“Nhà nước đang trở thành một doanh nhân chuyên nghiệp”
Hỏi chuyện bà Lê Thị Băng Tâm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC)
Xóa bỏ cơ chế chủ quản với doanh nghiệp, tách quản lý nhà nước khỏi kinh doanh, bảo toàn và phát huy hiệu quả đồng vốn Nhà nước... là mục tiêu của mô hình Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).
Hơn một năm hoạt động của SCIC, Nhà nước đã được gì và sẽ được gì. Bà Lê Thị Băng Tâm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của SCIC, cho biết:
- Sau hơn một năm đi vào hoạt động, SCIC với tư cách là đơn vị đại diện cho Nhà nước, đã đem lại cho “thân chủ” của mình nhiều lợi ích vật chất cũng như lợi ích vô hình. Trong đó có cả những phần thưởng mà chưa bao giờ Nhà nước được nhận.
Về tiền, tính đến cuối tháng 7/2007, tổng số vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp đã chuyển giao về SCIC xấp xỉ 30.000 tỉ đồng, tăng 5,5 lần so với con số kê khai trên sổ sách trước đây.
Trên thực tế, con số này không phải là khoản tiền mới sinh ra mà là tài sản có từ trước. Tuy nhiên nếu không được định giá chính xác theo thị trường mà SCIC đã thực hiện thì phần giá trị chênh lệch này nhà nước không được hưởng. Và đương nhiên khả năng sinh lời từ phần tăng thêm đó cũng mất.
Phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp này trước đây gần như không sinh lời, thậm chí lỗ, thất thoát thì nay, chỉ sáu tháng đầu năm 2007, lợi nhuận thu được đã gần 400 tỉ đồng. Chưa kể khoản đóng thuế là 40 tỉ nữa.
Còn những lợi ích vô hình là gì, thưa bà?
Trước đây tôi công tác ở Bộ Tài chính, phụ trách lĩnh vực doanh nghiệp, nhưng thú thật chưa bao giờ tôi biết chính xác số tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp là bao nhiêu, lợi nhuận, cổ tức như thế nào. Và tất nhiên càng không thể phân loại các khoản tiền này chứ chưa nói gì đến việc quản lý hiệu quả.
Lý do là vốn nhà nước có quá nhiều “ông chủ” là các cơ quan chủ quản thuộc nhiều cấp, nhiều ngành. Mỗi nơi lại sử dụng một phương pháp quản lý thống kê khác nhau. Độ trung thực, chính xác của các báo cáo cũng khác nhau và không có chuẩn mực kê khai hay cơ chế giám sát hữu hiệu...
Đến nay, tất cả những khoản vốn đó được tập trung thống kê tại SCIC. Vậy là Nhà nước đã biết chính xác mình có bao nhiêu tiền, tiền đang nằm ở những đâu, được quản lý, kinh doanh theo phương pháp nào và cơ hội sinh lời rủi ro ra sao. Từ đó mới có thể tính đến giải pháp kinh doanh cho hiệu quả.
Một trong các hình thức hoạt động của chúng tôi là thoái vốn. Tức là tại những ngành nghề, doanh nghiệp nhất định, đồng vốn khó quản lý, khó sinh lời hay không phù hợp với qui mô lớn thì chúng tôi rút ra. Như vậy Nhà nước không chỉ có thêm cơ hội tăng lợi nhuận mà còn giảm thiểu nguy cơ thiệt hại vốn.
Những đồng vốn tuy ít ỏi, thụ động ở những doanh nghiệp nhỏ bé, vùng sâu, những ngành nghề lạc hậu... khi vào SCIC thì chúng đều được áp dụng những mô hình quản trị tiên tiến và phù hợp nhất... Như vậy là Nhà nước đang từng bước trở thành một “doanh nhân” chuyên nghiệp thực thụ.
Cái lợi nữa là khi mệnh lệnh hành chính, tức là những chỉ thị, tờ trình, đơn xin... được tách khỏi hoạt động kinh doanh thì cũng là một bước tiến dài trong cải cách thủ tục hành chính và xây dựng xã hội pháp quyền. Nhà nước lúc này giống như một cổ đông bình đẳng và minh bạch với tất cả “đối tác” khác trong kinh doanh. Doanh nghiệp lúc này đã được trả lại quyền tự chủ và được tăng thêm tiềm lực. Nhà nước quản lý được vốn và tăng nguồn lợi từ đây.
