Nhà đầu tư nước ngoài: Bạn là ai?
Dường như nhà đầu tư nước ngoài luôn giữ một tư thế độc lập và tách rời hẳn tâm lý đám đông của các nhà đầu tư Việt Nam
Mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam đã hoạt động được 7 năm, nhưng cho đến nay, sự chi phối và những tác động cụ thể của nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường vẫn còn là những ẩn số.
Từ năm 2005 trở về trước, vai trò của nhà đầu tư nước ngoài không nổi bật trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Điều này có thể giải thích do hoạt động chưa đạt mức độ tăng trưởng mạnh của thị trường chứng khoán, cũng như giai đoạn nằm ngang kéo dài quá lâu của chỉ số chứng khoán đã khiến cho không chỉ rất nhiều nhà đầu tư trong nước mà cả các nhà đầu tư nước ngoài cũng không đánh giá cao về tiềm năng hồi phục và phát triển của giá cả cổ phiếu.
Tuy nhiên, năm 2006 lại thực sự là một năm “bản lề” đối với nhà đầu tư nước ngoài. Riêng trong năm nay, tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng vọt gấp gần ba lần, từ 6% lên 17%. Đến đầu tháng 3/2007, tỷ lệ này lên đến 19% và cho đến tháng 5/2007, có tính toán cho biết tỷ lệ này đã lên đến 20-25%.
Như vậy, so sánh hai mốc thời điểm đầu năm 2006 với những tháng đầu năm 2007, tỷ lệ sở hữu giá trị cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài đã tăng gấp gần 4 lần. Tình hình đó cũng có tính tương ứng với thông tin của Ngân hàng thế giới ước tính các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư khoảng 4 tỷ USD vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tính đến tháng 4/2007, nhà đầu tư nước ngoài vẫn mạnh nhất trên thị trường niêm yết, trong đó giá trị đầu tư vào cổ phiếu của các công ty niêm yết chiếm đến 68% trong tổng giá trị đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài; đầu tư vào trái phiếu niêm yết chiếm 25%; đầu tư vào trái phiếu không niêm yết chỉ chiếm 6% và đầu tư vào cổ phiếu không niêm yết chỉ vỏn vẹn có 1%.
Tại thị trường niêm yết, nhà đầu tư nước ngoài đã nhanh chóng sở hữu đến 49% hoặc đang có xu hướng đạt đến 49% (tỷ lệ cao nhất cho phép đối với nhà đầu tư nước ngoài) đối với một số mã cổ phiếu như AGF, CII, BT6, GIL, GMD, IFS, SAM, TDH, TMS, TYA, VNM, chứng chỉ quỹ VFMVF1.
Hiện nay, có những quỹ đầu tư nước ngoài được đánh giá là hoạt động thành công trên thị trường Việt Nam là Vina Capital, Indochina Capital, Dragon Capital, IDG Vietnam, PXP Vietnam, City Goup, HSBC, JP Morgan, Deutsch AG...
Trong số các nhà đầu tư nước ngoài, các quỹ đầu tư có người quản lý quỹ tại Việt Nam chiếm tỷ trọng 70% trên tổng quy mô vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, trong số các quỹ đầu tư nước ngoài chưa có mặt các quỹ Mutual Fund và Pension Fund - là các quỹ có mục tiêu đầu tư rất dài hạn.
Trong cuộc chơi chứng khoán tại thị trường chứng khoán Việt Nam, có một động thái rất đặc biệt: trong đa số trường hợp biến động về giá cổ phiếu, dường như nhà đầu tư nước ngoài luôn giữ một tư thế độc lập và tách rời hẳn tâm lý đám đông của các nhà đầu tư Việt Nam. Trong đợt điều chỉnh đầu tiên của VN-Index xuống dưới ngưỡng 1.000 điểm, việc mua vào của nhà đầu tư nước ngoài khi thị trường đảo chiều vẫn hầu như không có gì đột biến. Vào những thời điểm thị trường sụt giảm mạnh, khi không khí ảm đạm lộ rõ ở các nhà đầu tư trong nước, thì nhà đầu tư nước ngoài vẫn chiếm khoảng 20% giá trị giao dịch toàn thị trường.
