Nhà đầu tư Hàn Quốc phàn nàn gì?
Vấn đề chủ đạo mà nhiều đại diện doanh nghiệp Hàn Quốc quan tâm là các thông tin liên quan đến thuế ít được cập nhật
Hàn Quốc đang là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với 1.796 dự án đang hoạt động cùng tổng vốn đăng ký xấp xỉ 12,7 tỉ USD (tính đến hết tháng 11/2007).
Tuy nhiên, cuộc đối thoại giữa đại diện các doanh nghiệp Hàn Quốc và lãnh đạo các bộ ngành của Việt Nam diễn ra hôm 14/12 cho thấy, đằng sau sự hưởng ứng kinh doanh tại thị trường Việt Nam của các nhà đầu tư Hàn Quốc, vẫn còn ngổn ngang nhiều vấn đề cần giải quyết.
Khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp Hàn Quốc gặp phải trong thời kỳ đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam là do thiếu thông tin, bất đồng về ngôn ngữ, và thiếu chính sách đầu tư. Tuy nhiên, khi đã đầu tư vào Việt Nam, những vấn đề liên quan đến thuế, người lao động, đất đai lại là mối quan tâm chính của các doanh nghiệp Hàn Quốc và đây cũng là trọng tâm của phần thảo luận tại Hội nghị này.
Vấn đề chủ đạo mà nhiều đại diện doanh nghiệp Hàn Quốc quan tâm là các thông tin liên quan đến thuế ít được cập nhật, thậm chí nhiều thay đổi về thuế gây nhiều thắc mắc cho doanh nghiệp. Ví dụ như những điều chỉnh lại thuế nhập khẩu. “Việc điều chỉnh này không phù hợp với các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam”, ông Cho Gun Hwan, Giám đốc Phòng Thương mại Hàn Quốc tại Việt Nam (KorCham) nhận xét.
Ông đưa ra trường hợp cụ thể một công ty Hàn Quốc có nhà máy sản xuất ở gần Hà Nội phải nhập khẩu một số phụ tùng và linh kiện chưa sản xuất được tại Việt Nam. Thuế nhập khẩu sản phẩm của công ty này trước đây là 5% nhưng thuế nhập khẩu phụ tùng và linh kiện lên đến 30% nên công ty này rất khó cạnh tranh.
Ông Park Keun Hyung, đại diện cho Trung tâm Hỗ trợ kinh doanh (Kotra Hanoi) cũng cho rằng thủ tục và chi phí đền bù giải phóng mặt bằng rất cao là vấn đề bức xúc của các doanh nghiệp Hàn Quốc. Ông Cho Gun Hwan cũng phàn nàn quá trình chuyển giao quyền sử dụng đất cũng rất chậm.
Giám đốc KorCham cũng tỏ ra quan ngại về tình trạng khó khăn trong sa thải các nhân viên làm việc không chăm chỉ. Hơn nữa, việc tăng lương tối thiểu của lao động trong các doanh nghiệp FDI sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2008 đang đặt không ít doanh nghiệp vào nỗi lo lắng tăng chi phí đầu tư.
Liên quan đến vấn đề thuế nhập khẩu, ông Nguyễn Xuân Trung, Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, giải thích, theo quy định của pháp luật Việt Nam, linh kiện phụ tùng trong nước chưa sản xuất được nhưng khi doanh nghiệp nhập khẩu vẫn phải nộp thuế. Theo ông, liên quan đến vấn đề này có hai cách hiểu khác nhau.
Thứ nhất, những nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất của doanh nghiệp tạo ra sản phẩm để xuất khẩu hay tiêu thụ tại thị trường Việt Nam thì phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định của thuế xuất nhập khẩu. Trường hợp thứ hai là các tài sản bao gồm thiết bị máy móc, phương tiện vận chuyển, nguyên nhiên vật liệu ở Việt Nam chưa sản xuất được, nhà đầu tư nước ngoài nhập để xây dựng tài sản cố định thì nhà nước cho miễn thuế nhập khẩu hoàn toàn.
Về thủ tục đất đai, ông Trung khẳng định dứt khoát rằng chi phí đưa ra để giải phóng mặt bằng, đền bù cho dân để có diện tích đất “sạch” giao nhà đầu tư thuộc quyền quyết định của Chính phủ chứ không phải nhà đầu tư nước ngoài. Có hai trường hợp xảy ra. Nếu quỹ đất đó thực hiện dự án với hình thức liên doanh và bên đối tác Việt Nam dùng quyền sử dụng đất để góp vốn thì chi phí để giải phóng mặt bằng do doanh nghiệp Việt Nam chịu trách nhiệm.
