Nhập vàng, xót “đô”
Tiếp tục nhập vàng, Ngân hàng Nhà nước có thể đã bán ra ngoại tệ để ổn định tỷ giá, dự trữ ngoại hối theo đó bị giảm?
Tiếp tục nhập vàng, Ngân hàng Nhà nước có thể đã bán ra ngoại tệ để ổn định tỷ giá, dự trữ ngoại hối theo đó bị giảm?
Ngày 23/9, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức hội thảo về các vấn đề kinh tế vĩ mô tại Tp.HCM. Bản tài liệu 5 trang của Ngân hàng Nhà nước gửi đến hội thảo gần như không có thông tin hay dữ liệu mới, nhưng có một chi tiết được chú ý.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, thị trường ngoại hối và tỷ giá biến động trong hơn ba tháng đầu năm nhưng đã ổn định trở lại; những ngày đầu tháng 8 biến động tăng nhưng chủ yếu do tác động của giá vàng thế giới.
Đầu tháng 8, giá vàng thế giới liên tục tăng mạnh, giá trong nước cũng tăng theo và xuất hiện trạng thái cao hơn hẳn so với giá thế giới quy đổi. Giải pháp mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra là nhanh chóng cấp hạn ngạch để các doanh nghiệp đầu mối nhập vàng về bình ổn thị trường.
Từ hoạt động đó, cầu ngoại tệ để nhập vàng là tác nhân chính đẩy tỷ giá tăng. Sau một thời gian dài, giá USD bán ra của các ngân hàng thương mại mới trở lại trạng thái kịch trần biên độ cho phép, và tiếp tục duy trì như vậy cho đến nay.
Đầu tháng 9 này, hãng tin Reuters dẫn một nguồn tin riêng cho biết, do cầu ngoại tệ tăng, để giữ ổn định tỷ giá USD/VND, Ngân hàng Nhà nước buộc phải bán ra ngoại tệ hỗ trợ. Lượng ngoại tệ bán ra đó từ giữa tháng 8 vào khoảng 1,5 tỷ USD. Nếu đúng như vậy thì đây là một con số bị chia sẻ đáng chú ý, bởi từ cuối tháng 4/2011 Ngân hàng Nhà nước liên tục mua ròng với khối lượng lớn và dự trữ ngoại hối đã tăng nhanh chóng.
Báo cáo cập nhật mới đây của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ước tính dự trữ ngoại hối của Việt Nam đến cuối tháng 6/2011 vào khoảng 15,2 tỷ USD, tương ứng cho chi phí nhập khẩu cho 2,1 tháng. Và với việc bán ra để giữ ổn định tỷ giá nói trên, con só 15,2 tỷ USD đó có còn nguyên vẹn?
Tuy nhiên, về con số 1,5 tỷ USD nói trên, lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng Nhà nước từ chối trả lời khi VnEconomy xác minh.
Và đầu tuần này, thông tin Ngân hàng Nhà nước tiếp tục cho nhập thêm vàng để hỗ trợ bình ổn thị trường lại thu hút sự chú ý của công chúng đầu tư. Nếu ở những lần trước, phương thuốc cho nhập này phát huy tác dụng “cắt cơn sốt” nhanh chóng của cầu và giá trong nước, nhưng lần này đến ngày 22/9 giá trong nước vẫn cao hơn giá thế giới trên 1 triệu đồng/lượng.
Liên quan đến diễn biến trên thị trường vàng hiện nay, nhu cầu và giao dịch mua vào của người dân tăng cao trong những ngày gần đây khiến một số tổ chức đầu tư đưa ra suy tính: liệu có một dòng vốn chảy ra khỏi ngân hàng khi lãi suất tiết kiệm VND nghiêm ở mức 14%/năm thay vì có thể cao hơn nhiều ở thời điểm trước đó, và đổ vào thị trường vàng?
Trở lại với hoạt động nhập khẩu vàng, lượng Ngân hàng Nhà nước cho phép nhập lần này được giới đầu tư đồn đoán ở khoảng 4 - 5 tấn. Cộng với hai lần cấp trước đó, cầu ngoại tệ cho nhập khẩu là đáng kể. Thế nhưng, theo quan sát của nhóm phân tích thuộc Công ty Chứng khoán Tp.HCM (HSC), tỷ giá USD/VND của các ngân hàng thương mại không đổi, tỷ giá liên ngân hàng lẫn tỷ giá trên thị trường tự do không biến động nhiều. Theo đó, suy tính đưa ra có lẽ là do Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra hỗ trợ.