Như vậy SCIC không phải là một cơ quan chủ quản mới đối với doanh nghiệp?
Trước đây, tại các doanh nghiệp cổ phần hóa, Nhà nước, thực chất là cơ quan chủ quản, cử đại diện của mình xuống doanh nghiệp trong vai các ủy viên hội đồng quản trị. Các đại diện này thường là cán bộ kiêm nhiệm, kỹ năng quản trị, kinh doanh yếu. Mặt khác họ không bị ràng buộc trách nhiệm về đồng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Các ủy viên này dù năng lực và trách nhiệm có kém đi nữa thì cổ đông cũng phải để họ ngồi đó vì nhiệm vụ của họ, chủ yếu là thay mặt cơ quan chủ quản ra lệnh và nhận cổ tức cũng như những khoản đóng góp khác của doanh nghiệp.
Đó là chưa kể việc định giá tài sản doanh nghiệp khi cổ phần hóa do thiếu phương pháp tổ chức và công cụ giám sát nên Nhà nước và người lao động (cổ đông) đã mất mát rất nhiều tài sản... Nhưng nay Nhà nước hiện diện trong vai người đại diện của SCIC.
Đại diện này hoàn toàn tuân thủ theo Luật doanh nghiệp và điều lệ công ty. Họ không thể tùy tiện ra mệnh lệnh hành chính. Thậm chí doanh nghiệp hoàn toàn có thể “gạt” cổ đông này ra nếu điều đó phù hợp luật và điều lệ.
Tuy nhiên, đại diện này bị ràng buộc trách nhiệm với đồng vốn của Nhà nước như chính đồng tiền của họ bỏ ra. Việc thất thoát vốn, lãi của Nhà nước trong doanh nghiệp sẽ không thể diễn ra như trước đây.
Thưa bà, cũng với đồng vốn đó của Nhà nước, năm qua SCIC đã làm gì khác những cơ quan chủ quản trước kia để đem lợi về cho Nhà nước?
Trước hết là phải xác định giá trị thật của doanh nghiệp để tính được phần vốn của Nhà nước ở đây. SCIC áp dụng những công cụ định giá theo khoa học quản trị thông dụng của quốc tế, có độ chính xác và tiệm cận nhất giá thị trường. Cơ quan chủ quản cũ, đại diện ngành tài chính và doanh nghiệp cùng tham gia công việc này. Minh bạch và công khai. SCIC thống kê toàn bộ số tài sản này và phân loại doanh nghiệp làm ba nhóm A, B, C tùy theo qui mô doanh nghiệp, tỉ trọng vốn nhà nước và ngành nghề.
Nhóm A gồm chín doanh nghiệp nhưng chiếm tới 73,7% tổng giá trị của SCIC. Đây là nhóm sẽ được SCIC đầu tư mang tính chiến lược để tỉ lệ vốn của SCIC sẽ được phát triển thêm.
Nhóm B có 89 doanh nghiệp được xác định là đầu tư ngắn hạn, không quan trọng về tỉ lệ, được giá là bán.
Nhóm C chỉ chiếm 8,4% tổng vốn. Nhóm này sẽ thoái vốn theo nhiều cách: thỏa thuận bán, đấu giá...
Toàn bộ những người đại diện phần vốn nhà nước cũ được rà soát, ai phù hợp với cơ chế mới thì trưng dụng.
Nếu cần, SCIC thuê người đại diện mới, hoặc cử cán bộ xuống chuyên trách. Qui chế người đại diện được soạn thảo tỉ mỉ, khoa học. Tùy từng doanh nghiệp, chúng tôi có thể thực hiện tái cơ cấu, xây dựng chiến lược hoạt động rõ ràng.
Các lớp bồi dưỡng, tập huấn về quản trị, kinh doanh được tổ chức rộng khắp cho lãnh đạo doanh nghiệp. SCIC thiết lập nhiều quan hệ với các đối tác trong và ngoài nước; hợp tác với các tổ chức tài chính lớn như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Phòng Thương mại Châu Âu (EuroCham)... để thụ hưởng những mô hình quản trị tiên tiến của quốc tế. 20 tổ chức tài chính, quĩ đầu tư đã ký biên bản ghi nhớ với SCIC, mở ra nhiều cơ hội mới để phát triển đồng vốn nhà nước.