Trường hợp 100% vốn nước ngoài thì Chính phủ Việt Nam đứng ra chi phí và tự giải phóng mặt bằng để giao đất cho nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trả tiền thuê đất cho Nhà nước. Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài bỏ chi phí để giải phóng mặt bằng thì Nhà nước sẽ công nhận chi phí đó vào tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đó.
Giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp Hàn Quốc về cách nào để sa thải người lao động, ông Lê Quang Trung, Vụ trưởng Vụ Lao động và chính sách việc làm cho biết: tại khoản 3 điều 36 Luật Lao động hai bên có thể tự thoả thuận với nhau để chấm dứt hợp đồng lao động. Đồng thời, tại điểm c khoản 1 điều 85 quy định người lao động nghỉ 5 ngày cộng dồn trong 1 tháng, 20 ngày cộng dồn trong một năm cũng bị sa thải.
Ông cũng cho biết Bộ đang tiếp tục nghiên cứu để bảo vệ quyền lợi của cả hai bên. Nghiên cứu ở đây bao gồm cả khái niệm không chăm chỉ, mức độ đến đâu. Tuy nhiên, ông Trung cho rằng tốt nhất là làm sao xây dựng được mối quan hệ tốt giữa người sử dụng lao động và người lao động và bày tỏ mong muốn các nhà đầu tư có biện pháp cũng như chính sách hỗ trợ để người lao động toàn tâm toàn ý với công việc.
Đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đưa ra những lý giải về việc tăng mức lương tối thiểu cho công nhân. Chính phủ Việt Nam đưa ra lộ trình đến 2012 sẽ hợp nhất mức lương tối thiểu giữa các loại hình doanh nghiệp. Theo lộ trình đó, hàng năm việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu là tất yếu.
Thực tế, tốc độ tăng tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp trong nước nhanh hơn so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, điều chỉnh tiền lương từ tháng 1/2006 đến nay. Qua 2 năm chỉ số giá sinh hoạt tăng 15% nên việc vừa điều chỉnh tiền lương tối thiểu doanh nghiệp FDI lên 13-15% cũng chỉ bù đắp phần trượt giá sinh hoạt.
Hơn nữa mặt bằng tiền lương của Việt Nam so với các nước trong khu vực vẫn thấp, đứng chót bảng (trừ Lào, Campuchia). Đối với doanh nghiệp FDI, mức lương tối thiểu thấp nhất hiện nay khoảng 45-55 USD. Để đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động cần điều chỉnh tiền lương cho phù hợp.
Hơn nữa theo tính toán của các chuyên gia Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, khi tăng 15-20% tiền lương tối thiểu thì chi phí sản xuất chỉ tăng 1%. Do đó, quan điểm của Bộ là việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu vừa qua không ảnh hưởng gì lớn đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, cuộc đối thoại giữa đại diện các doanh nghiệp Hàn Quốc và lãnh đạo các bộ ngành của Việt Nam diễn ra hôm 14/12 cho thấy, đằng sau sự hưởng ứng kinh doanh tại thị trường Việt Nam của các nhà đầu tư Hàn Quốc, vẫn còn ngổn ngang nhiều vấn đề cần giải quyết.
Khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp Hàn Quốc gặp phải trong thời kỳ đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam là do thiếu thông tin, bất đồng về ngôn ngữ, và thiếu chính sách đầu tư. Tuy nhiên, khi đã đầu tư vào Việt Nam, những vấn đề liên quan đến thuế, người lao động, đất đai lại là mối quan tâm chính của các doanh nghiệp Hàn Quốc và đây cũng là trọng tâm của phần thảo luận tại Hội nghị này.
Vấn đề chủ đạo mà nhiều đại diện doanh nghiệp Hàn Quốc quan tâm là các thông tin liên quan đến thuế ít được cập nhật, thậm chí nhiều thay đổi về thuế gây nhiều thắc mắc cho doanh nghiệp. Ví dụ như những điều chỉnh lại thuế nhập khẩu. “Việc điều chỉnh này không phù hợp với các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam”, ông Cho Gun Hwan, Giám đốc Phòng Thương mại Hàn Quốc tại Việt Nam (KorCham) nhận xét.
Ông đưa ra trường hợp cụ thể một công ty Hàn Quốc có nhà máy sản xuất ở gần Hà Nội phải nhập khẩu một số phụ tùng và linh kiện chưa sản xuất được tại Việt Nam. Thuế nhập khẩu sản phẩm của công ty này trước đây là 5% nhưng thuế nhập khẩu phụ tùng và linh kiện lên đến 30% nên công ty này rất khó cạnh tranh.
Ông Park Keun Hyung, đại diện cho Trung tâm Hỗ trợ kinh doanh (Kotra Hanoi) cũng cho rằng thủ tục và chi phí đền bù giải phóng mặt bằng rất cao là vấn đề bức xúc của các doanh nghiệp Hàn Quốc. Ông Cho Gun Hwan cũng phàn nàn quá trình chuyển giao quyền sử dụng đất cũng rất chậm.
