Nhập siêu trong thương mại Việt - Trung ngày càng lớn
Trong quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam thì Việt Nam luôn luôn ở vị thế nhập siêu
Trung Quốc hiện là nước đạt kỷ lục thế giới về nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng.
Dân số đạt khoảng 1.310 triệu người, đông nhất thế giới. Tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao nhất (năm 2006 tăng 10,5%, năm 2005 tăng 9,9%, năm 2004 tăng 10,1%, năm 2003 tăng 10%...), đạt kỷ lục về số năm tăng liên tục (28 năm), nhờ vậy quy mô kinh tế của Trung Quốc hiện đạt khoảng 2.200 tỷ USD, vượt lên đứng thứ 4 thế giới (sau Mỹ, Nhật Bản, Đức). Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 960 tỷ USD, vượt lên đứng hàng đầu thế giới.
Trong quan hệ buôn bán với nước ngoài, Trung Quốc luôn luôn giữ vị thế xuất siêu và mức xuất siêu ngày một tăng lên (năm 2006 lên đến 150 tỷ USD, năm 2005 đạt 110 tỷ USD, năm 2004 đạt 32,8 tỷ USD...); xuất siêu năm 2006 đạt mức cao thứ 2 thế giới sau Đức.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc lên đến 70 tỷ USD, đứng đầu châu Á. Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc lên đến 1.200 tỷ USD, vượt qua Nhật Bản lên đứng đầu thế giới. Đồng Nhân dân tệ lên giá mạnh: trong nhiều năm liền gần như cố định ở mức 8,277 NDT/ USD, đến năm 2005 còn 8,194 đến cuối năm 2006 còn 7,8269 và nay chỉ còn ở dưới mức 7,8 NDT/ USD.
Trung Quốc đã trở thành nông trại và công xưởng sản xuất của thế giới nhờ tăng trưởng cao, liên tục, trong thời gian dài, nhờ có nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ... Xuất khẩu bình quân đầu người nếu năm 2000 mới đạt 196,6 USD, thì đến năm 2006 đã lên tới 733 USD, cao hơn nhiều so với con số tương ứng 473 USD của Việt Nam.
Việt Nam là nước có cùng biên giới với Trung Quốc, có nhiều tương đồng về nhu cầu, thị hiếu, chủng loại, chất lượng và giá cả..., nên xuất, nhập khẩu giữa Trung Quốc và Việt Nam tăng trưởng rất nhanh.
Về thị trường xuất khẩu của Việt Nam, Trung Quốc đứng thứ ba trong các nước sau Mỹ và Nhật Bản. Về thị trường nhập khẩu của Việt Nam, Trung Quốc đứng thứ nhất. Trong quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam thì Việt Nam luôn luôn ở vị thế nhập siêu và mức nhập siêu ngày một lớn, mức nhập siêu từ Trung Quốc lớn nhất trong các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại với Việt Nam.
Không chỉ lớn về quy mô nhập siêu, mà về cơ cấu xuất, nhập khẩu giữa hai nước cũng có những vấn đề đáng lưu ý.
Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là dầu thô, cao su, thuốc lá, hàng thuỷ sản, hạt điều nhân, tinh bột, than đá, hàng rau hoa quả, cà phê... Có nghĩa là chủ yếu là nguyên liệu thô, nông sản chưa qua chế biến hoặc mới sơ chế.
Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc chủ yếu là xăng dầu, vải, phân bón, sắt thép và phôi thép, hoá chất, phụ liệu giày dép, linh kiện điện tử và tivi, máy tính và linh kiện, hàng rau hoa quả, sản phẩm bằng sắt hoặc thép, xe máy, ngô, sợi dệt, phụ liệu may mặc, lúa mỳ, động cơ đốt trong, tàu thuyền, sản phẩm plastic, thiết bị, phụ tùng dệt may, tổ máy phát điện, máy phát điện, động cơ điện và phụ tùng, thuốc trừ sâu, ôtô các loại, nhôm, nguyên phụ liệu dược phẩm... Cơ cấu hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có giá trị gia tăng cao hơn cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc.
Để giảm nhập siêu từ Trung Quốc, biện pháp hàng đầu là tăng xuất khẩu, đồng thời nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng sản xuất ở trong nước, phát triển mạnh công nghiệp phụ trợ, tận dụng cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu qua đường Lào Cai đến các tỉnh Tây Nam của Trung Quốc.
Ngoài ra cần có các cuộc tiếp xúc giữa hai Nhà nước về các mặt để cải thiện vị thế của Việt Nam trong quan hệ thương mại giữa 2 nước.
Dân số đạt khoảng 1.310 triệu người, đông nhất thế giới. Tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao nhất (năm 2006 tăng 10,5%, năm 2005 tăng 9,9%, năm 2004 tăng 10,1%, năm 2003 tăng 10%...), đạt kỷ lục về số năm tăng liên tục (28 năm), nhờ vậy quy mô kinh tế của Trung Quốc hiện đạt khoảng 2.200 tỷ USD, vượt lên đứng thứ 4 thế giới (sau Mỹ, Nhật Bản, Đức). Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 960 tỷ USD, vượt lên đứng hàng đầu thế giới.
Trong quan hệ buôn bán với nước ngoài, Trung Quốc luôn luôn giữ vị thế xuất siêu và mức xuất siêu ngày một tăng lên (năm 2006 lên đến 150 tỷ USD, năm 2005 đạt 110 tỷ USD, năm 2004 đạt 32,8 tỷ USD...); xuất siêu năm 2006 đạt mức cao thứ 2 thế giới sau Đức.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc lên đến 70 tỷ USD, đứng đầu châu Á. Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc lên đến 1.200 tỷ USD, vượt qua Nhật Bản lên đứng đầu thế giới. Đồng Nhân dân tệ lên giá mạnh: trong nhiều năm liền gần như cố định ở mức 8,277 NDT/ USD, đến năm 2005 còn 8,194 đến cuối năm 2006 còn 7,8269 và nay chỉ còn ở dưới mức 7,8 NDT/ USD.
Trung Quốc đã trở thành nông trại và công xưởng sản xuất của thế giới nhờ tăng trưởng cao, liên tục, trong thời gian dài, nhờ có nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ... Xuất khẩu bình quân đầu người nếu năm 2000 mới đạt 196,6 USD, thì đến năm 2006 đã lên tới 733 USD, cao hơn nhiều so với con số tương ứng 473 USD của Việt Nam.
Việt Nam là nước có cùng biên giới với Trung Quốc, có nhiều tương đồng về nhu cầu, thị hiếu, chủng loại, chất lượng và giá cả..., nên xuất, nhập khẩu giữa Trung Quốc và Việt Nam tăng trưởng rất nhanh.
Về thị trường xuất khẩu của Việt Nam, Trung Quốc đứng thứ ba trong các nước sau Mỹ và Nhật Bản. Về thị trường nhập khẩu của Việt Nam, Trung Quốc đứng thứ nhất. Trong quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam thì Việt Nam luôn luôn ở vị thế nhập siêu và mức nhập siêu ngày một lớn, mức nhập siêu từ Trung Quốc lớn nhất trong các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại với Việt Nam.
Không chỉ lớn về quy mô nhập siêu, mà về cơ cấu xuất, nhập khẩu giữa hai nước cũng có những vấn đề đáng lưu ý.
Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là dầu thô, cao su, thuốc lá, hàng thuỷ sản, hạt điều nhân, tinh bột, than đá, hàng rau hoa quả, cà phê... Có nghĩa là chủ yếu là nguyên liệu thô, nông sản chưa qua chế biến hoặc mới sơ chế.
Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc chủ yếu là xăng dầu, vải, phân bón, sắt thép và phôi thép, hoá chất, phụ liệu giày dép, linh kiện điện tử và tivi, máy tính và linh kiện, hàng rau hoa quả, sản phẩm bằng sắt hoặc thép, xe máy, ngô, sợi dệt, phụ liệu may mặc, lúa mỳ, động cơ đốt trong, tàu thuyền, sản phẩm plastic, thiết bị, phụ tùng dệt may, tổ máy phát điện, máy phát điện, động cơ điện và phụ tùng, thuốc trừ sâu, ôtô các loại, nhôm, nguyên phụ liệu dược phẩm... Cơ cấu hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có giá trị gia tăng cao hơn cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc.
Để giảm nhập siêu từ Trung Quốc, biện pháp hàng đầu là tăng xuất khẩu, đồng thời nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng sản xuất ở trong nước, phát triển mạnh công nghiệp phụ trợ, tận dụng cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu qua đường Lào Cai đến các tỉnh Tây Nam của Trung Quốc.
Ngoài ra cần có các cuộc tiếp xúc giữa hai Nhà nước về các mặt để cải thiện vị thế của Việt Nam trong quan hệ thương mại giữa 2 nước.