Nhận diện cơ hội trong kinh doanh
Trong thời kỳ kinh tế suy thoái, có nên đưa sản phẩm mới ra thị trường hay không?
Trong thời kỳ kinh tế suy thoái, có nên đưa sản phẩm mới ra thị trường hay không? Làm thế nào để không chuốc lấy thất bại khi tung sản phẩm mới ra thị trường?
Theo PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, giảng viên Đại học Kinh tế Tp.HCM, một trong những yếu tố không thể bỏ qua là phải tiến hành nghiên cứu thị trường trước khi triển khai ý tưởng.
Nhiều công trình tổng kết cho thấy, phần lớn các sản phẩm mới tung ra trên thị trường gặp thất bại là do doanh nghiệp mơ hồ trong việc xác định khách hàng, thị trường và mục tiêu nên đã không tạo được sự khác biệt cho sản phẩm. Từ chỗ không hiểu rõ khách hàng, không hiểu thị trường nên doanh nghiệp chưa đưa ra được sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu và một chiến lược triển khai phù hợp.
Chính vì thế mà việc đầu tư, nghiên cứu thị trường trước khi quyết định triển khai một sản phẩm mới là rất cần thiết. Thông thường, để phát triển một sản phẩm mới, doanh nghiệp phải trải qua bốn bước. Trước tiên là xác định, nhận dạng, tìm kiếm các cơ hội kinh doanh.
Kế đến là thử nghiệm, gạn lọc các khái niệm về sản phẩm mới. Bước tiếp theo là phát triển sản phẩm mới. Và cuối cùng là thử nghiệm bán hàng mô phỏng, thử nghiệm thị trường.
Trong bốn bước kể trên, bước quan trọng đầu tiên là nhận diện cơ hội trong hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp sẽ xem xét nhu cầu, mối quan tâm của khách hàng, thị trường để từ đó chuyển thành chiến lược kinh doanh của mình.
Để nhận diện được cơ hội trong kinh doanh, GS.TS.Hồ Đức Hùng, Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển (IDR), cho rằng điều đầu tiên là chúng ta phải có ý tưởng. Và ý tưởng đó xuất phát từ những thông tin có liên quan đến ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động, có thể xuất phát từ một lời phàn nàn của khách hàng, từ một nhận xét nào đó về sản phẩm, từ việc giải quyết một sự cố trong việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng… Đôi khi ý tưởng cũng có thể xuất phát từ thành công, kể cả thất bại của đối thủ hoặc của chính doanh nghiệp.
Nguồn ý tưởng xuất phát từ yếu tố nội tại và bên ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều chủ doanh nghiệp thường có định kiến “bụt nhà không thiêng” nên đi tìm ý tưởng từ bên ngoài mà ít để ý đến những ý kiến trong nội bộ.
Theo ông Hùng, trước hết doanh nghiệp cần phải xem trọng ý tưởng trong nội bộ doanh nghiệp, vì “không ai hiểu mình bằng chính mình”. Muốn có được những ý tưởng hay, người chủ doanh nghiệp phải biết cách tổ chức, phải tạo điều kiện để mọi người tranh luận, phát triển ý kiến trong doanh nghiệp. Ở một môi trường mà mọi nhân viên đều có quyền nhận định bất kỳ quyết định nào của ban giám đốc thì ý tưởng mới có cơ hội phát triển.
Trong thực tế, để làm được điều này là không dễ vì nhiều ông chủ rất dễ nổi nóng khi nghe ý kiến trái chiều từ nhân viên. Việc tạo ra môi trường sáng tạo trong nội bộ tổ chức liên quan đến văn hóa doanh nghiệp. Và đây là yếu tố quan trọng để tạo nên năng lực cạnh tranh động cho doanh nghiệp. Tại một số doanh nghiệp nước ngoài, họ tổ chức hẳn một bộ phận chuyên thu thập, quản lý, theo dõi từ những góp ý phê bình cho đến những ý kiến mới, sau đó trình bày lại cho ban giám đốc, cho đội ngũ những nhà nghiên cứu.
Suy cho cùng, những ý tưởng xuất phát từ bên trong hay bên ngoài doanh nghiệp đều cần thiết, vấn đề là doanh nghiệp làm thế nào để tổ chức thu thập và biến những ý tưởng đó thành cơ hội kinh doanh cho chính mình.
Khôi Nguyên (TBKTSG)
Theo PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, giảng viên Đại học Kinh tế Tp.HCM, một trong những yếu tố không thể bỏ qua là phải tiến hành nghiên cứu thị trường trước khi triển khai ý tưởng.
Nhiều công trình tổng kết cho thấy, phần lớn các sản phẩm mới tung ra trên thị trường gặp thất bại là do doanh nghiệp mơ hồ trong việc xác định khách hàng, thị trường và mục tiêu nên đã không tạo được sự khác biệt cho sản phẩm. Từ chỗ không hiểu rõ khách hàng, không hiểu thị trường nên doanh nghiệp chưa đưa ra được sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu và một chiến lược triển khai phù hợp.
Chính vì thế mà việc đầu tư, nghiên cứu thị trường trước khi quyết định triển khai một sản phẩm mới là rất cần thiết. Thông thường, để phát triển một sản phẩm mới, doanh nghiệp phải trải qua bốn bước. Trước tiên là xác định, nhận dạng, tìm kiếm các cơ hội kinh doanh.
Kế đến là thử nghiệm, gạn lọc các khái niệm về sản phẩm mới. Bước tiếp theo là phát triển sản phẩm mới. Và cuối cùng là thử nghiệm bán hàng mô phỏng, thử nghiệm thị trường.
Trong bốn bước kể trên, bước quan trọng đầu tiên là nhận diện cơ hội trong hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp sẽ xem xét nhu cầu, mối quan tâm của khách hàng, thị trường để từ đó chuyển thành chiến lược kinh doanh của mình.
Để nhận diện được cơ hội trong kinh doanh, GS.TS.Hồ Đức Hùng, Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển (IDR), cho rằng điều đầu tiên là chúng ta phải có ý tưởng. Và ý tưởng đó xuất phát từ những thông tin có liên quan đến ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động, có thể xuất phát từ một lời phàn nàn của khách hàng, từ một nhận xét nào đó về sản phẩm, từ việc giải quyết một sự cố trong việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng… Đôi khi ý tưởng cũng có thể xuất phát từ thành công, kể cả thất bại của đối thủ hoặc của chính doanh nghiệp.
Nguồn ý tưởng xuất phát từ yếu tố nội tại và bên ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều chủ doanh nghiệp thường có định kiến “bụt nhà không thiêng” nên đi tìm ý tưởng từ bên ngoài mà ít để ý đến những ý kiến trong nội bộ.
Theo ông Hùng, trước hết doanh nghiệp cần phải xem trọng ý tưởng trong nội bộ doanh nghiệp, vì “không ai hiểu mình bằng chính mình”. Muốn có được những ý tưởng hay, người chủ doanh nghiệp phải biết cách tổ chức, phải tạo điều kiện để mọi người tranh luận, phát triển ý kiến trong doanh nghiệp. Ở một môi trường mà mọi nhân viên đều có quyền nhận định bất kỳ quyết định nào của ban giám đốc thì ý tưởng mới có cơ hội phát triển.
Trong thực tế, để làm được điều này là không dễ vì nhiều ông chủ rất dễ nổi nóng khi nghe ý kiến trái chiều từ nhân viên. Việc tạo ra môi trường sáng tạo trong nội bộ tổ chức liên quan đến văn hóa doanh nghiệp. Và đây là yếu tố quan trọng để tạo nên năng lực cạnh tranh động cho doanh nghiệp. Tại một số doanh nghiệp nước ngoài, họ tổ chức hẳn một bộ phận chuyên thu thập, quản lý, theo dõi từ những góp ý phê bình cho đến những ý kiến mới, sau đó trình bày lại cho ban giám đốc, cho đội ngũ những nhà nghiên cứu.
Suy cho cùng, những ý tưởng xuất phát từ bên trong hay bên ngoài doanh nghiệp đều cần thiết, vấn đề là doanh nghiệp làm thế nào để tổ chức thu thập và biến những ý tưởng đó thành cơ hội kinh doanh cho chính mình.
Khôi Nguyên (TBKTSG)