“Dự trữ ngoại hối đã bị chảy máu với tốc độ khá nhanh trong 6 tuần qua. Khó có thể tính toán con số chính xác nhưng chúng tôi ước tính con số này là trên 1 tỷ USD. Đây là cái giá Ngân hàng Nhà nước phải trả để đổi lấy sự ổn định của tỷ giá như cơ quan này đã cam kết vào tháng trước”, HSC đưa ra bình luận, cũng như thêm một con số được tính toán từ một tổ chức đầu tư để tham khảo.
Ghi nhận trên thị trường vàng những ngày qua cho thấy hoạt động mua vào của người dân vẫn duy trì ở mức cao. Nếu nguồn cung vẫn hạn chế, giá trong nước vượt xa giá thế giới, liệu bài thuốc cho nhập vàng sẽ lại được dùng và có bị “nhờn”? Đáng lo hơn, phía sau đó là cầu ngoại tệ và mối liên hệ với sức khỏe của dự trữ ngoại hối.
Trong khi đó, nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đến thời điểm này vẫn chưa được ban hành. Định hướng Ngân hàng Nhà nước huy động vàng trong dân để tăng dự trữ ngoại hối vẫn chưa có thông tin mới về hướng triển khai. Nhưng những giải pháp này còn mang tính lâu dài, và “nước xa khó cứu lửa gần”. Còn thông điệp mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra vào cuối tháng 8 vừa qua là: “Thời gian tới có thể khẳng định rằng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát để đảm bảo diễn biến của giá vàng trong nước theo sát giá vàng quốc tế, chống đầu cơ, làm giá ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân”.
Đó mới chỉ là áp lực đối với tỷ giá có từ biến động của thị trường vàng. Nếu cộng thêm cầu ngoại tệ cho nhu cầu thanh toán cuối năm, cho các khoản tín dụng ngoại tệ đáo hạn… thì tỷ giá USD/VND có tiếp tục được ổn định? Ngân hàng Nhà nước hơn một lần định hướng rằng từ nay đến cuối năm nếu cần phải điều chỉnh tỷ giá thì không quá 1%.
Một thuận lợi để Ngân hàng Nhà nước giữ vững định hướng đó là dự trữ ngoại tệ đã tăng mạnh thời gian qua, là dự tính cán cân thanh toán tổng thể năm 2011 có khả năng thặng dư từ 2,5 đến 4,5 tỷ USD. Nhưng để giữ được “không quá 1%” đó, dự trữ ngoại hối có bị chia sẻ hay không, hay sẽ tiếp tục ép thêm trần lãi suất tiền gửi ngoại tệ, tăng cường kết hối để chuyển đổi vốn ngoại tệ từ doanh nghiệp và dân cư?
Ngày 23/9, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức hội thảo về các vấn đề kinh tế vĩ mô tại Tp.HCM. Bản tài liệu 5 trang của Ngân hàng Nhà nước gửi đến hội thảo gần như không có thông tin hay dữ liệu mới, nhưng có một chi tiết được chú ý.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, thị trường ngoại hối và tỷ giá biến động trong hơn ba tháng đầu năm nhưng đã ổn định trở lại; những ngày đầu tháng 8 biến động tăng nhưng chủ yếu do tác động của giá vàng thế giới.
Đầu tháng 8, giá vàng thế giới liên tục tăng mạnh, giá trong nước cũng tăng theo và xuất hiện trạng thái cao hơn hẳn so với giá thế giới quy đổi. Giải pháp mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra là nhanh chóng cấp hạn ngạch để các doanh nghiệp đầu mối nhập vàng về bình ổn thị trường.
Từ hoạt động đó, cầu ngoại tệ để nhập vàng là tác nhân chính đẩy tỷ giá tăng. Sau một thời gian dài, giá USD bán ra của các ngân hàng thương mại mới trở lại trạng thái kịch trần biên độ cho phép, và tiếp tục duy trì như vậy cho đến nay.
Đầu tháng 9 này, hãng tin Reuters dẫn một nguồn tin riêng cho biết, do cầu ngoại tệ tăng, để giữ ổn định tỷ giá USD/VND, Ngân hàng Nhà nước buộc phải bán ra ngoại tệ hỗ trợ. Lượng ngoại tệ bán ra đó từ giữa tháng 8 vào khoảng 1,5 tỷ USD. Nếu đúng như vậy thì đây là một con số bị chia sẻ đáng chú ý, bởi từ cuối tháng 4/2011 Ngân hàng Nhà nước liên tục mua ròng với khối lượng lớn và dự trữ ngoại hối đã tăng nhanh chóng.
Báo cáo cập nhật mới đây của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ước tính dự trữ ngoại hối của Việt Nam đến cuối tháng 6/2011 vào khoảng 15,2 tỷ USD, tương ứng cho chi phí nhập khẩu cho 2,1 tháng. Và với việc bán ra để giữ ổn định tỷ giá nói trên, con só 15,2 tỷ USD đó có còn nguyên vẹn?
Tuy nhiên, về con số 1,5 tỷ USD nói trên, lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng Nhà nước từ chối trả lời khi VnEconomy xác minh.
Và đầu tuần này, thông tin Ngân hàng Nhà nước tiếp tục cho nhập thêm vàng để hỗ trợ bình ổn thị trường lại thu hút sự chú ý của công chúng đầu tư. Nếu ở những lần trước, phương thuốc cho nhập này phát huy tác dụng “cắt cơn sốt” nhanh chóng của cầu và giá trong nước, nhưng lần này đến ngày 22/9 giá trong nước vẫn cao hơn giá thế giới trên 1 triệu đồng/lượng.
Liên quan đến diễn biến trên thị trường vàng hiện nay, nhu cầu và giao dịch mua vào của người dân tăng cao trong những ngày gần đây khiến một số tổ chức đầu tư đưa ra suy tính: liệu có một dòng vốn chảy ra khỏi ngân hàng khi lãi suất tiết kiệm VND nghiêm ở mức 14%/năm thay vì có thể cao hơn nhiều ở thời điểm trước đó, và đổ vào thị trường vàng?
Trở lại với hoạt động nhập khẩu vàng, lượng Ngân hàng Nhà nước cho phép nhập lần này được giới đầu tư đồn đoán ở khoảng 4 - 5 tấn. Cộng với hai lần cấp trước đó, cầu ngoại tệ cho nhập khẩu là đáng kể. Thế nhưng, theo quan sát của nhóm phân tích thuộc Công ty Chứng khoán Tp.HCM (HSC), tỷ giá USD/VND của các ngân hàng thương mại không đổi, tỷ giá liên ngân hàng lẫn tỷ giá trên thị trường tự do không biến động nhiều. Theo đó, suy tính đưa ra có lẽ là do Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra hỗ trợ.
“Dự trữ ngoại hối đã bị chảy máu với tốc độ khá nhanh trong 6 tuần qua. Khó có thể tính toán con số chính xác nhưng chúng tôi ước tính con số này là trên 1 tỷ USD. Đây là cái giá Ngân hàng Nhà nước phải trả để đổi lấy sự ổn định của tỷ giá như cơ quan này đã cam kết vào tháng trước”, HSC đưa ra bình luận, cũng như thêm một con số được tính toán từ một tổ chức đầu tư để tham khảo.
Ghi nhận trên thị trường vàng những ngày qua cho thấy hoạt động mua vào của người dân vẫn duy trì ở mức cao. Nếu nguồn cung vẫn hạn chế, giá trong nước vượt xa giá thế giới, liệu bài thuốc cho nhập vàng sẽ lại được dùng và có bị “nhờn”? Đáng lo hơn, phía sau đó là cầu ngoại tệ và mối liên hệ với sức khỏe của dự trữ ngoại hối.
Trong khi đó, nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đến thời điểm này vẫn chưa được ban hành. Định hướng Ngân hàng Nhà nước huy động vàng trong dân để tăng dự trữ ngoại hối vẫn chưa có thông tin mới về hướng triển khai. Nhưng những giải pháp này còn mang tính lâu dài, và “nước xa khó cứu lửa gần”. Còn thông điệp mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra vào cuối tháng 8 vừa qua là: “Thời gian tới có thể khẳng định rằng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát để đảm bảo diễn biến của giá vàng trong nước theo sát giá vàng quốc tế, chống đầu cơ, làm giá ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân”.
Đó mới chỉ là áp lực đối với tỷ giá có từ biến động của thị trường vàng. Nếu cộng thêm cầu ngoại tệ cho nhu cầu thanh toán cuối năm, cho các khoản tín dụng ngoại tệ đáo hạn… thì tỷ giá USD/VND có tiếp tục được ổn định? Ngân hàng Nhà nước hơn một lần định hướng rằng từ nay đến cuối năm nếu cần phải điều chỉnh tỷ giá thì không quá 1%.
Một thuận lợi để Ngân hàng Nhà nước giữ vững định hướng đó là dự trữ ngoại tệ đã tăng mạnh thời gian qua, là dự tính cán cân thanh toán tổng thể năm 2011 có khả năng thặng dư từ 2,5 đến 4,5 tỷ USD. Nhưng để giữ được “không quá 1%” đó, dự trữ ngoại hối có bị chia sẻ hay không, hay sẽ tiếp tục ép thêm trần lãi suất tiền gửi ngoại tệ, tăng cường kết hối để chuyển đổi vốn ngoại tệ từ doanh nghiệp và dân cư?