“Nhật Bản phải đưa Trung Quốc ra tòa”
Tờ The Diplomat cho rằng, sẽ là khôn ngoan nếu Nhật Bản sử dụng biện pháp đấu tranh pháp lý đối với vấn đề Senkaku/Điếu Ngư
Theo nhận định của tờ The Diplomat, nếu Nhật thừa nhận tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc và sử dụng biện pháp đấu tranh pháp lý trong vấn đề này, cách làm như vậy có thể sẽ đem lại lợi ích cho cả Tokyo và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Hôm thứ Sáu vừa rồi, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có bài phát biểu dẫn đề tại Đối thoại Shangri-La, một trong những hội nghị an ninh quan trọng nhất ở châu Á. Ông Abe được đánh giá là đã sử dụng bài phát biểu này để thúc đẩy những nỗ lực nhằm tái thiết lập vị trí lãnh đạo của Nhật Bản trong khu vực và gắn vai trò lãnh đạo đó với luật pháp quốc tế.
Ngoại trừ Hàn Quốc, nỗ lực của ông Abe nhằm tái lập sự lãnh đạo của nước Nhật đã đạt được thành công đáng kể. Trong một năm rưỡi đầu tiên của nhiệm kỳ Thủ tướng, ông Abe đã thắt chặt quan hệ với các quốc gia và vùng lãnh thổ quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật như Đài Loan, Nga và Ấn Độ.
Tuy nhiên, thành công lớn nhất trong chính sách đối ngoại của ông Abe thời gian qua lại nằm ở khu vực Đông Nam Á - tờ The Diplomat đánh giá trong bài viết mang tựa đề “To lead in Asia, Japan must take China to court” (tạm dịch: “Để lãnh đạo ở châu Á, Nhật Bản phải đưa Trung Quốc ra tòa”). Việc Tokyo đẩy mạnh quan hệ với Đông Nam Á được tạp chí này xem là một trong những diễn biến quan trọng nhất của năm 2013.
Riêng trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ, ông Abe đã tới thăm toàn bộ 10 nước ASEAN. Ông cũng tăng cường vị thế của Tokyo tại Đông Nam Á bằng cách tham gia vào tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) bất chấp sự phản đối mạnh mẽ trong nước, bao gồm cả sự phản đối từ các phe phái trong đảng chính trị của ông.
Một số nỗ lực gây tranh cãi của ông Abe nhằm loại bỏ những hạn chế về an ninh của Nhật Bản có thể sẽ tăng cường khả năng của Tokyo đóng một vai trò lãnh đạo ở ASEAN. Chẳng hạn, bằng cách gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí tự đặt ra, và thực hiện phòng thủ tập thể, Nhật Bản sẽ có khả năng cung cấp vũ khí và đứng ra bảo vệ các nước Đông Nam Á trước sự đe dọa của Trung Quốc.
Nhưng bên cạnh những thành tựu này, vẫn có một hạn chế lớn trong nỗ lực của Nhật nhằm tăng cường vị thế ở ASEAN, đó là lập trường của Nhật trong tranh chấp quần đào Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc. The Diplomat nhận định, thay đổi chính sách hiện nay và nhờ đến luật pháp quốc tế trong vấn đề này sẽ có lợi cho cả Nhật Bản và Đông Nam Á.
Đến nay, Nhật Bản tiếp tục từ chối thừa nhận có bất kỳ tranh chấp nào về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Cho dù trước đây có đem lại lợi ích ra sao, thì đến nay, chính sách này không còn phục vụ cho lợi ích của Nhật Bản nữa. Kể từ khi Nhật quốc hữu hóa một số hòn đảo thuộc quần đảo này vào tháng 9/2012, việc Nhật từ chối thừa nhận có tranh chấp tồn tại không hề khiến Trung Quốc ngừng tăng cường tuần tra đường biển và đường không xung quanh Senkaku/Điếu Ngư. Làm vậy, Bắc Kinh làm suy yếu dần điều mà lẽ ra phải là tuyên bố chủ quyền thật mạnh mẽ của Tokyo.
Theo The Diplomat, chính sách hiện nay của Nhật Bản trong tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông với Trung Quốc cũng gây trở ngại cho các nước ASEAN trong tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông.
Trước hết, việc Nhật từ chối thừa nhận tồn tại tranh chấp đối với Senkaku/Điếu Ngư đang giúp Trung Quốc hợp pháp hóa việc từ chối thừa nhận có tranh chấp đối với các thực thể lãnh thổ mà Bắc Kinh đang kiểm soát trên biển Đông.
Hơn nữa, lập trường hiện này của Nhật Bản khiến nước này khó tìm kiếm giải pháp hòa bình và có tranh nhiệm thông qua sử dụng luật pháp quốc tế và các diễn đàn đa phương. Điều này cũng tạo ra tiền lệ để Trung Quốc áp dụng cách thức tương tự trên biển Đông. Mặc dù ông Abe đã đánh giá cao việc Philippines tìm tới trọng tài quốc tế để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc, và những lời ca ngợi này được lặp lại trong bài phát biểu của ông ở Shangri-La hôm thứ Sáu tuần trước, lập trường của Nhật đối với tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư vẫn chưa có sự thay đổi.
Thừa nhận tranh chấp và tìm kiếm trọng tài quốc tế sẽ là một cách thể hiện rõ ràng vai trò lãnh đạo mà Nhật muốn thể hiện ở châu Á. Trọng tài quốc tế có thể sẽ giúp giảm căng thẳng trong khu vực một cách hữu hiệu. Hơn nữa, cách này không chỉ đem lại lợi ích cho Nhật, mà còn tăng cường sức mạnh cho các nước ASEAN trong tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông.
Bài viết cho rằng, Nhật Bản nên bắt đầu bằng cách đề xuất riêng với Bắc Kinh rằng, Tokyo sẽ thừa nhận tồn tại tranh chấp - đúng như Trung Quốc vẫn khăng khăng đòi hỏi - nếu như Bắc Kinh chấp nhận nhờ tới sự phân xử của trọng tài quốc tế. Nếu Trung Quốc chấp nhận đề xuất này, thì đó sẽ là một tiền lệ mạnh mẽ cho tranh chấp trên biển Đông.
Trong trường hợp Trung Quốc từ chối đề xuất của Nhật - trái ngược với điều mà Bắc Kinh đòi hỏi Tokyo bấy lâu về thừa nhận có tranh chấp, Tokyo nên đơn phương công nhận tranh chấp và đưa vấn đề lên trọng tài quốc tế. Nói cách khác, Nhật nên “noi gương” Philippines.
Làm theo cách này, theo The Diplomat, Nhật không mất gì nhiều, mà sẽ lợi nhiều mặt.
Thứ nhất, Nhật đang có cơ sở vững chắc trong tuyên bố chủ quyền đối với Senkaku/Điếu Ngư mà gần như chắc chắn, nếu trọng tài quốc tế vào cuộc, Tokyo sẽ giữ được tuyên bố chủ quyền này. Cho dù nếu Trung Quốc từ chối thừa nhận phán quyết như vậy, thì vụ kiện vẫn sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư theo chiều hướng có lợi cho Nhật Bản.
Phán quyết của tòa sẽ khiến Trung Quốc khó biện minh cho việc tuần tra quanh quần đảo này, và việc tuần tra của Trung Quốc sẽ bị coi là hành động gây hấn không cần thiết. Việc Trung Quốc chiếm những hòn đảo mà tòa án quốc tế đã xác định thuộc về Nhật Bản gần như là điều không thể.
Ngoài ra, sẽ là khôn ngoan nếu Nhật Bản sớm tìm kiếm sự phân giải của trọng tài quốc tế đối với vấn đề Senkaku/Điếu Ngư. Như đã đề cập ở trên, hoạt động tuần tra của Trung Quốc gần quần đảo tranh chấp có vẻ như sẽ vĩnh viễn tồn tại. Theo thời gian, điều này sẽ chỉ làm suy yếu lập trường chủ quyền lãnh thổ của Nhật Bản.
Dĩ nhiên, bằng cách từ bỏ chính sách Senkaku hiện nay và kiện Trung Quốc để giải quyết tranh chấp, Nhật Bản sẽ làm cho lập trường hiện tại của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông càng khó đứng vững. Bắc Kinh sẽ càng bị cô lập nhiều hơn vì không thừa nhận một số tranh chấp trên biển Đông cũng như từ chối sử dụng luật pháp quốc tế và các diễn đàn đa phương để giải quyết hòa bình các tranh chấp này.
Một khi các nước khác có tranh chấp với Trung Quốc, và các bên thứ ba quan trọng như Mỹ và Indonesia, cùng thúc đẩy lời nói và hành động vì một giải pháp thông qua luật pháp quốc tế và các diễn đàn đa phương, lập trường cứng rắn của Trung Quốc về bản chất sẽ bị coi là hành động bá quyền.
Bởi trong trường hợp đó, Trung Quốc đòi hỏi các bên phải tuân thủ lập trường mà riêng một mình nước này đưa ra. Điều này khó có thể tồn tại trong dài hạn và sẽ định hình quan điểm của quốc tế và khu vực theo hướng có lợi cho Nhật Bản.
Mặc dù Thủ tướng Abe đã thiết lập thành công một nền móng để nước Nhật tìm lại vị trí lãnh đạo ở châu Á, theo The Diplomat, giờ là lúc Tokyo cần lãnh đạo thực sự trong khu vực. Từ bỏ lập trường hiện tại đối với Senkaku/Điếu Ngư và đấu tranh pháp lý sẽ là cách hoàn hảo để bắt đầu.
Hôm thứ Sáu vừa rồi, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có bài phát biểu dẫn đề tại Đối thoại Shangri-La, một trong những hội nghị an ninh quan trọng nhất ở châu Á. Ông Abe được đánh giá là đã sử dụng bài phát biểu này để thúc đẩy những nỗ lực nhằm tái thiết lập vị trí lãnh đạo của Nhật Bản trong khu vực và gắn vai trò lãnh đạo đó với luật pháp quốc tế.
Ngoại trừ Hàn Quốc, nỗ lực của ông Abe nhằm tái lập sự lãnh đạo của nước Nhật đã đạt được thành công đáng kể. Trong một năm rưỡi đầu tiên của nhiệm kỳ Thủ tướng, ông Abe đã thắt chặt quan hệ với các quốc gia và vùng lãnh thổ quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật như Đài Loan, Nga và Ấn Độ.
Tuy nhiên, thành công lớn nhất trong chính sách đối ngoại của ông Abe thời gian qua lại nằm ở khu vực Đông Nam Á - tờ The Diplomat đánh giá trong bài viết mang tựa đề “To lead in Asia, Japan must take China to court” (tạm dịch: “Để lãnh đạo ở châu Á, Nhật Bản phải đưa Trung Quốc ra tòa”). Việc Tokyo đẩy mạnh quan hệ với Đông Nam Á được tạp chí này xem là một trong những diễn biến quan trọng nhất của năm 2013.
Riêng trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ, ông Abe đã tới thăm toàn bộ 10 nước ASEAN. Ông cũng tăng cường vị thế của Tokyo tại Đông Nam Á bằng cách tham gia vào tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) bất chấp sự phản đối mạnh mẽ trong nước, bao gồm cả sự phản đối từ các phe phái trong đảng chính trị của ông.
Một số nỗ lực gây tranh cãi của ông Abe nhằm loại bỏ những hạn chế về an ninh của Nhật Bản có thể sẽ tăng cường khả năng của Tokyo đóng một vai trò lãnh đạo ở ASEAN. Chẳng hạn, bằng cách gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí tự đặt ra, và thực hiện phòng thủ tập thể, Nhật Bản sẽ có khả năng cung cấp vũ khí và đứng ra bảo vệ các nước Đông Nam Á trước sự đe dọa của Trung Quốc.
Nhưng bên cạnh những thành tựu này, vẫn có một hạn chế lớn trong nỗ lực của Nhật nhằm tăng cường vị thế ở ASEAN, đó là lập trường của Nhật trong tranh chấp quần đào Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc. The Diplomat nhận định, thay đổi chính sách hiện nay và nhờ đến luật pháp quốc tế trong vấn đề này sẽ có lợi cho cả Nhật Bản và Đông Nam Á.
Đến nay, Nhật Bản tiếp tục từ chối thừa nhận có bất kỳ tranh chấp nào về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Cho dù trước đây có đem lại lợi ích ra sao, thì đến nay, chính sách này không còn phục vụ cho lợi ích của Nhật Bản nữa. Kể từ khi Nhật quốc hữu hóa một số hòn đảo thuộc quần đảo này vào tháng 9/2012, việc Nhật từ chối thừa nhận có tranh chấp tồn tại không hề khiến Trung Quốc ngừng tăng cường tuần tra đường biển và đường không xung quanh Senkaku/Điếu Ngư. Làm vậy, Bắc Kinh làm suy yếu dần điều mà lẽ ra phải là tuyên bố chủ quyền thật mạnh mẽ của Tokyo.
Theo The Diplomat, chính sách hiện nay của Nhật Bản trong tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông với Trung Quốc cũng gây trở ngại cho các nước ASEAN trong tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông.
Trước hết, việc Nhật từ chối thừa nhận tồn tại tranh chấp đối với Senkaku/Điếu Ngư đang giúp Trung Quốc hợp pháp hóa việc từ chối thừa nhận có tranh chấp đối với các thực thể lãnh thổ mà Bắc Kinh đang kiểm soát trên biển Đông.
Hơn nữa, lập trường hiện này của Nhật Bản khiến nước này khó tìm kiếm giải pháp hòa bình và có tranh nhiệm thông qua sử dụng luật pháp quốc tế và các diễn đàn đa phương. Điều này cũng tạo ra tiền lệ để Trung Quốc áp dụng cách thức tương tự trên biển Đông. Mặc dù ông Abe đã đánh giá cao việc Philippines tìm tới trọng tài quốc tế để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc, và những lời ca ngợi này được lặp lại trong bài phát biểu của ông ở Shangri-La hôm thứ Sáu tuần trước, lập trường của Nhật đối với tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư vẫn chưa có sự thay đổi.
Thừa nhận tranh chấp và tìm kiếm trọng tài quốc tế sẽ là một cách thể hiện rõ ràng vai trò lãnh đạo mà Nhật muốn thể hiện ở châu Á. Trọng tài quốc tế có thể sẽ giúp giảm căng thẳng trong khu vực một cách hữu hiệu. Hơn nữa, cách này không chỉ đem lại lợi ích cho Nhật, mà còn tăng cường sức mạnh cho các nước ASEAN trong tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông.
Bài viết cho rằng, Nhật Bản nên bắt đầu bằng cách đề xuất riêng với Bắc Kinh rằng, Tokyo sẽ thừa nhận tồn tại tranh chấp - đúng như Trung Quốc vẫn khăng khăng đòi hỏi - nếu như Bắc Kinh chấp nhận nhờ tới sự phân xử của trọng tài quốc tế. Nếu Trung Quốc chấp nhận đề xuất này, thì đó sẽ là một tiền lệ mạnh mẽ cho tranh chấp trên biển Đông.
Trong trường hợp Trung Quốc từ chối đề xuất của Nhật - trái ngược với điều mà Bắc Kinh đòi hỏi Tokyo bấy lâu về thừa nhận có tranh chấp, Tokyo nên đơn phương công nhận tranh chấp và đưa vấn đề lên trọng tài quốc tế. Nói cách khác, Nhật nên “noi gương” Philippines.
Làm theo cách này, theo The Diplomat, Nhật không mất gì nhiều, mà sẽ lợi nhiều mặt.
Thứ nhất, Nhật đang có cơ sở vững chắc trong tuyên bố chủ quyền đối với Senkaku/Điếu Ngư mà gần như chắc chắn, nếu trọng tài quốc tế vào cuộc, Tokyo sẽ giữ được tuyên bố chủ quyền này. Cho dù nếu Trung Quốc từ chối thừa nhận phán quyết như vậy, thì vụ kiện vẫn sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư theo chiều hướng có lợi cho Nhật Bản.
Phán quyết của tòa sẽ khiến Trung Quốc khó biện minh cho việc tuần tra quanh quần đảo này, và việc tuần tra của Trung Quốc sẽ bị coi là hành động gây hấn không cần thiết. Việc Trung Quốc chiếm những hòn đảo mà tòa án quốc tế đã xác định thuộc về Nhật Bản gần như là điều không thể.
Ngoài ra, sẽ là khôn ngoan nếu Nhật Bản sớm tìm kiếm sự phân giải của trọng tài quốc tế đối với vấn đề Senkaku/Điếu Ngư. Như đã đề cập ở trên, hoạt động tuần tra của Trung Quốc gần quần đảo tranh chấp có vẻ như sẽ vĩnh viễn tồn tại. Theo thời gian, điều này sẽ chỉ làm suy yếu lập trường chủ quyền lãnh thổ của Nhật Bản.
Dĩ nhiên, bằng cách từ bỏ chính sách Senkaku hiện nay và kiện Trung Quốc để giải quyết tranh chấp, Nhật Bản sẽ làm cho lập trường hiện tại của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông càng khó đứng vững. Bắc Kinh sẽ càng bị cô lập nhiều hơn vì không thừa nhận một số tranh chấp trên biển Đông cũng như từ chối sử dụng luật pháp quốc tế và các diễn đàn đa phương để giải quyết hòa bình các tranh chấp này.
Một khi các nước khác có tranh chấp với Trung Quốc, và các bên thứ ba quan trọng như Mỹ và Indonesia, cùng thúc đẩy lời nói và hành động vì một giải pháp thông qua luật pháp quốc tế và các diễn đàn đa phương, lập trường cứng rắn của Trung Quốc về bản chất sẽ bị coi là hành động bá quyền.
Bởi trong trường hợp đó, Trung Quốc đòi hỏi các bên phải tuân thủ lập trường mà riêng một mình nước này đưa ra. Điều này khó có thể tồn tại trong dài hạn và sẽ định hình quan điểm của quốc tế và khu vực theo hướng có lợi cho Nhật Bản.
Mặc dù Thủ tướng Abe đã thiết lập thành công một nền móng để nước Nhật tìm lại vị trí lãnh đạo ở châu Á, theo The Diplomat, giờ là lúc Tokyo cần lãnh đạo thực sự trong khu vực. Từ bỏ lập trường hiện tại đối với Senkaku/Điếu Ngư và đấu tranh pháp lý sẽ là cách hoàn hảo để bắt đầu.