ai chỉ ra được địa điểm đầu tư.
Theo ông Nghĩa, thành phố cần phải có một bản đồ minh bạch về quỹ đất, đặc biệt là quỹ đất dành cho đầu tư, nếu không sẽ rất khó ăn khó nói với các nhà đầu tư.
Ông Nguyễn Thanh Lâm, Giám đốc Công ty Viet Euro cũng cho biết các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ và vừa nước ngoài vô cùng khổ sở, mất rất nhiều công sức, chi phí cho việc tìm kiếm thông tin.
“Những nhà đầu tư lớn thường chủ động gặp và làm việc với Chính phủ nên họ được cung cấp thông tin dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đối với các nhà đầu tư nhỏ và vừa khi vào Việt Nam thì việc tìm thông tin giống như vào một mê hồn trận. Để tìm hiểu một dự án, họ có thể phải đi xin thông tin mỗi nơi một chút ở rất nhiều cơ quan khác nhau”.
Ông Lâm kể, có một công ty của Đức từng ăn dầm nằm dề suốt năm năm trời để điều nghiên dự án hầm và cầu Thủ Thiêm. Đùng một cái chính quyền thông báo không thực hiện phương án này nữa, khiến nhà đầu tư chỉ còn biết... kêu trời.
Dự án đầu tư khu 66-68-70 Lê Thánh Tôn, Công viên Chi Lăng và khu Eden tại Tp.HCM gây xôn xao vừa rồi cũng là điều bất ngờ không kém cho các nhà đầu tư về sự thiếu minh bạch. Theo ông Lâm, còn rất nhiều dự án khác, kể cả những dự án lớn trị giá hàng trăm triệu đô la không hiểu vì sao cũng không được đưa ra đấu thầu công khai…
Gần đây, UBND Tp.HCM quy hoạch 20 khu “đất vàng” tại quận 1 để gọi vốn đầu tư. Tuy nhiên, tìm thông tin chi tiết về các quy hoạch, dự án này ở đâu vẫn đang là câu hỏi của phần đông các nhà đầu tư muốn tham gia. Trong khi đó, có tin đồn một số khu “đất vàng” đã có người “xí chỗ”, đặt trước.
“Việc không công khai đấu thầu các dự án chỉ làm lợi cho một số người nắm được thông tin “nội gián”. Đây là mảnh đất màu mỡ cho tiêu cực, móc ngoặc, ngã giá thông tin. Trong khi đó, thiệt hại cho xã hội sẽ rất lớn vì sẽ không có nhiều nhà đầu tư tham gia và nhiều phương án đưa ra để chọn lựa”, ông Lâm nói.
Minh bạch, công khai thông tin cũng là một trong những cam kết của Việt Nam với WTO. Việc thiếu công khai, minh bạch dẫn đến một số lớn các doanh nghiệp không được đối xử công bằng, cạnh tranh bất bình đẳng và đây có thể sẽ là lý do làm chậm quá trình công nhận nền kinh tế thị trường cũng như nảy sinh các vụ kiện chống phá giá đối với Việt Nam (đối với các doanh nghiệp xuất khẩu).
“Người ta sẽ cho rằng những lợi ích mà một số doanh nghiệp thu được xuất phát từ thông tin nội gián là mang tính phi thị trường vì giao dịch méo mó, có sự can thiệp của cơ quan công quyền”, TS. Nguyễn Vân Nam giải thích.
Hàng loạt những thông tin cần thiết như quy hoạch, mặt bằng cho dự án đầu tư, các dữ liệu về dự án kêu gọi đầu tư, việc đấu thầu dự án… hoặc được cung cấp rất sơ sài hoặc được giữ trong tình trạng úp mở, thiếu công khai.
Sự sơ sài về thông tin thể hiện rất rõ qua trang web của các cơ quan quản lý. Ngày 9/7/2007, người viết thử truy cập vào mục “Các dự án kêu gọi đầu tư” của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM (tiếng Việt). Điều hết sức ngạc nhiên là ở đây chỉ có vẻn vẹn 14 dự án kêu gọi đầu tư - một con số quá nhỏ so với hàng trăm dự án đang có nhu cầu gọi vốn trên thực tế tại Tp.HCM.
Thậm chí, trong số 14 dự án nêu trên có không ít dự án đã có chủ và đã được triển khai, thậm chí triển khai đã nhiều năm nay như Trung tâm Hội chợ - Triển lãm quốc tế tại khu Nam Sài Gòn.
Thông tin trên website của Sở Giao thông Công chính có vẻ còn tệ hơn. Cả thành phố chỉ có tám dự án cơ sở hạ tầng được sở kêu gọi đầu tư nhưng oái oăm là toàn bộ những dự án này đều được công bố từ năm 2005 và 2006. Vậy, còn bao nhiêu dự án mới của năm 2007 và những năm tới thì ở đâu?
