Nhà đầu tư “kêu” thủ tục hành chính và nguồn nhân lực
Ghi nhận tại buổi gặp gỡ giữa VCCI với các lãnh đạo của gần 20 cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài
Việt Nam vẫn là một địa chỉ đáng chú ý để đầu tư trong trung và dài hạn, bất chấp bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay.
Đó là quan điểm của phần lớn đại diện các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam trong buổi gặp gỡ giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) với các lãnh đạo của gần 20 cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, diễn ra ngày 18/5 tại Hà Nội.
Tại buổi gặp gỡ, ông Panat Krairojananan, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thái Lan tại Việt Nam nói điều đáng mừng là hiện Việt Nam vẫn tăng trưởng dương so với nhiều các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế.
Theo ông, niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài cũng được củng cố hơn, khi Chính phủ Việt Nam đã thực hiện cho hoãn thuế thu nhập cá nhân, đẩy mạnh hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp.
“Thái Lan là nhà đầu tư lớn thứ 8 tại Việt Nam, với 300 công ty đang hoạt động. Thời gian qua, mặc dù Thái Lan có những bất ổn về chính trị và những khó khăn từ tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng nhiều công ty vẫn có ý định đầu tư và hoặc mở rộng kinh doanh tại Việt Nam”, ông Krairojananan nói.
Niềm tin vào Việt Nam được ông Kim Ho Kyun, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam dẫn chứng một cách cụ thể. Trong cuộc điều tra mới đây của Hiệp hội với hơn 300 doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, có 48% doanh nghiệp có ý định mở rộng hoạt động sản xuất, 45% xác định duy trì, 4-5% muốn giảm và chỉ có 2% là muốn chuyển đầu tư ra nước ngoài.
“Thực tế, phần lớn trong số các doanh nghiệp được điều tra đều nhận định Việt Nam là nơi đầu tư tốt trong trung và dài hạn, trong khủng hoảng nhiều doanh nghiệp vẫn hoạt động tích cực và có hiệu quả”, ông Kim Ho Kyun chia sẻ.
Tuy nhiên, các vị đại diện cho rằng, thủ tục hành chính và chất lượng nguồn nhân lực hiện vẫn là những vướng mắc lớn nhất hiện nay của doanh nghiệp nước ngoài.
Ông Patrick Regis, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Anh tại Việt Nam chỉ ra rằng, các doanh nghiệp gặp quá nhiều các thủ tục hành chính và phải qua nhiều cửa, nhiều cơ quan khác nhau. Ông kiến nghị, Chính phủ Việt Nam cần thành lập, phân định cơ chế phê chuẩn đầu tư một cửa và giảm thiểu các thủ tục phiền hà để tạo tiện lợi cho doanh nghiệp.
Theo ông, trong mỗi một hiệp hội doanh nghiệp ở nước ngoài cần có một đại diện của tổ chức cơ chế một cửa sẽ cửa do Chính phủ lập ra. Và đại diện này sẽ tập hợp những vướng mắc, trục trặc của doanh nghiệp về môi trường đầu tư để kiến nghị với lãnh đạo Chính phủ.
“Mỗi tháng, thành viên của chúng tôi là Unilever phải giải quyết tới hàng chục nghìn các loại giấy tờ, hóa đơn, vì thế chúng tôi rất cần có một cơ chế giao dịch điện tử”, ông Ashok Sud, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam dẫn chứng.
Khó khăn lớn thứ hai là về chất lượng nguồn lao động. Theo các đại diện, mặc dù các doanh nghiệp đều đánh giá phần lớn sinh viên được đào tạo bài bản tại các trường đại học, nhưng hầu hết sinh viên lại thiếu các kỹ năng chuyên ngành và chưa thực sự sẵn sàng với công việc.
Bởi vậy, ông Andrew Yeo, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore đề xuất cần phải có sự tham gia, phối hợp của các hiệp hội, các doanh nghiệp nước ngoài vào đào tạo, soạn giáo trình đại học cho sinh viên để sinh viên khi ra trường làm việc được luôn cho doanh nghiệp.
Các đại diện cũng kiến nghị, đối với vấn đề giải quyết tranh chấp lao động, đình công trong thời gian qua, hiện chưa có những quy định rõ ràng và thống nhất trong Luật Lao động đối với khối doanh nghiệp nước ngoài. Theo các đại diện, mỗi hiệp hội cần thành lập khối công đoàn để đứng ra để giải quyết để vấn đề về lao động.
