Nhà máy di dời, công nhân bối rối
Công nhân Công ty Dệt 8/3 tập trung đòi giải quyết quyền lợi liên quan đến việc di dời nhà máy
Sáng 8/9, tại trụ sở Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) ở 25 Bà Triệu, Hà Nội, hơn 300 công nhân Công ty Dệt 8/3 đã tập trung đòi giải quyết quyền lợi liên quan đến việc di dời nhà máy.
Trước đó, nhiều công nhân Công ty Dệt 8/3 đã tỏ ra hoang mang khi ngày di dời Nhà máy Dệt 8/3 (tại đường Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) về 3 địa điểm mới là Phú Xuyên (Hà Nội), Yên Mỹ và Phố Nối (Hưng Yên) đang đến gần, theo quyết định của UBND thành phố Hà Nội.
Việc di chuyển nhà máy ra khỏi nội thành đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt kế hoạch chi tiết từ năm 2007. Cũng theo quy hoạch, địa điểm cũ của nhà máy sẽ xây dựng một khu đô thị mới. Trong đó, diện tích đất dành cho xây dựng trụ sở cơ quan, văn phòng cho thuê xấp xỉ 43.200 m2, đất ở khoảng 75.000 m2.
Tuy nhiên, liên quan đến việc này, công nhân Công ty Dệt 8/3 cho rằng, quyền lợi của họ không được giải quyết thỏa đáng.
Theo bà Nguyễn Thị Tân, Chủ tịch Công đoàn Công ty Dệt 8/3, để đảm bảo quyền lợi của người lao động, công ty đã có văn bản hướng dẫn các bước khi sắp xếp lại sản xuất và giải quyết các chế độ, quyền lợi của người lao động.
Cụ thể, toàn thể cán bộ công nhân viên lao động hiện đang làm việc tại công ty được hưởng lương ngừng việc khi đơn vị tạm dừng sản xuất để di dời máy móc, thiết bị đến đơn vị mới cụ thể là 6 tháng lương ngừng việc với người lao động đi theo dự án, 3 tháng lương ngừng việc đối với người lao động không đi theo dự án; tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế công ty hỗ trợ 21,5%, người lao động đóng 75%. Những lao động không đi theo dự án công ty sẽ hỗ trợ đóng 4,5% bảo hiểm ý tế trong 3 tháng hưởng lương ngừng việc; tiền hỗ trợ người lao động khi công ty di dời mỗi năm công tác là 50% tháng lương cơ bản.
Song theo ý kiến của một số công nhân, mức hỗ trợ di dời mà công ty đưa ra hiện quá thấp, trong khi đó, địa điểm làm việc quá xa mà phần lớn lao động của công ty là nữ, đều đã làm việc trên dưới 20 năm, tuổi cũng không còn trẻ.
Bà Nguyễn Thị Hoa, công nhân tổ sợi, người đã làm việc ở nhà máy này gần 20 năm, tính toán với mức lương hiện tại khoảng 700 đến 800 nghìn/tháng, nếu tính theo năm công tác mà hưởng trợ cấp, bà sẽ nhận được số tiền hơn 30 triệu đồng.
Với số tiền 30 triệu đồng, bà Hoa cho rằng, đi không được mà ở cũng không xong, bởi nếu người lao động chấp hành chủ trương của công ty thì lại khó cho mình bởi các địa điểm di dời quá xa với địa điểm cũ. Gần nhất là xí nghiệp sợi về Phú Xuyên cũng cách nơi ở của bà Hoa đến 30km. Tính quãng đường cả đi và về thì mỗi ngày người công nhân này phải di chuyển trung bình khoảng 60 km.
Mặt khác, hiện nay thu nhập của người lao động tại công ty này rất thấp, chỉ từ 700 đến 1.200.000 đồng/người/tháng và phải làm việc theo ca.
“Theo như cam kết của công ty, nếu chuyển đến địa điểm mới, mức lương sẽ được tăng lên 2.500.000 đồng/người/tháng, được hỗ trợ phương tiện đi lại hoặc hỗ trợ tiền xăng 100.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, xa như vậy thì sức khỏe của chúng tôi không cho phép, mà tiền lương cũng không đủ để trang trải”, anh Hùng, một công nhân nói.
Thế nhưng, nếu không "đi" theo công ty, nhiều công nhân cũng không biết đi đâu. Ở cái tuổi xấp xỉ 40, để kiếm được một việc làm ở Hà Nội không dễ dàng gì với chuyên môn là công nhân nhà máy dệt. Ở Hà Nội, công ty dệt không nhiều, một số công ty trên địa bàn thành phố hiện nay lại luôn trong tình trạng thiếu việc.