Theo cách nhìn của một chuyên gia Việt Nam, nếu một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh như SSI (Công ty Chứng khoán Sài Gòn) có tăng lượng vốn đầu tư lên đến 1.000 tỷ đồng thì cũng chỉ mới hơn 60 triệu USD, trong khi các quỹ nước ngoài ít nhất cũng đổ vào 100 triệu USD.
Một chuyên viên phân tích cho rằng, nhà đầu tư nước ngoài hiện đang nắm giữ một khối lượng lớn cổ phiếu với nhiều mức giá khác nhau. Trong đó có những mức giá cực rẻ từ năm 2006. Với phương thức mua vào, bán ra theo kiểu “cuốn chiếu” ở từng mức giá, nhà đầu tư nước ngoài có thể dẫn dắt thị trường trong những giai đoạn nhất định, nếu họ muốn như thế.
Một chuyên viên phân tích khác cũng nhận định: “Nhà đầu tư nước ngoài có thể chỉ cần nhìn đồ thị là thấy được quy luật lên xuống của giá một số cổ phiếu. Họ luôn thể hiện sự tự tin bất kể khi thị trường như thế nào và đầu tư theo đúng những kỹ thuật phân tích”. Có chuyên gia cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài đang chia thành hai nhóm. Một nhóm có chiến lược đầu tư trung và dài hạn dựa trên danh mục đầu tư rõ ràng, nhóm khác chỉ tập trung đầu tư ngắn hạn. Nhóm thứ hai chỉ đầu cơ mua bán liên tục và đáng lo ngại là số lượng nhà đầu tư nước ngoài thuộc nhóm này đang có xu hướng tăng và đang có vai trò nhất định trong định hướng thị trường. Nhóm này cũng tham gia lũng đoạn về tin đồn và những thủ thuật làm giá. Hiện chưa có biện pháp hữu hiệu để kiểm soát hoạt động đầu cơ này.
Có chuyên gia đặt vấn đề với tỷ trọng nắm giữ từ 20-25% số cổ phiếu niêm yết, nếu trong trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút vốn ra, số vốn bị rút sẽ lên đến 3,5-4,2 tỷ USD. Con số này tuy chưa làm cạn kiệt dự trữ ngoại hối của Nhà nước nhưng gây rủi ro nhất định cho nhu cầu nhập khẩu và trả nợ nước ngoài của Việt Nam hiện còn khá lớn.
Trong thời gian qua, đặc biệt từ đầu năm 2007, đã xuất hiện ngày càng nhiều đánh giá mang tính nhận định, phân tích về vai trò và hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, đáng chú ý là diễn biến hoạt động của họ vẫn còn là một ẩn số lớn. Những bài phân tích tuy có đề cập đến xu hướng vận động chung của nhà đầu tư nước ngoài nhưng rất ít thông tin cụ thể về hoạt động của một nhà đầu tư nước ngoài cụ thể nào.
Nói tóm lại, toàn bộ các hoạt động mua bán của nhà đầu tư nước ngoài, mối quan hệ giữa khối lượng mua và khối lượng bán, thời điểm mua vào và thời điểm bán ra, và tất nhiên phải kể đến những tính toán phương án chiến thuật “lướt sóng” của nhà đầu tư nước ngoài, đã hầu như chưa được nghiên cứu và phân tích, dù chỉ mang tính tổng lược.
Cũng bởi thế, trong nhiều trường hợp, từ hoạt động đấu giá cổ phần cho đến những tác động vào sự lên hoặc xuống của thị trường chứng khoán, mặc dù nhiều người đoán chắc là có bàn tay của nhà đầu tư nước ngoài, thậm chí tác động rất sâu, nhưng cũng không có một minh chứng nào được dẫn ra.
Vậy thì những câu hỏi cần được đặt ra là trong tương lai không quá xa (vào cuối năm 2007 và trong năm 2008) là vai trò của nhà đầu tư nước ngoài sẽ ra sao tại thị trường chứng khoán Việt Nam? Và cùng với vai trò có thể mang tính thượng phong ấy, nhà đầu tư nước ngoài sẽ “nắm giữ” thị trường thông qua những động thái nào?
Và đương nhiên, yếu tố đầu cơ của nhà đầu tư nước ngoài sẽ lộ diện đến mức nào và tạo được ảnh hưởng ra sao đối với sự lên xuống của thị trường chứng khoán? Hoặc một khía cạnh tiêu cực khác không thể không dự liệu: trong những trường hợp nào và kèm theo những điều kiện gì, nhà đầu tư nước ngoài có thể rút một phần vốn hoặc toàn bộ vốn ra khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam, dẫn đến nguy cơ đổ vỡ của thị trường này?
