Nhà thầu Trung Quốc bị “tố” chơi không đẹp tại Ba Lan
Theo nhật báo La Croix, một công ty Trung Quốc đã giành được hợp đồng xây dựng một đoạn xa lộ ở Ba Lan nhờ phá giá thầu
Lần đầu tiên tại châu Âu, một công ty Trung Quốc đã giành được hợp đồng xây dựng một đoạn xa lộ ở Ba Lan nhờ phá giá thầu, nhật báo La Croix của Pháp đưa thông tin.
Theo phóng viên của La Croix tại Ba Lan, được RFI dẫn lời, sở dĩ sự kiện này thu hút mối quan tâm của mọi người, bởi lẽ thị trường xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở tại các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU) vốn được quản lý rất chặt chẽ, do đây là một thị trường "béo bở", nhờ hưởng lợi từ ngân sách của toàn châu Âu.
Trong 10 năm nay, nhiều công trình xây dựng hạ tầng cơ sở ở Ba Lan bị chậm trễ, nhưng mới đây, việc tập đoàn xây dựng Trung Quốc Covec - chuyên đấu thầu xây dựng công trình ở nước ngoài - thâm nhập được vào thị trường này, lại khiến các hãng châu Âu nghi ngại.
La Croix cho biết, Ba Lan sẽ cùng Ukraine đăng cai Cúp bóng đá Châu Âu 2012. Trong số các hạng mục công việc chuẩn bị cho sự kiện thể thao này, có việc xây dựng hệ thống xa lộ, nhằm mở rộng gấp đôi mạng lưới đường cao tốc.
Theo báo trên, Covec đã đưa ra giá bỏ thầu thấp hơn chi phí ước tính của chính quyền từ 30% đến 50%, để giành được quyền xây dựng đoạn đường dài 40 km trên xa lộ phía tây ở Warsaw. Tờ báo tài chính Parkiet của Ba Lan nói rõ hơn, dự án này gồm hai đoạn trên tuyến xa lộ A2 giữa Lodz và Warsaw.
La Croix dẫn lời đại diện một nhà thầu châu Âu giấu tên cáo buộc, "giá thầu bị hạ thấp một cách cố ý". Theo doanh nhân này, nhà thầu Trung Quốc nói trên muốn nhân công trình xây dựng xa lộ tại Ba Lan để thâm nhập vào cả châu Âu. Do vậy, để đạt mục tiêu, nhà thầu đã chào giá thấp hơn cả giá thành, điều mà luật pháp châu Âu không cho phép.
Tuy nhiên, theo ông này, "vì nhà thầu này đặt trụ sở tại Trung Quốc, cho nên không thể nào kiểm tra họ, điều mà châu Âu hoàn toàn có thể làm được với các công ty thuộc khu vực của mình". Do đó, doanh nhân này cho rằng, Ủy ban Châu Âu (EC) phải đưa vấn đề này ra trước Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Theo phóng viên của tờ La Croix, các chuyên gia xây dựng mà ông đã tiếp xúc đều gọi việc kinh doanh với giá thấp hơn giá thành là hiện tượng "bán phá giá" và đoạn xa lộ ở Ba Lan mà Covec trúng thầu sẽ là bàn đạp giúp công ty này tiến vào châu Âu.
La Croix cho biết, thị trường hạ tầng công cộng ở châu Âu cực kỳ hấp dẫn. Riêng Ba Lan, trong giai đoạn 2007 - 2013, khu vực này sẽ nhận được 67 tỷ Euro tiền đầu tư từ châu Âu. Ba Lan nằm trong danh sách các nước được châu Âu tài trợ nhiều nhất để nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Đứng thứ hai là Tây Ban Nha với 35 tỷ Euro, kế đến là Cộng hòa Czech với 25 tỷ Euro. Các con số khổng lồ này đã góp phần giải thích lý do vì sao các hãng châu Âu tỏ ra thiếu thiện cảm với nhà thầu Trung Quốc.
Theo tờ Parkiet, nhiều công ty của Ba Lan đã gây khó dễ cho Covec, khi từ chối làm việc với nhà thầu Trung Quốc. Do không đạt được thỏa thuận với các nhà thầu phụ về việc xây dựng các cầu cống trên tuyến đường, Covec sẽ đưa một nhóm khoảng 350 công nhân từ Trung Quốc sang.
Tuy nhiên, La Croix cho hay, chính quyền Ba Lan đã lên tiếng bảo vệ quyết định chọn lựa nhà thầu Covec. Ông Marcin Hadaj, phát ngôn viên của cơ quan phụ trách đấu thầu Ba Lan, không đồng ý với nhận định cho rằng, việc tập đoàn Trung Quốc chen chân vào Ba Lan sẽ làm ảnh hưởng đến thị trường.
Theo phóng viên của La Croix tại Ba Lan, được RFI dẫn lời, sở dĩ sự kiện này thu hút mối quan tâm của mọi người, bởi lẽ thị trường xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở tại các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU) vốn được quản lý rất chặt chẽ, do đây là một thị trường "béo bở", nhờ hưởng lợi từ ngân sách của toàn châu Âu.
Trong 10 năm nay, nhiều công trình xây dựng hạ tầng cơ sở ở Ba Lan bị chậm trễ, nhưng mới đây, việc tập đoàn xây dựng Trung Quốc Covec - chuyên đấu thầu xây dựng công trình ở nước ngoài - thâm nhập được vào thị trường này, lại khiến các hãng châu Âu nghi ngại.
La Croix cho biết, Ba Lan sẽ cùng Ukraine đăng cai Cúp bóng đá Châu Âu 2012. Trong số các hạng mục công việc chuẩn bị cho sự kiện thể thao này, có việc xây dựng hệ thống xa lộ, nhằm mở rộng gấp đôi mạng lưới đường cao tốc.
Theo báo trên, Covec đã đưa ra giá bỏ thầu thấp hơn chi phí ước tính của chính quyền từ 30% đến 50%, để giành được quyền xây dựng đoạn đường dài 40 km trên xa lộ phía tây ở Warsaw. Tờ báo tài chính Parkiet của Ba Lan nói rõ hơn, dự án này gồm hai đoạn trên tuyến xa lộ A2 giữa Lodz và Warsaw.
La Croix dẫn lời đại diện một nhà thầu châu Âu giấu tên cáo buộc, "giá thầu bị hạ thấp một cách cố ý". Theo doanh nhân này, nhà thầu Trung Quốc nói trên muốn nhân công trình xây dựng xa lộ tại Ba Lan để thâm nhập vào cả châu Âu. Do vậy, để đạt mục tiêu, nhà thầu đã chào giá thấp hơn cả giá thành, điều mà luật pháp châu Âu không cho phép.
Tuy nhiên, theo ông này, "vì nhà thầu này đặt trụ sở tại Trung Quốc, cho nên không thể nào kiểm tra họ, điều mà châu Âu hoàn toàn có thể làm được với các công ty thuộc khu vực của mình". Do đó, doanh nhân này cho rằng, Ủy ban Châu Âu (EC) phải đưa vấn đề này ra trước Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Theo phóng viên của tờ La Croix, các chuyên gia xây dựng mà ông đã tiếp xúc đều gọi việc kinh doanh với giá thấp hơn giá thành là hiện tượng "bán phá giá" và đoạn xa lộ ở Ba Lan mà Covec trúng thầu sẽ là bàn đạp giúp công ty này tiến vào châu Âu.
La Croix cho biết, thị trường hạ tầng công cộng ở châu Âu cực kỳ hấp dẫn. Riêng Ba Lan, trong giai đoạn 2007 - 2013, khu vực này sẽ nhận được 67 tỷ Euro tiền đầu tư từ châu Âu. Ba Lan nằm trong danh sách các nước được châu Âu tài trợ nhiều nhất để nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Đứng thứ hai là Tây Ban Nha với 35 tỷ Euro, kế đến là Cộng hòa Czech với 25 tỷ Euro. Các con số khổng lồ này đã góp phần giải thích lý do vì sao các hãng châu Âu tỏ ra thiếu thiện cảm với nhà thầu Trung Quốc.
Theo tờ Parkiet, nhiều công ty của Ba Lan đã gây khó dễ cho Covec, khi từ chối làm việc với nhà thầu Trung Quốc. Do không đạt được thỏa thuận với các nhà thầu phụ về việc xây dựng các cầu cống trên tuyến đường, Covec sẽ đưa một nhóm khoảng 350 công nhân từ Trung Quốc sang.
Tuy nhiên, La Croix cho hay, chính quyền Ba Lan đã lên tiếng bảo vệ quyết định chọn lựa nhà thầu Covec. Ông Marcin Hadaj, phát ngôn viên của cơ quan phụ trách đấu thầu Ba Lan, không đồng ý với nhận định cho rằng, việc tập đoàn Trung Quốc chen chân vào Ba Lan sẽ làm ảnh hưởng đến thị trường.