Thưa bà, đến nay SCIC đã đi đến đâu trong lộ trình của giai đoạn đầu?
SCIC đã đi đúng tiến độ với kết quả đáng mừng. Tuy nhiên vẫn còn gần 600 doanh nghiệp nữa, tức là trên 40% đối tượng được chuyển giao thì vẫn chưa thuộc SCIC. Đến nay mới chỉ có ba bộ hoàn thành bàn giao là: Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính và Bộ Thương mại (cũ). Mới có 8/64 tỉnh, thành hoàn thành việc chuyển giao. Ở những thành phố lớn, nhiều doanh nghiệp hiện vẫn trong danh sách phải đốc thúc.
Theo bà đâu là nguyên nhân của sự chậm trễ này?
Gánh nặng lớn nhất của SCIC hóa ra không phải là nghiệp vụ kinh doanh, tổ chức mà là những trì níu của cơ chế cũ. Cơ chế chủ quản với hệ thống chế tài lỏng lẻo, lạc hậu đã làm phương hại đồng vốn nhà nước nhưng lại là mảnh đất màu mỡ cho nhiều tổ chức, cá nhân liên quan. Lực lượng này gồm lãnh đạo cơ quan chủ quản và lãnh đạo doanh nghiệp thuộc diện chuyển giao.
Với cơ quan chủ quản, phần lớn lãnh đạo tìm cách từ chối, né tránh hợp tác với SCIC trong việc định giá doanh nghiệp hoặc tự đặt các điều kiện về quyền lợi cục bộ và đòi hỏi SCIC đáp ứng.
Ở đây có hai nguyên nhân. Thứ nhất, một số cán bộ do giữ quan điểm cũ là Nhà nước phải quản chặt doanh nghiệp. Thậm chí một lãnh đạo cấp bộ còn tuyên bố: “Chuyển giao vốn thì được nhưng về nhân sự thì vẫn phải để lại cho bộ quyết định!”.
Nguyên nhân thứ hai vì quyền lợi cục bộ, cá nhân nên họ đã dùng nhiều cách thức đối phó. Ví như cố tính trì hoãn và từng bước bán hết phần vốn nhà nước ra ngoài. Tất nhiên cái giá họ bán thường cực kỳ rẻ mạt để giá trị chênh lệch chảy vào túi cá nhân. Một số nơi ráo riết sáp nhập doanh nghiệp sắp bị bán vào các tổng công ty để mong thoát khỏi danh sách chuyển giao...
Sự chống đối từ phía lãnh đạo doanh nghiệp ra sao, thưa bà?
Tháng 7/2007 vừa qua, tại một doanh nghiệp thuộc diện chuyển giao ở Nam Định, khi SCIC tiến hành đấu giá để thoái vốn thì thùng phiếu đấu giá đã bị cướp giật và đốt ngay tại phiên đấu giá dù có bốn công an viên bảo vệ.
Lý do là trong doanh nghiệp có một nhóm người muốn mua doanh nghiệp với giá họ muốn. Khi hội đồng định giá có SCIC tham gia áp dụng phương pháp xác định giá theo thị trường thì họ phá. Cuối cùng chúng tôi tổ chức đấu giá lại ở Hà Nội và nhờ cơ quan công an bảo vệ mới thành công.
Còn ở Công ty Giày Đông Anh (Hà Nội) với đặc thù 100% thu nhập từ gia công, vốn dưới 10 tỉ đồng thì khi chuyển giao, chúng tôi tổ chức đại hội cổ đông lấy quyết định giải quyết: bán doanh nghiệp cho đối tác Đài Loan, kèm theo tất cả những cam kết đảm bảo quyền lợi người lao động.
Các bên đều đồng tình nhưng riêng một lãnh đạo công ty không đồng ý. Ông ta ôm con dấu chạy về nhà, cắt điện máy điều hòa trong phòng làm việc của đối tác Đài Loan... gây mọi sức ép...
Tuy nhiên, mọi khó khăn rồi cũng có hội đồng cổ đông, pháp luật giải quyết. Cuộc chuyển giao này là bước nhảy vọt của chiến lược đổi mới doanh nghiệp nhà nước nên không lực lượng nào có thể cản trở và người được lợi nhất sẽ là các cổ đông trong doanh nghiệp. Trong đó Nhà nước cũng được lợi với tư cách cổ đông.