Trước đó, nhiều công nhân Công ty Dệt 8/3 đã tỏ ra hoang mang khi ngày di dời Nhà máy Dệt 8/3 (tại đường Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) về 3 địa điểm mới là Phú Xuyên (Hà Nội), Yên Mỹ và Phố Nối (Hưng Yên) đang đến gần, theo quyết định của UBND thành phố Hà Nội.
Việc di chuyển nhà máy ra khỏi nội thành đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt kế hoạch chi tiết từ năm 2007. Cũng theo quy hoạch, địa điểm cũ của nhà máy sẽ xây dựng một khu đô thị mới. Trong đó, diện tích đất dành cho xây dựng trụ sở cơ quan, văn phòng cho thuê xấp xỉ 43.200 m2, đất ở khoảng 75.000 m2.
Tuy nhiên, liên quan đến việc này, công nhân Công ty Dệt 8/3 cho rằng, quyền lợi của họ không được giải quyết thỏa đáng.
Theo bà Nguyễn Thị Tân, Chủ tịch Công đoàn Công ty Dệt 8/3, để đảm bảo quyền lợi của người lao động, công ty đã có văn bản hướng dẫn các bước khi sắp xếp lại sản xuất và giải quyết các chế độ, quyền lợi của người lao động.
Cụ thể, toàn thể cán bộ công nhân viên lao động hiện đang làm việc tại công ty được hưởng lương ngừng việc khi đơn vị tạm dừng sản xuất để di dời máy móc, thiết bị đến đơn vị mới cụ thể là 6 tháng lương ngừng việc với người lao động đi theo dự án, 3 tháng lương ngừng việc đối với người lao động không đi theo dự án; tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế công ty hỗ trợ 21,5%, người lao động đóng 75%. Những lao động không đi theo dự án công ty sẽ hỗ trợ đóng 4,5% bảo hiểm ý tế trong 3 tháng hưởng lương ngừng việc; tiền hỗ trợ người lao động khi công ty di dời mỗi năm công tác là 50% tháng lương cơ bản.
Song theo ý kiến của một số công nhân, mức hỗ trợ di dời mà công ty đưa ra hiện quá thấp, trong khi đó, địa điểm làm việc quá xa mà phần lớn lao động của công ty là nữ, đều đã làm việc trên dưới 20 năm, tuổi cũng không còn trẻ.
Bà Nguyễn Thị Hoa, công nhân tổ sợi, người đã làm việc ở nhà máy này gần 20 năm, tính toán với mức lương hiện tại khoảng 700 đến 800 nghìn/tháng, nếu tính theo năm công tác mà hưởng trợ cấp, bà sẽ nhận được số tiền hơn 30 triệu đồng.
Với số tiền 30 triệu đồng, bà Hoa cho rằng, đi không được mà ở cũng không xong, bởi nếu người lao động chấp hành chủ trương của công ty thì lại khó cho mình bởi các địa điểm di dời quá xa với địa điểm cũ. Gần nhất là xí nghiệp sợi về Phú Xuyên cũng cách nơi ở của bà Hoa đến 30km. Tính quãng đường cả đi và về thì mỗi ngày người công nhân này phải di chuyển trung bình khoảng 60 km.
Mặt khác, hiện nay thu nhập của người lao động tại công ty này rất thấp, chỉ từ 700 đến 1.200.000 đồng/người/tháng và phải làm việc theo ca.
“Theo như cam kết của công ty, nếu chuyển đến địa điểm mới, mức lương sẽ được tăng lên 2.500.000 đồng/người/tháng, được hỗ trợ phương tiện đi lại hoặc hỗ trợ tiền xăng 100.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, xa như vậy thì sức khỏe của chúng tôi không cho phép, mà tiền lương cũng không đủ để trang trải”, anh Hùng, một công nhân nói.
Thế nhưng, nếu không "đi" theo công ty, nhiều công nhân cũng không biết đi đâu. Ở cái tuổi xấp xỉ 40, để kiếm được một việc làm ở Hà Nội không dễ dàng gì với chuyên môn là công nhân nhà máy dệt. Ở Hà Nội, công ty dệt không nhiều, một số công ty trên địa bàn thành phố hiện nay lại luôn trong tình trạng thiếu việc.