Từ năm 2005 trở về trước, vai trò của nhà đầu tư nước ngoài không nổi bật trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Điều này có thể giải thích do hoạt động chưa đạt mức độ tăng trưởng mạnh của thị trường chứng khoán, cũng như giai đoạn nằm ngang kéo dài quá lâu của chỉ số chứng khoán đã khiến cho không chỉ rất nhiều nhà đầu tư trong nước mà cả các nhà đầu tư nước ngoài cũng không đánh giá cao về tiềm năng hồi phục và phát triển của giá cả cổ phiếu.
Tuy nhiên, năm 2006 lại thực sự là một năm “bản lề” đối với nhà đầu tư nước ngoài. Riêng trong năm nay, tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng vọt gấp gần ba lần, từ 6% lên 17%. Đến đầu tháng 3/2007, tỷ lệ này lên đến 19% và cho đến tháng 5/2007, có tính toán cho biết tỷ lệ này đã lên đến 20-25%.
Như vậy, so sánh hai mốc thời điểm đầu năm 2006 với những tháng đầu năm 2007, tỷ lệ sở hữu giá trị cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài đã tăng gấp gần 4 lần. Tình hình đó cũng có tính tương ứng với thông tin của Ngân hàng thế giới ước tính các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư khoảng 4 tỷ USD vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tính đến tháng 4/2007, nhà đầu tư nước ngoài vẫn mạnh nhất trên thị trường niêm yết, trong đó giá trị đầu tư vào cổ phiếu của các công ty niêm yết chiếm đến 68% trong tổng giá trị đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài; đầu tư vào trái phiếu niêm yết chiếm 25%; đầu tư vào trái phiếu không niêm yết chỉ chiếm 6% và đầu tư vào cổ phiếu không niêm yết chỉ vỏn vẹn có 1%.
Tại thị trường niêm yết, nhà đầu tư nước ngoài đã nhanh chóng sở hữu đến 49% hoặc đang có xu hướng đạt đến 49% (tỷ lệ cao nhất cho phép đối với nhà đầu tư nước ngoài) đối với một số mã cổ phiếu như AGF, CII, BT6, GIL, GMD, IFS, SAM, TDH, TMS, TYA, VNM, chứng chỉ quỹ VFMVF1.
Hiện nay, có những quỹ đầu tư nước ngoài được đánh giá là hoạt động thành công trên thị trường Việt Nam là Vina Capital, Indochina Capital, Dragon Capital, IDG Vietnam, PXP Vietnam, City Goup, HSBC, JP Morgan, Deutsch AG...
Trong số các nhà đầu tư nước ngoài, các quỹ đầu tư có người quản lý quỹ tại Việt Nam chiếm tỷ trọng 70% trên tổng quy mô vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, trong số các quỹ đầu tư nước ngoài chưa có mặt các quỹ Mutual Fund và Pension Fund - là các quỹ có mục tiêu đầu tư rất dài hạn.
Trong cuộc chơi chứng khoán tại thị trường chứng khoán Việt Nam, có một động thái rất đặc biệt: trong đa số trường hợp biến động về giá cổ phiếu, dường như nhà đầu tư nước ngoài luôn giữ một tư thế độc lập và tách rời hẳn tâm lý đám đông của các nhà đầu tư Việt Nam. Trong đợt điều chỉnh đầu tiên của VN-Index xuống dưới ngưỡng 1.000 điểm, việc mua vào của nhà đầu tư nước ngoài khi thị trường đảo chiều vẫn hầu như không có gì đột biến. Vào những thời điểm thị trường sụt giảm mạnh, khi không khí ảm đạm lộ rõ ở các nhà đầu tư trong nước, thì nhà đầu tư nước ngoài vẫn chiếm khoảng 20% giá trị giao dịch toàn thị trường.
Theo cách nhìn của một chuyên gia Việt Nam, nếu một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh như SSI (Công ty Chứng khoán Sài Gòn) có tăng lượng vốn đầu tư lên đến 1.000 tỷ đồng thì cũng chỉ mới hơn 60 triệu USD, trong khi các quỹ nước ngoài ít nhất cũng đổ vào 100 triệu USD.
Một chuyên viên phân tích cho rằng, nhà đầu tư nước ngoài hiện đang nắm giữ một khối lượng lớn cổ phiếu với nhiều mức giá khác nhau. Trong đó có những mức giá cực rẻ từ năm 2006. Với phương thức mua vào, bán ra theo kiểu “cuốn chiếu” ở từng mức giá, nhà đầu tư nước ngoài có thể dẫn dắt thị trường trong những giai đoạn nhất định, nếu họ muốn như thế.
Một chuyên viên phân tích khác cũng nhận định: “Nhà đầu tư nước ngoài có thể chỉ cần nhìn đồ thị là thấy được quy luật lên xuống của giá một số cổ phiếu. Họ luôn thể hiện sự tự tin bất kể khi thị trường như thế nào và đầu tư theo đúng những kỹ thuật phân tích”. Có chuyên gia cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài đang chia thành hai nhóm. Một nhóm có chiến lược đầu tư trung và dài hạn dựa trên danh mục đầu tư rõ ràng, nhóm khác chỉ tập trung đầu tư ngắn hạn. Nhóm thứ hai chỉ đầu cơ mua bán liên tục và đáng lo ngại là số lượng nhà đầu tư nước ngoài thuộc nhóm này đang có xu hướng tăng và đang có vai trò nhất định trong định hướng thị trường. Nhóm này cũng tham gia lũng đoạn về tin đồn và những thủ thuật làm giá. Hiện chưa có biện pháp hữu hiệu để kiểm soát hoạt động đầu cơ này.
Có chuyên gia đặt vấn đề với tỷ trọng nắm giữ từ 20-25% số cổ phiếu niêm yết, nếu trong trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút vốn ra, số vốn bị rút sẽ lên đến 3,5-4,2 tỷ USD. Con số này tuy chưa làm cạn kiệt dự trữ ngoại hối của Nhà nước nhưng gây rủi ro nhất định cho nhu cầu nhập khẩu và trả nợ nước ngoài của Việt Nam hiện còn khá lớn.
Trong thời gian qua, đặc biệt từ đầu năm 2007, đã xuất hiện ngày càng nhiều đánh giá mang tính nhận định, phân tích về vai trò và hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, đáng chú ý là diễn biến hoạt động của họ vẫn còn là một ẩn số lớn. Những bài phân tích tuy có đề cập đến xu hướng vận động chung của nhà đầu tư nước ngoài nhưng rất ít thông tin cụ thể về hoạt động của một nhà đầu tư nước ngoài cụ thể nào.
Nói tóm lại, toàn bộ các hoạt động mua bán của nhà đầu tư nước ngoài, mối quan hệ giữa khối lượng mua và khối lượng bán, thời điểm mua vào và thời điểm bán ra, và tất nhiên phải kể đến những tính toán phương án chiến thuật “lướt sóng” của nhà đầu tư nước ngoài, đã hầu như chưa được nghiên cứu và phân tích, dù chỉ mang tính tổng lược.
Cũng bởi thế, trong nhiều trường hợp, từ hoạt động đấu giá cổ phần cho đến những tác động vào sự lên hoặc xuống của thị trường chứng khoán, mặc dù nhiều người đoán chắc là có bàn tay của nhà đầu tư nước ngoài, thậm chí tác động rất sâu, nhưng cũng không có một minh chứng nào được dẫn ra.
Vậy thì những câu hỏi cần được đặt ra là trong tương lai không quá xa (vào cuối năm 2007 và trong năm 2008) là vai trò của nhà đầu tư nước ngoài sẽ ra sao tại thị trường chứng khoán Việt Nam? Và cùng với vai trò có thể mang tính thượng phong ấy, nhà đầu tư nước ngoài sẽ “nắm giữ” thị trường thông qua những động thái nào?
Và đương nhiên, yếu tố đầu cơ của nhà đầu tư nước ngoài sẽ lộ diện đến mức nào và tạo được ảnh hưởng ra sao đối với sự lên xuống của thị trường chứng khoán? Hoặc một khía cạnh tiêu cực khác không thể không dự liệu: trong những trường hợp nào và kèm theo những điều kiện gì, nhà đầu tư nước ngoài có thể rút một phần vốn hoặc toàn bộ vốn ra khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam, dẫn đến nguy cơ đổ vỡ của thị trường này?