Hơn một năm hoạt động của SCIC, Nhà nước đã được gì và sẽ được gì. Bà Lê Thị Băng Tâm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của SCIC, cho biết:
- Sau hơn một năm đi vào hoạt động, SCIC với tư cách là đơn vị đại diện cho Nhà nước, đã đem lại cho “thân chủ” của mình nhiều lợi ích vật chất cũng như lợi ích vô hình. Trong đó có cả những phần thưởng mà chưa bao giờ Nhà nước được nhận.
Về tiền, tính đến cuối tháng 7/2007, tổng số vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp đã chuyển giao về SCIC xấp xỉ 30.000 tỉ đồng, tăng 5,5 lần so với con số kê khai trên sổ sách trước đây.
Trên thực tế, con số này không phải là khoản tiền mới sinh ra mà là tài sản có từ trước. Tuy nhiên nếu không được định giá chính xác theo thị trường mà SCIC đã thực hiện thì phần giá trị chênh lệch này nhà nước không được hưởng. Và đương nhiên khả năng sinh lời từ phần tăng thêm đó cũng mất.
Phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp này trước đây gần như không sinh lời, thậm chí lỗ, thất thoát thì nay, chỉ sáu tháng đầu năm 2007, lợi nhuận thu được đã gần 400 tỉ đồng. Chưa kể khoản đóng thuế là 40 tỉ nữa.
Còn những lợi ích vô hình là gì, thưa bà?
Trước đây tôi công tác ở Bộ Tài chính, phụ trách lĩnh vực doanh nghiệp, nhưng thú thật chưa bao giờ tôi biết chính xác số tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp là bao nhiêu, lợi nhuận, cổ tức như thế nào. Và tất nhiên càng không thể phân loại các khoản tiền này chứ chưa nói gì đến việc quản lý hiệu quả.
Lý do là vốn nhà nước có quá nhiều “ông chủ” là các cơ quan chủ quản thuộc nhiều cấp, nhiều ngành. Mỗi nơi lại sử dụng một phương pháp quản lý thống kê khác nhau. Độ trung thực, chính xác của các báo cáo cũng khác nhau và không có chuẩn mực kê khai hay cơ chế giám sát hữu hiệu...
Đến nay, tất cả những khoản vốn đó được tập trung thống kê tại SCIC. Vậy là Nhà nước đã biết chính xác mình có bao nhiêu tiền, tiền đang nằm ở những đâu, được quản lý, kinh doanh theo phương pháp nào và cơ hội sinh lời rủi ro ra sao. Từ đó mới có thể tính đến giải pháp kinh doanh cho hiệu quả.
Một trong các hình thức hoạt động của chúng tôi là thoái vốn. Tức là tại những ngành nghề, doanh nghiệp nhất định, đồng vốn khó quản lý, khó sinh lời hay không phù hợp với qui mô lớn thì chúng tôi rút ra. Như vậy Nhà nước không chỉ có thêm cơ hội tăng lợi nhuận mà còn giảm thiểu nguy cơ thiệt hại vốn.
Những đồng vốn tuy ít ỏi, thụ động ở những doanh nghiệp nhỏ bé, vùng sâu, những ngành nghề lạc hậu... khi vào SCIC thì chúng đều được áp dụng những mô hình quản trị tiên tiến và phù hợp nhất... Như vậy là Nhà nước đang từng bước trở thành một “doanh nhân” chuyên nghiệp thực thụ.
Cái lợi nữa là khi mệnh lệnh hành chính, tức là những chỉ thị, tờ trình, đơn xin... được tách khỏi hoạt động kinh doanh thì cũng là một bước tiến dài trong cải cách thủ tục hành chính và xây dựng xã hội pháp quyền. Nhà nước lúc này giống như một cổ đông bình đẳng và minh bạch với tất cả “đối tác” khác trong kinh doanh. Doanh nghiệp lúc này đã được trả lại quyền tự chủ và được tăng thêm tiềm lực. Nhà nước quản lý được vốn và tăng nguồn lợi từ đây.
Như vậy SCIC không phải là một cơ quan chủ quản mới đối với doanh nghiệp?