Giám đốc KorCham cũng tỏ ra quan ngại về tình trạng khó khăn trong sa thải các nhân viên làm việc không chăm chỉ. Hơn nữa, việc tăng lương tối thiểu của lao động trong các doanh nghiệp FDI sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2008 đang đặt không ít doanh nghiệp vào nỗi lo lắng tăng chi phí đầu tư.
Liên quan đến vấn đề thuế nhập khẩu, ông Nguyễn Xuân Trung, Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, giải thích, theo quy định của pháp luật Việt Nam, linh kiện phụ tùng trong nước chưa sản xuất được nhưng khi doanh nghiệp nhập khẩu vẫn phải nộp thuế. Theo ông, liên quan đến vấn đề này có hai cách hiểu khác nhau.
Thứ nhất, những nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất của doanh nghiệp tạo ra sản phẩm để xuất khẩu hay tiêu thụ tại thị trường Việt Nam thì phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định của thuế xuất nhập khẩu. Trường hợp thứ hai là các tài sản bao gồm thiết bị máy móc, phương tiện vận chuyển, nguyên nhiên vật liệu ở Việt Nam chưa sản xuất được, nhà đầu tư nước ngoài nhập để xây dựng tài sản cố định thì nhà nước cho miễn thuế nhập khẩu hoàn toàn.
Về thủ tục đất đai, ông Trung khẳng định dứt khoát rằng chi phí đưa ra để giải phóng mặt bằng, đền bù cho dân để có diện tích đất “sạch” giao nhà đầu tư thuộc quyền quyết định của Chính phủ chứ không phải nhà đầu tư nước ngoài. Có hai trường hợp xảy ra. Nếu quỹ đất đó thực hiện dự án với hình thức liên doanh và bên đối tác Việt Nam dùng quyền sử dụng đất để góp vốn thì chi phí để giải phóng mặt bằng do doanh nghiệp Việt Nam chịu trách nhiệm.
Trường hợp 100% vốn nước ngoài thì Chính phủ Việt Nam đứng ra chi phí và tự giải phóng mặt bằng để giao đất cho nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trả tiền thuê đất cho Nhà nước. Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài bỏ chi phí để giải phóng mặt bằng thì Nhà nước sẽ công nhận chi phí đó vào tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đó.
Giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp Hàn Quốc về cách nào để sa thải người lao động, ông Lê Quang Trung, Vụ trưởng Vụ Lao động và chính sách việc làm cho biết: tại khoản 3 điều 36 Luật Lao động hai bên có thể tự thoả thuận với nhau để chấm dứt hợp đồng lao động. Đồng thời, tại điểm c khoản 1 điều 85 quy định người lao động nghỉ 5 ngày cộng dồn trong 1 tháng, 20 ngày cộng dồn trong một năm cũng bị sa thải.
Ông cũng cho biết Bộ đang tiếp tục nghiên cứu để bảo vệ quyền lợi của cả hai bên. Nghiên cứu ở đây bao gồm cả khái niệm không chăm chỉ, mức độ đến đâu. Tuy nhiên, ông Trung cho rằng tốt nhất là làm sao xây dựng được mối quan hệ tốt giữa người sử dụng lao động và người lao động và bày tỏ mong muốn các nhà đầu tư có biện pháp cũng như chính sách hỗ trợ để người lao động toàn tâm toàn ý với công việc.
Đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đưa ra những lý giải về việc tăng mức lương tối thiểu cho công nhân. Chính phủ Việt Nam đưa ra lộ trình đến 2012 sẽ hợp nhất mức lương tối thiểu giữa các loại hình doanh nghiệp. Theo lộ trình đó, hàng năm việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu là tất yếu.
Thực tế, tốc độ tăng tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp trong nước nhanh hơn so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, điều chỉnh tiền lương từ tháng 1/2006 đến nay. Qua 2 năm chỉ số giá sinh hoạt tăng 15% nên việc vừa điều chỉnh tiền lương tối thiểu doanh nghiệp FDI lên 13-15% cũng chỉ bù đắp phần trượt giá sinh hoạt.
Hơn nữa mặt bằng tiền lương của Việt Nam so với các nước trong khu vực vẫn thấp, đứng chót bảng (trừ Lào, Campuchia). Đối với doanh nghiệp FDI, mức lương tối thiểu thấp nhất hiện nay khoảng 45-55 USD. Để đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động cần điều chỉnh tiền lương cho phù hợp.
Hơn nữa theo tính toán của các chuyên gia Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, khi tăng 15-20% tiền lương tối thiểu thì chi phí sản xuất chỉ tăng 1%. Do đó, quan điểm của Bộ là việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu vừa qua không ảnh hưởng gì lớn đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp.