Nhập siêu và “lời giải” đến từ Trung Quốc
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên nói về việc thanh toán bằng Nhân dân tệ trong giao dịch với Trung Quốc
Trong con số nhập siêu khoảng 6,5 tỷ USD của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2009, có một phần đáng kể đến từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên, “tỷ lệ nhập siêu năm 2009 từ Trung Quốc sẽ không cao hơn năm 2008”.
Có cơ sở để Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên tin tưởng vào điều này, bởi trong quan hệ thương mại của Việt Nam với Trung Quốc, sắp tới là giai đoạn có thể có nhiều thay đổi. Tại Đại lễ đường Dân tộc (Nam Ninh, Quảng Tây) sáng 20/10, trước các nhà báo Việt Nam, ông Biên nói:
- Như chúng ta đều biết, trong quan hệ thương mại Việt Nam và Trung Quốc có hiện tượng mất cân đối, Việt Nam đang nhập siêu từ Trung Quốc.
Để cải thiện tình hình, theo tôi một trong những giải pháp là đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, theo các con đường chính ngạch, cũng như đẩy mạnh quan hệ buôn bán biên mậu giữa các tỉnh biên giới Việt Nam và các tỉnh biên giới Trung Quốc, nhất là Quảng Tây, Vân Nam.
Năm tới, khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (CAFTA) sẽ bắt đầu khởi động. Điều này sẽ hỗ trợ gì cho hàng Việt Nam đi vào Trung Quốc?
Thời gian qua, hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Trung Quốc đã đàm phán và được triển khai theo từng giai đoạn, từ chương trình thu hoạch sớm, cho đến hiệp định về hàng hóa, hiệp định về dịch vụ và gần đây là hiệp định về đầu tư.
Bắt đầu từ năm 2010, các khung khổ trong hiệp định về mậu dịch tự do giữa ASEAN – Trung Quốc sẽ được triển khai đồng bộ. Chúng tôi cho rằng đây là cơ hội rất tốt cho doanh nghiệp Việt Nam, để tận dụng cơ hội thị trường rộng lớn với trên 1,3 tỷ dân mà Trung Quốc đem lại.
Nhưng theo ông, doanh nghiệp Việt Nam có khả năng tận dụng cơ hội này không?
Tham gia vào khu vực mậu dịch tự do này cũng đặt ra những vấn đề rất lớn, đối với Việt Nam là khả năng cạnh tranh của bản thân doanh nghiệp cũng như của hàng hóa, dịch vụ. Bởi vì hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc rất rẻ và có sức cạnh tranh cao trong thị trường khu vực và thị trường Việt Nam.
Để tận dụng cơ hội đem lại từ khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực từ phía doanh nghiệp, trong việc nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp mình, cũng như hàng hóa mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường Trung Quốc.
Một trong những điểm đáng lưu ý khi triển khai CAFTA là việc sử dụng đồng Nhân dân tệ trong thanh toán nội khối. Ông đánh giá thế nào về việc này?
Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta đang có những nỗ lực để giảm bớt sự phục thuộc hoạt động ngoại thương Việt Nam vào các đồng tiền ngoài tệ truyền thống, nhất là USD. Trên thị trường Việt Nam, có những lúc đã xảy ra tình trạng căng thẳng trong mua bán USD, kể cả trên thị trường tự do cũng như thị trường liên ngân hàng.
Cho nên chúng tôi đã khuyến cáo các doanh nghiệp cần phải đa dạng hóa rổ ngoại tệ, không nên quá phụ thuộc vào đồng USD, nên mạnh dạn áp dụng những phương tiện thanh toán khác, những đồng tiền thanh toán khác ngoài USD, ví dụ như đồng Euro, Yên Nhật, Bảng Anh và các đồng tiền khác.
Riêng với thị trường Trung Quốc, như đã biết, Chính phủ Trung Quốc đã giao cho tỉnh Vân Nam và tỉnh Quảng Tây xúc tiến ứng dụng việc thanh toán trong thương mại với các nước ASEAN bằng đồng nhân dân tệ.
Hiện nay thanh toán giữa các doanh nghiệp buôn bán biên mậu đã được ngân hàng nhà nước hai bên chính thức chấp thuận và cũng có rất nhiều hợp đồng thanh toán bằng Nhân dân tệ. Như vậy, chúng ta hạn chế được sức ép phải huy động một lực lượng lớn đồng USD trong thanh toán với doanh nghiệp Trung Quốc, trong bối cảnh chúng ta vẫn nhập khẩu rất lớn từ Trung Quốc.
Về phía Chính phủ, việc này đang được triển khai như thế nào và bao giờ sẽ có các quy định cụ thể?
Hiện nay, Bộ Công Thương đang cùng với Ngân hàng Nhà nước xúc tiến đẩy mạnh việc nghiên cứu các khả năng thanh toán sử dụng đồng nhân dân tệ trong quan hệ thương mại với Trung Quốc.
Ngân hàng Nhà nước cũng đang xây dựng một đề án để chính thức trình Chính phủ, xin phép triển khai thanh toán dùng các đồng tiền khác, trong đó có việc sử dụng đồng nhân dân tệ trong thanh toán với các doanh nghiệp Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên, “tỷ lệ nhập siêu năm 2009 từ Trung Quốc sẽ không cao hơn năm 2008”.
Có cơ sở để Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên tin tưởng vào điều này, bởi trong quan hệ thương mại của Việt Nam với Trung Quốc, sắp tới là giai đoạn có thể có nhiều thay đổi. Tại Đại lễ đường Dân tộc (Nam Ninh, Quảng Tây) sáng 20/10, trước các nhà báo Việt Nam, ông Biên nói:
- Như chúng ta đều biết, trong quan hệ thương mại Việt Nam và Trung Quốc có hiện tượng mất cân đối, Việt Nam đang nhập siêu từ Trung Quốc.
Để cải thiện tình hình, theo tôi một trong những giải pháp là đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, theo các con đường chính ngạch, cũng như đẩy mạnh quan hệ buôn bán biên mậu giữa các tỉnh biên giới Việt Nam và các tỉnh biên giới Trung Quốc, nhất là Quảng Tây, Vân Nam.
Năm tới, khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (CAFTA) sẽ bắt đầu khởi động. Điều này sẽ hỗ trợ gì cho hàng Việt Nam đi vào Trung Quốc?
Thời gian qua, hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Trung Quốc đã đàm phán và được triển khai theo từng giai đoạn, từ chương trình thu hoạch sớm, cho đến hiệp định về hàng hóa, hiệp định về dịch vụ và gần đây là hiệp định về đầu tư.
Bắt đầu từ năm 2010, các khung khổ trong hiệp định về mậu dịch tự do giữa ASEAN – Trung Quốc sẽ được triển khai đồng bộ. Chúng tôi cho rằng đây là cơ hội rất tốt cho doanh nghiệp Việt Nam, để tận dụng cơ hội thị trường rộng lớn với trên 1,3 tỷ dân mà Trung Quốc đem lại.
Nhưng theo ông, doanh nghiệp Việt Nam có khả năng tận dụng cơ hội này không?
Tham gia vào khu vực mậu dịch tự do này cũng đặt ra những vấn đề rất lớn, đối với Việt Nam là khả năng cạnh tranh của bản thân doanh nghiệp cũng như của hàng hóa, dịch vụ. Bởi vì hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc rất rẻ và có sức cạnh tranh cao trong thị trường khu vực và thị trường Việt Nam.
Để tận dụng cơ hội đem lại từ khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực từ phía doanh nghiệp, trong việc nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp mình, cũng như hàng hóa mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường Trung Quốc.
Một trong những điểm đáng lưu ý khi triển khai CAFTA là việc sử dụng đồng Nhân dân tệ trong thanh toán nội khối. Ông đánh giá thế nào về việc này?
Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta đang có những nỗ lực để giảm bớt sự phục thuộc hoạt động ngoại thương Việt Nam vào các đồng tiền ngoài tệ truyền thống, nhất là USD. Trên thị trường Việt Nam, có những lúc đã xảy ra tình trạng căng thẳng trong mua bán USD, kể cả trên thị trường tự do cũng như thị trường liên ngân hàng.
Cho nên chúng tôi đã khuyến cáo các doanh nghiệp cần phải đa dạng hóa rổ ngoại tệ, không nên quá phụ thuộc vào đồng USD, nên mạnh dạn áp dụng những phương tiện thanh toán khác, những đồng tiền thanh toán khác ngoài USD, ví dụ như đồng Euro, Yên Nhật, Bảng Anh và các đồng tiền khác.
Riêng với thị trường Trung Quốc, như đã biết, Chính phủ Trung Quốc đã giao cho tỉnh Vân Nam và tỉnh Quảng Tây xúc tiến ứng dụng việc thanh toán trong thương mại với các nước ASEAN bằng đồng nhân dân tệ.
Hiện nay thanh toán giữa các doanh nghiệp buôn bán biên mậu đã được ngân hàng nhà nước hai bên chính thức chấp thuận và cũng có rất nhiều hợp đồng thanh toán bằng Nhân dân tệ. Như vậy, chúng ta hạn chế được sức ép phải huy động một lực lượng lớn đồng USD trong thanh toán với doanh nghiệp Trung Quốc, trong bối cảnh chúng ta vẫn nhập khẩu rất lớn từ Trung Quốc.
Về phía Chính phủ, việc này đang được triển khai như thế nào và bao giờ sẽ có các quy định cụ thể?
Hiện nay, Bộ Công Thương đang cùng với Ngân hàng Nhà nước xúc tiến đẩy mạnh việc nghiên cứu các khả năng thanh toán sử dụng đồng nhân dân tệ trong quan hệ thương mại với Trung Quốc.
Ngân hàng Nhà nước cũng đang xây dựng một đề án để chính thức trình Chính phủ, xin phép triển khai thanh toán dùng các đồng tiền khác, trong đó có việc sử dụng đồng nhân dân tệ trong thanh toán với các doanh nghiệp Trung Quốc.