Nhà máy đường lớn nhất Việt Nam lên sàn
Ngày 25/2, cổ phiếu của Công ty Cổ phần Mía đường Bourbon Tây Ninh chính thức giao dịch tại sàn Tp.HCM với 44.824.172 cổ phiếu
Ngày 25/2, cổ phiếu của Công ty Cổ phần Mía đường Bourbon Tây Ninh chính thức giao dịch tại sàn Tp.HCM với 44.824.172 cổ phiếu (mã cổ phiếu là SBT), giá tham chiếu là 30.000 đồng/cổ phần. Đây là nhà máy đường lớn nhất Việt Nam nhưng cũng có những điểm yếu và rủi ro nhất định.
Công ty cổ phần Mía đường Bourbon Tây Ninh (SBT) tiền thân là Công ty liên doanh giữa Tập đoàn Group Sucrecries Bourbon (G.B) và Liên hiệp mía đường Tây Ninh. Nhà máy sản xuất đường có dây chuyền thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến nhất với sản phẩm chính là đường tinh luyện RE theo tiêu chuẩn châu Âu, công suất thiết kế lớn nhất Việt Nam là 8.000 tấn mía cây/ngày, giai đoạn 2 là 16.000 tấn mía cây/ngày.
Điểm đặc biệt của dây chuyền này là sử dụng nhiệt lượng từ đốt bã mía để chạy 2 tua bin sản xuất điện với công suất 24MW, hơi nước thứ cấp sau khi qua tua bin sẽ được sử dụng cho sản xuất đường, phần còn thừa sau khi tự cung cấp điện cho toàn nhà máy sẽ được hòa vào lưới điện quốc gia. Giai đoạn 2 sẽ xây dựng trung tâm nhiệt điện độc lập công suất từ 70 đến 100 MW, sử dụng nhiên liệu đồng hành là bã mía và than đá.
Hệ thống máy móc trang thiết bị nhà máy của SBT mặc dù đã khấu hao gần 50% giá trị nhưng giá trị sử dụng của hệ thống này còn rất tốt, đây là một lợi thế rất lớn về giá thành sản xuất trong tương lai. Vị trí của nhà máy của SBT đặt ngay trong vùng trung tâm nguyên liệu của tỉnh Tây Ninh, là khu vực có diện tích trồng trọt lớn và thuận lợi cho việc phát triển cây mía.
Do vậy, có lợi thế là giảm chi phí vận chuyển nguyên liệu đến nhà máy và giảm được tỷ lệ hao hụt chữ đường của mía do rút ngắn thời gian chuyên chở mía từ nông trường đến nhà máy. Mặt khác cơ cấu tỷ lệ khoản vay trên vốn chủ sở hữu của SBT là rất thấp, chỉ khoảng 1,9%, do vậy không chịu áp lực về trả lãi vay ngân hàng như các doanh nghiệp khác trong ngành.
Thêm vào đó nguồn tiền tích lũy từ khấu hao tài sản cố định và từ lợi nhuận hàng năm của SBT là rất lớn, thuận lợi cho việc đầu tư vào những dự án mới để tăng thêm lợi nhuận hàng năm của Công ty cũng như giảm thiểu được rủi ro khi chỉ tập trung vào sản xuất một chủng loại sản phẩm.
Công ty SBT cũng có những điểm yếu cơ bản và có thể gặp những rủi ro sau: Công suất nhà máy thiết kế khá lớn so với tình hình nguyên liệu trong những năm gần đây. Do vậy, chưa phát huy hết được công suất sản xuất của nhà máy, làm chi phí giá thành sản phẩm còn tương đối cao. Vốn chủ sở hữu của SBT khá lớn so với quy mô hoạt động hiện tại của Nhà máy, do vậy vẫn chưa phát huy hết được tính hiệu quả của vốn đầu tư của các cổ đông.
Tính đến ngày 31/12/2006 vốn chủ sở hữu của công ty là 1.419.258.412.923 đồng bao gồm vốn đầu tư của chủ sở hữu là 1.524.042.639.000 đồng (tương đương 112.189.000 USD) và khoản lỗ lũy kế là 104.784.026.077 đồng. Khi chuyển sang công ty cổ phần, công ty đã xử lý hết lỗ lũy kế giảm trừ vào vốn chủ sở hữu và đăng ký vốn điều lệ mới là 1.419.258.000.000 đồng, tương đương với 104 triệu USD.
Hiện tại, thị trường đang ngày càng cạnh tranh quyết liệt với tổng số 37 nhà máy sản xuất đường trên cả nước, các đối thủ cạnh tranh trong mảng thị trường đường tinh luyện R.E với SBT có thể kể đến là Công ty Cổ phần Đường Biên Hoà, Công ty Đường Lam Sơn, Công ty Đường Nagajura, Công ty Đường KCP.
Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam, thị phần của SBT chiếm khoảng 18% của thị trường đường tinh luyện R.E tại Việt Nam và khoảng 6,4% của với tổng sản lượng đường trong cả nước. Nguyên liệu mía chiếm tỷ trọng 60% trên tổng chi phí giá thành của đường thành phẩm, do vậy giá mía nguyên liệu sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến tình hình lợi nhuận của công ty. Giá mía thay đổi mang tính chu kỳ, cứ ba năm một lần, giá mía tăng đột biến.
Điều này có thể giải thích là do các nhà nông dân đã đốn, không trồng mía khi giá mía xuống thấp vì đã không mang lại hiệu quả kinh tế cho họ và chuyển qua những loại cây trồng khác do vậy đã tạo ra sự khan hiếm về mía nguyên liệu.