Tại kỳ họp HĐND lần thứ 11, khóa VII mới đây, khi trả lời chất vấn của các đại biểu về vấn đề chậm xử lý rác gây ô nhiễm, lãnh đạo Sở Tài nguyên - Môi trường đã nại lý do khó khăn trong việc tìm được nhà đầu tư cho các dự án. Thế nhưng, trên website của sở này lại không hề tìm thấy một thông tin nào về kêu gọi đầu tư.
Vì sao một công cụ tiện lợi như vậy đã không được tận dụng? Điều đáng nói là rất nhiều trang web của các chính quyền địa phương khác như Bình Dương, Đồng Nai, thành phố Đà Nẵng... cũng trong tình trạng tương tự: thông tin về kêu gọi đầu tư không có hoặc nếu có thì cũng “lơ thơ tơ liễu buông mành”mà thôi.
Trong khi các trang web, phương tiện tốt nhất để cung cấp thông tin cho nhà đầu tư bị bỏ phí thì cơ chế cung cấp thông tin lại hết sức thiếu minh bạch. Tại kỳ họp HĐND vừa qua, đại biểu Trương Trọng Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư Tp.HCM, nói rằng lãnh đạo thành phố thường kêu thiếu phòng cho du lịch nhưng khi có nhà đầu tư nước ngoài đến sẵn sàng xây dựng hai ba khách sạn 5 sao thì không ai chỉ ra được địa điểm đầu tư.
Theo ông Nghĩa, thành phố cần phải có một bản đồ minh bạch về quỹ đất, đặc biệt là quỹ đất dành cho đầu tư, nếu không sẽ rất khó ăn khó nói với các nhà đầu tư.
Ông Nguyễn Thanh Lâm, Giám đốc Công ty Viet Euro cũng cho biết các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ và vừa nước ngoài vô cùng khổ sở, mất rất nhiều công sức, chi phí cho việc tìm kiếm thông tin.
“Những nhà đầu tư lớn thường chủ động gặp và làm việc với Chính phủ nên họ được cung cấp thông tin dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đối với các nhà đầu tư nhỏ và vừa khi vào Việt Nam thì việc tìm thông tin giống như vào một mê hồn trận. Để tìm hiểu một dự án, họ có thể phải đi xin thông tin mỗi nơi một chút ở rất nhiều cơ quan khác nhau”.
Ông Lâm kể, có một công ty của Đức từng ăn dầm nằm dề suốt năm năm trời để điều nghiên dự án hầm và cầu Thủ Thiêm. Đùng một cái chính quyền thông báo không thực hiện phương án này nữa, khiến nhà đầu tư chỉ còn biết... kêu trời.
Dự án đầu tư khu 66-68-70 Lê Thánh Tôn, Công viên Chi Lăng và khu Eden tại Tp.HCM gây xôn xao vừa rồi cũng là điều bất ngờ không kém cho các nhà đầu tư về sự thiếu minh bạch. Theo ông Lâm, còn rất nhiều dự án khác, kể cả những dự án lớn trị giá hàng trăm triệu đô la không hiểu vì sao cũng không được đưa ra đấu thầu công khai…
Gần đây, UBND Tp.HCM quy hoạch 20 khu “đất vàng” tại quận 1 để gọi vốn đầu tư. Tuy nhiên, tìm thông tin chi tiết về các quy hoạch, dự án này ở đâu vẫn đang là câu hỏi của phần đông các nhà đầu tư muốn tham gia. Trong khi đó, có tin đồn một số khu “đất vàng” đã có người “xí chỗ”, đặt trước.
“Việc không công khai đấu thầu các dự án chỉ làm lợi cho một số người nắm được thông tin “nội gián”. Đây là mảnh đất màu mỡ cho tiêu cực, móc ngoặc, ngã giá thông tin. Trong khi đó, thiệt hại cho xã hội sẽ rất lớn vì sẽ không có nhiều nhà đầu tư tham gia và nhiều phương án đưa ra để chọn lựa”, ông Lâm nói.
Minh bạch, công khai thông tin cũng là một trong những cam kết của Việt Nam với WTO. Việc thiếu công khai, minh bạch dẫn đến một số lớn các doanh nghiệp không được đối xử công bằng, cạnh tranh bất bình đẳng và đây có thể sẽ là lý do làm chậm quá trình công nhận nền kinh tế thị trường cũng như nảy sinh các vụ kiện chống phá giá đối với Việt Nam (đối với các doanh nghiệp xuất khẩu).
“Người ta sẽ cho rằng những lợi ích mà một số doanh nghiệp thu được xuất phát từ thông tin nội gián là mang tính phi thị trường vì giao dịch méo mó, có sự can thiệp của cơ quan công quyền”, TS. Nguyễn Vân Nam giải thích.