Nhân viên hải quan không biết cười sẽ bị kỷ luật
Hải quan Tp.HCM sẽ có Quy chế ứng xử văn hóa để xóa đi hình ảnh nhân viên hải quan là "con ngáo ộp"
"Nhân viên hải quan mà không biết cười, ứng xử với khách hàng kém văn hóa, nhẹ sẽ bị khiển trách, cảnh cáo, nặng có thể thuyên chuyển, xử lý nghiêm".
Lần đầu tiên trong lịch sử, hải quan Tp.HCM sẽ có Quy chế ứng xử văn hóa để xóa đi hình ảnh nhân viên hải quan là "con ngáo ộp" của doanh nghiệp.
Quy chế ứng xử của nhân viên hải quan đang được Cục Hải quan Tp.HCM soạn thảo và lấy ý kiến của tất cả chi cục, dự kiến có thể được áp dụng vào tháng 3 nếu các cấp lãnh đạo kịp thông qua.
Phó trưởng phòng Tổ chức và đào tạo, Cục Hải quan Tp.HCM, Võ Minh Tuấn cho hay, đơn vị này lần đầu tiên trong lịch sử đang xây dựng một quy chế ứng xử văn hóa chung cho cán bộ công nhân viên như một dịp soi lại mình, nhằm xây dựng hình ảnh người hải quan thân thiện hơn với người dân và doanh nghiệp.
Theo đó, ngoài những quy định về tác phong, tư cách khi tiếp xúc với người dân, doanh nghiệp - được xem là đối tác của hải quan chứ không phải những người đến nhờ vả; quy chế yêu cầu nhân viên hải quan khi tiếp xúc với đối tác phải biết cười, thái độ thân thiện, biết nói lời xin lỗi và cám ơn, đặc biệt không lấy tiền của khách hàng (lâu nay bị coi là "phí qua cửa" tại hải quan)...
Quy chế cũng "rèn" nhân viên hải quan vào những quy tắc chào hỏi, cách nghe điện thoại, không được quát nạt hay to tiếng với khách hàng.
Từ trước đến nay, Cục Hải quan Tp.HCM thường nhận được những lời phàn nàn từ người dân và doanh nghiệp về thái độ hạch sách, nhũng nhiễu, vòi tiền... của nhân viên, đặc biệt trong các khâu kiểm hóa hàng ở cảng, làm thủ tục xuất nhập khẩu.
Để làm thay đổi hình ảnh xấu về cán bộ hải quan, tháng 7 năm ngoái, Cục hải quan Tp.HCM đã buộc hơn 1.700 nhân viên toàn thành phố, kể cả cấp lãnh đạo, đi học lại văn hóa giao tiếp để biết cười với khách hàng.
Cục đã mời 2 tiến sĩ của Trường Cao đẳng văn hóa, 11 lớp giảng dạy lịch thiệp đã được mở cho cán bộ công nhân viên. Hầu hết nhân viên hải quan đều được học. Số còn lại vì nhiều lý do như đi công tác, nghỉ phép sẽ được huấn luyện tiếp vào đầu năm nay. "Mới đầu nhiều người phản ứng rất dữ, vì không lẽ lớn tuổi thế này mà không có văn hóa, nhưng thực sự đi học lại rồi mới thấy có nhiều khi mình đã ứng xử không đúng", ông Tuấn cho biết.
Ông Tuấn cũng cho rằng, từ khi nhân viên hải quan đi học lại văn hóa, tình trạng phàn nàn của đối tác cũng giảm nhiều nên lãnh đạo hải quan thành phố quyết định soạn hẳn một quy chế đặc biệt về cách ứng xử dành cho ngành này.
Lần đầu tiên trong lịch sử, hải quan Tp.HCM sẽ có Quy chế ứng xử văn hóa để xóa đi hình ảnh nhân viên hải quan là "con ngáo ộp" của doanh nghiệp.
Quy chế ứng xử của nhân viên hải quan đang được Cục Hải quan Tp.HCM soạn thảo và lấy ý kiến của tất cả chi cục, dự kiến có thể được áp dụng vào tháng 3 nếu các cấp lãnh đạo kịp thông qua.
Phó trưởng phòng Tổ chức và đào tạo, Cục Hải quan Tp.HCM, Võ Minh Tuấn cho hay, đơn vị này lần đầu tiên trong lịch sử đang xây dựng một quy chế ứng xử văn hóa chung cho cán bộ công nhân viên như một dịp soi lại mình, nhằm xây dựng hình ảnh người hải quan thân thiện hơn với người dân và doanh nghiệp.
Theo đó, ngoài những quy định về tác phong, tư cách khi tiếp xúc với người dân, doanh nghiệp - được xem là đối tác của hải quan chứ không phải những người đến nhờ vả; quy chế yêu cầu nhân viên hải quan khi tiếp xúc với đối tác phải biết cười, thái độ thân thiện, biết nói lời xin lỗi và cám ơn, đặc biệt không lấy tiền của khách hàng (lâu nay bị coi là "phí qua cửa" tại hải quan)...
Quy chế cũng "rèn" nhân viên hải quan vào những quy tắc chào hỏi, cách nghe điện thoại, không được quát nạt hay to tiếng với khách hàng.
Từ trước đến nay, Cục Hải quan Tp.HCM thường nhận được những lời phàn nàn từ người dân và doanh nghiệp về thái độ hạch sách, nhũng nhiễu, vòi tiền... của nhân viên, đặc biệt trong các khâu kiểm hóa hàng ở cảng, làm thủ tục xuất nhập khẩu.
Để làm thay đổi hình ảnh xấu về cán bộ hải quan, tháng 7 năm ngoái, Cục hải quan Tp.HCM đã buộc hơn 1.700 nhân viên toàn thành phố, kể cả cấp lãnh đạo, đi học lại văn hóa giao tiếp để biết cười với khách hàng.
Cục đã mời 2 tiến sĩ của Trường Cao đẳng văn hóa, 11 lớp giảng dạy lịch thiệp đã được mở cho cán bộ công nhân viên. Hầu hết nhân viên hải quan đều được học. Số còn lại vì nhiều lý do như đi công tác, nghỉ phép sẽ được huấn luyện tiếp vào đầu năm nay. "Mới đầu nhiều người phản ứng rất dữ, vì không lẽ lớn tuổi thế này mà không có văn hóa, nhưng thực sự đi học lại rồi mới thấy có nhiều khi mình đã ứng xử không đúng", ông Tuấn cho biết.
Ông Tuấn cũng cho rằng, từ khi nhân viên hải quan đi học lại văn hóa, tình trạng phàn nàn của đối tác cũng giảm nhiều nên lãnh đạo hải quan thành phố quyết định soạn hẳn một quy chế đặc biệt về cách ứng xử dành cho ngành này.