Trước đây, tại các doanh nghiệp cổ phần hóa, Nhà nước, thực chất là cơ quan chủ quản, cử đại diện của mình xuống doanh nghiệp trong vai các ủy viên hội đồng quản trị. Các đại diện này thường là cán bộ kiêm nhiệm, kỹ năng quản trị, kinh doanh yếu. Mặt khác họ không bị ràng buộc trách nhiệm về đồng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Các ủy viên này dù năng lực và trách nhiệm có kém đi nữa thì cổ đông cũng phải để họ ngồi đó vì nhiệm vụ của họ, chủ yếu là thay mặt cơ quan chủ quản ra lệnh và nhận cổ tức cũng như những khoản đóng góp khác của doanh nghiệp.
Đó là chưa kể việc định giá tài sản doanh nghiệp khi cổ phần hóa do thiếu phương pháp tổ chức và công cụ giám sát nên Nhà nước và người lao động (cổ đông) đã mất mát rất nhiều tài sản... Nhưng nay Nhà nước hiện diện trong vai người đại diện của SCIC.
Đại diện này hoàn toàn tuân thủ theo Luật doanh nghiệp và điều lệ công ty. Họ không thể tùy tiện ra mệnh lệnh hành chính. Thậm chí doanh nghiệp hoàn toàn có thể “gạt” cổ đông này ra nếu điều đó phù hợp luật và điều lệ.
Tuy nhiên, đại diện này bị ràng buộc trách nhiệm với đồng vốn của Nhà nước như chính đồng tiền của họ bỏ ra. Việc thất thoát vốn, lãi của Nhà nước trong doanh nghiệp sẽ không thể diễn ra như trước đây.
Thưa bà, cũng với đồng vốn đó của Nhà nước, năm qua SCIC đã làm gì khác những cơ quan chủ quản trước kia để đem lợi về cho Nhà nước?
Trước hết là phải xác định giá trị thật của doanh nghiệp để tính được phần vốn của Nhà nước ở đây. SCIC áp dụng những công cụ định giá theo khoa học quản trị thông dụng của quốc tế, có độ chính xác và tiệm cận nhất giá thị trường. Cơ quan chủ quản cũ, đại diện ngành tài chính và doanh nghiệp cùng tham gia công việc này. Minh bạch và công khai. SCIC thống kê toàn bộ số tài sản này và phân loại doanh nghiệp làm ba nhóm A, B, C tùy theo qui mô doanh nghiệp, tỉ trọng vốn nhà nước và ngành nghề.
Nhóm A gồm chín doanh nghiệp nhưng chiếm tới 73,7% tổng giá trị của SCIC. Đây là nhóm sẽ được SCIC đầu tư mang tính chiến lược để tỉ lệ vốn của SCIC sẽ được phát triển thêm.
Nhóm B có 89 doanh nghiệp được xác định là đầu tư ngắn hạn, không quan trọng về tỉ lệ, được giá là bán.
Nhóm C chỉ chiếm 8,4% tổng vốn. Nhóm này sẽ thoái vốn theo nhiều cách: thỏa thuận bán, đấu giá...
Toàn bộ những người đại diện phần vốn nhà nước cũ được rà soát, ai phù hợp với cơ chế mới thì trưng dụng.
Nếu cần, SCIC thuê người đại diện mới, hoặc cử cán bộ xuống chuyên trách. Qui chế người đại diện được soạn thảo tỉ mỉ, khoa học. Tùy từng doanh nghiệp, chúng tôi có thể thực hiện tái cơ cấu, xây dựng chiến lược hoạt động rõ ràng.
Các lớp bồi dưỡng, tập huấn về quản trị, kinh doanh được tổ chức rộng khắp cho lãnh đạo doanh nghiệp. SCIC thiết lập nhiều quan hệ với các đối tác trong và ngoài nước; hợp tác với các tổ chức tài chính lớn như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Phòng Thương mại Châu Âu (EuroCham)... để thụ hưởng những mô hình quản trị tiên tiến của quốc tế. 20 tổ chức tài chính, quĩ đầu tư đã ký biên bản ghi nhớ với SCIC, mở ra nhiều cơ hội mới để phát triển đồng vốn nhà nước.
Thưa bà, đến nay SCIC đã đi đến đâu trong lộ trình của giai đoạn đầu?