Đồng thời, các đại diện cũng bày tỏ và khẳng định, luôn mong muốn và sẵn sàng cùng với các cơ quan, Chính phủ Việt Nam cùng “ngồi với nhau” để tìm ra những ra giải pháp tháo gỡ khó khăn, xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Đó là quan điểm của phần lớn đại diện các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam trong buổi gặp gỡ giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) với các lãnh đạo của gần 20 cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, diễn ra ngày 18/5 tại Hà Nội.
Tại buổi gặp gỡ, ông Panat Krairojananan, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thái Lan tại Việt Nam nói điều đáng mừng là hiện Việt Nam vẫn tăng trưởng dương so với nhiều các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế.
Theo ông, niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài cũng được củng cố hơn, khi Chính phủ Việt Nam đã thực hiện cho hoãn thuế thu nhập cá nhân, đẩy mạnh hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp.
“Thái Lan là nhà đầu tư lớn thứ 8 tại Việt Nam, với 300 công ty đang hoạt động. Thời gian qua, mặc dù Thái Lan có những bất ổn về chính trị và những khó khăn từ tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng nhiều công ty vẫn có ý định đầu tư và hoặc mở rộng kinh doanh tại Việt Nam”, ông Krairojananan nói.
Niềm tin vào Việt Nam được ông Kim Ho Kyun, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam dẫn chứng một cách cụ thể. Trong cuộc điều tra mới đây của Hiệp hội với hơn 300 doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, có 48% doanh nghiệp có ý định mở rộng hoạt động sản xuất, 45% xác định duy trì, 4-5% muốn giảm và chỉ có 2% là muốn chuyển đầu tư ra nước ngoài.
“Thực tế, phần lớn trong số các doanh nghiệp được điều tra đều nhận định Việt Nam là nơi đầu tư tốt trong trung và dài hạn, trong khủng hoảng nhiều doanh nghiệp vẫn hoạt động tích cực và có hiệu quả”, ông Kim Ho Kyun chia sẻ.
Tuy nhiên, các vị đại diện cho rằng, thủ tục hành chính và chất lượng nguồn nhân lực hiện vẫn là những vướng mắc lớn nhất hiện nay của doanh nghiệp nước ngoài.
Ông Patrick Regis, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Anh tại Việt Nam chỉ ra rằng, các doanh nghiệp gặp quá nhiều các thủ tục hành chính và phải qua nhiều cửa, nhiều cơ quan khác nhau. Ông kiến nghị, Chính phủ Việt Nam cần thành lập, phân định cơ chế phê chuẩn đầu tư một cửa và giảm thiểu các thủ tục phiền hà để tạo tiện lợi cho doanh nghiệp.
Theo ông, trong mỗi một hiệp hội doanh nghiệp ở nước ngoài cần có một đại diện của tổ chức cơ chế một cửa sẽ cửa do Chính phủ lập ra. Và đại diện này sẽ tập hợp những vướng mắc, trục trặc của doanh nghiệp về môi trường đầu tư để kiến nghị với lãnh đạo Chính phủ.
“Mỗi tháng, thành viên của chúng tôi là Unilever phải giải quyết tới hàng chục nghìn các loại giấy tờ, hóa đơn, vì thế chúng tôi rất cần có một cơ chế giao dịch điện tử”, ông Ashok Sud, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam dẫn chứng.
Khó khăn lớn thứ hai là về chất lượng nguồn lao động. Theo các đại diện, mặc dù các doanh nghiệp đều đánh giá phần lớn sinh viên được đào tạo bài bản tại các trường đại học, nhưng hầu hết sinh viên lại thiếu các kỹ năng chuyên ngành và chưa thực sự sẵn sàng với công việc.
Bởi vậy, ông Andrew Yeo, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore đề xuất cần phải có sự tham gia, phối hợp của các hiệp hội, các doanh nghiệp nước ngoài vào đào tạo, soạn giáo trình đại học cho sinh viên để sinh viên khi ra trường làm việc được luôn cho doanh nghiệp.
Các đại diện cũng kiến nghị, đối với vấn đề giải quyết tranh chấp lao động, đình công trong thời gian qua, hiện chưa có những quy định rõ ràng và thống nhất trong Luật Lao động đối với khối doanh nghiệp nước ngoài. Theo các đại diện, mỗi hiệp hội cần thành lập khối công đoàn để đứng ra để giải quyết để vấn đề về lao động.
Đồng thời, các đại diện cũng bày tỏ và khẳng định, luôn mong muốn và sẵn sàng cùng với các cơ quan, Chính phủ Việt Nam cùng “ngồi với nhau” để tìm ra những ra giải pháp tháo gỡ khó khăn, xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.