Bên cạnh đó, đến năm 2010 thuế nhập khẩu đường vào Việt Nam sẽ bị cắt giảm từ 30% hiện nay xuống 5% sẽ tạo ra cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa đường nội và ngoại. Đường nhập khẩu lậu qua biên giới có thể sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đường.
Công ty cổ phần Mía đường Bourbon Tây Ninh (SBT) tiền thân là Công ty liên doanh giữa Tập đoàn Group Sucrecries Bourbon (G.B) và Liên hiệp mía đường Tây Ninh. Nhà máy sản xuất đường có dây chuyền thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến nhất với sản phẩm chính là đường tinh luyện RE theo tiêu chuẩn châu Âu, công suất thiết kế lớn nhất Việt Nam là 8.000 tấn mía cây/ngày, giai đoạn 2 là 16.000 tấn mía cây/ngày.
Điểm đặc biệt của dây chuyền này là sử dụng nhiệt lượng từ đốt bã mía để chạy 2 tua bin sản xuất điện với công suất 24MW, hơi nước thứ cấp sau khi qua tua bin sẽ được sử dụng cho sản xuất đường, phần còn thừa sau khi tự cung cấp điện cho toàn nhà máy sẽ được hòa vào lưới điện quốc gia. Giai đoạn 2 sẽ xây dựng trung tâm nhiệt điện độc lập công suất từ 70 đến 100 MW, sử dụng nhiên liệu đồng hành là bã mía và than đá.
Hệ thống máy móc trang thiết bị nhà máy của SBT mặc dù đã khấu hao gần 50% giá trị nhưng giá trị sử dụng của hệ thống này còn rất tốt, đây là một lợi thế rất lớn về giá thành sản xuất trong tương lai. Vị trí của nhà máy của SBT đặt ngay trong vùng trung tâm nguyên liệu của tỉnh Tây Ninh, là khu vực có diện tích trồng trọt lớn và thuận lợi cho việc phát triển cây mía.
Do vậy, có lợi thế là giảm chi phí vận chuyển nguyên liệu đến nhà máy và giảm được tỷ lệ hao hụt chữ đường của mía do rút ngắn thời gian chuyên chở mía từ nông trường đến nhà máy. Mặt khác cơ cấu tỷ lệ khoản vay trên vốn chủ sở hữu của SBT là rất thấp, chỉ khoảng 1,9%, do vậy không chịu áp lực về trả lãi vay ngân hàng như các doanh nghiệp khác trong ngành.
Thêm vào đó nguồn tiền tích lũy từ khấu hao tài sản cố định và từ lợi nhuận hàng năm của SBT là rất lớn, thuận lợi cho việc đầu tư vào những dự án mới để tăng thêm lợi nhuận hàng năm của Công ty cũng như giảm thiểu được rủi ro khi chỉ tập trung vào sản xuất một chủng loại sản phẩm.
Công ty SBT cũng có những điểm yếu cơ bản và có thể gặp những rủi ro sau: Công suất nhà máy thiết kế khá lớn so với tình hình nguyên liệu trong những năm gần đây. Do vậy, chưa phát huy hết được công suất sản xuất của nhà máy, làm chi phí giá thành sản phẩm còn tương đối cao. Vốn chủ sở hữu của SBT khá lớn so với quy mô hoạt động hiện tại của Nhà máy, do vậy vẫn chưa phát huy hết được tính hiệu quả của vốn đầu tư của các cổ đông.
Tính đến ngày 31/12/2006 vốn chủ sở hữu của công ty là 1.419.258.412.923 đồng bao gồm vốn đầu tư của chủ sở hữu là 1.524.042.639.000 đồng (tương đương 112.189.000 USD) và khoản lỗ lũy kế là 104.784.026.077 đồng. Khi chuyển sang công ty cổ phần, công ty đã xử lý hết lỗ lũy kế giảm trừ vào vốn chủ sở hữu và đăng ký vốn điều lệ mới là 1.419.258.000.000 đồng, tương đương với 104 triệu USD.
Hiện tại, thị trường đang ngày càng cạnh tranh quyết liệt với tổng số 37 nhà máy sản xuất đường trên cả nước, các đối thủ cạnh tranh trong mảng thị trường đường tinh luyện R.E với SBT có thể kể đến là Công ty Cổ phần Đường Biên Hoà, Công ty Đường Lam Sơn, Công ty Đường Nagajura, Công ty Đường KCP.
Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam, thị phần của SBT chiếm khoảng 18% của thị trường đường tinh luyện R.E tại Việt Nam và khoảng 6,4% của với tổng sản lượng đường trong cả nước. Nguyên liệu mía chiếm tỷ trọng 60% trên tổng chi phí giá thành của đường thành phẩm, do vậy giá mía nguyên liệu sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến tình hình lợi nhuận của công ty. Giá mía thay đổi mang tính chu kỳ, cứ ba năm một lần, giá mía tăng đột biến.
Điều này có thể giải thích là do các nhà nông dân đã đốn, không trồng mía khi giá mía xuống thấp vì đã không mang lại hiệu quả kinh tế cho họ và chuyển qua những loại cây trồng khác do vậy đã tạo ra sự khan hiếm về mía nguyên liệu.
Bên cạnh đó, đến năm 2010 thuế nhập khẩu đường vào Việt Nam sẽ bị cắt giảm từ 30% hiện nay xuống 5% sẽ tạo ra cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa đường nội và ngoại. Đường nhập khẩu lậu qua biên giới có thể sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đường.