SCIC đã đi đúng tiến độ với kết quả đáng mừng. Tuy nhiên vẫn còn gần 600 doanh nghiệp nữa, tức là trên 40% đối tượng được chuyển giao thì vẫn chưa thuộc SCIC. Đến nay mới chỉ có ba bộ hoàn thành bàn giao là: Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính và Bộ Thương mại (cũ). Mới có 8/64 tỉnh, thành hoàn thành việc chuyển giao. Ở những thành phố lớn, nhiều doanh nghiệp hiện vẫn trong danh sách phải đốc thúc.
Theo bà đâu là nguyên nhân của sự chậm trễ này?
Gánh nặng lớn nhất của SCIC hóa ra không phải là nghiệp vụ kinh doanh, tổ chức mà là những trì níu của cơ chế cũ. Cơ chế chủ quản với hệ thống chế tài lỏng lẻo, lạc hậu đã làm phương hại đồng vốn nhà nước nhưng lại là mảnh đất màu mỡ cho nhiều tổ chức, cá nhân liên quan. Lực lượng này gồm lãnh đạo cơ quan chủ quản và lãnh đạo doanh nghiệp thuộc diện chuyển giao.
Với cơ quan chủ quản, phần lớn lãnh đạo tìm cách từ chối, né tránh hợp tác với SCIC trong việc định giá doanh nghiệp hoặc tự đặt các điều kiện về quyền lợi cục bộ và đòi hỏi SCIC đáp ứng.
Ở đây có hai nguyên nhân. Thứ nhất, một số cán bộ do giữ quan điểm cũ là Nhà nước phải quản chặt doanh nghiệp. Thậm chí một lãnh đạo cấp bộ còn tuyên bố: “Chuyển giao vốn thì được nhưng về nhân sự thì vẫn phải để lại cho bộ quyết định!”.
Nguyên nhân thứ hai vì quyền lợi cục bộ, cá nhân nên họ đã dùng nhiều cách thức đối phó. Ví như cố tính trì hoãn và từng bước bán hết phần vốn nhà nước ra ngoài. Tất nhiên cái giá họ bán thường cực kỳ rẻ mạt để giá trị chênh lệch chảy vào túi cá nhân. Một số nơi ráo riết sáp nhập doanh nghiệp sắp bị bán vào các tổng công ty để mong thoát khỏi danh sách chuyển giao...
Sự chống đối từ phía lãnh đạo doanh nghiệp ra sao, thưa bà?
Tháng 7/2007 vừa qua, tại một doanh nghiệp thuộc diện chuyển giao ở Nam Định, khi SCIC tiến hành đấu giá để thoái vốn thì thùng phiếu đấu giá đã bị cướp giật và đốt ngay tại phiên đấu giá dù có bốn công an viên bảo vệ.
Lý do là trong doanh nghiệp có một nhóm người muốn mua doanh nghiệp với giá họ muốn. Khi hội đồng định giá có SCIC tham gia áp dụng phương pháp xác định giá theo thị trường thì họ phá. Cuối cùng chúng tôi tổ chức đấu giá lại ở Hà Nội và nhờ cơ quan công an bảo vệ mới thành công.
Còn ở Công ty Giày Đông Anh (Hà Nội) với đặc thù 100% thu nhập từ gia công, vốn dưới 10 tỉ đồng thì khi chuyển giao, chúng tôi tổ chức đại hội cổ đông lấy quyết định giải quyết: bán doanh nghiệp cho đối tác Đài Loan, kèm theo tất cả những cam kết đảm bảo quyền lợi người lao động.
Các bên đều đồng tình nhưng riêng một lãnh đạo công ty không đồng ý. Ông ta ôm con dấu chạy về nhà, cắt điện máy điều hòa trong phòng làm việc của đối tác Đài Loan... gây mọi sức ép...
Tuy nhiên, mọi khó khăn rồi cũng có hội đồng cổ đông, pháp luật giải quyết. Cuộc chuyển giao này là bước nhảy vọt của chiến lược đổi mới doanh nghiệp nhà nước nên không lực lượng nào có thể cản trở và người được lợi nhất sẽ là các cổ đông trong doanh nghiệp. Trong đó Nhà nước cũng được lợi với tư cách cổ đông.