Nhật sẽ tăng đầu tư vào Việt Nam do Thái Lan lụt lội?
"Giặc nước" đã giết hại hơn 500 người dân Thái Lan và khiến nhiều doanh nghiệp nước ngoài lao đao vì phải ngưng sản xuất
Phát biểu ngày hôm qua (15/11), nữ Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra cảnh báo, nhiều phần ở thủ đô Bangkok có thể sẽ vẫn bị ngập lụt cho tới tận năm sau, dù nước đã rút mạnh ở nhiều nơi.
“Cá nhân tôi muốn thấy nhân dân đều vui mừng trong năm mới, nhưng tôi không chắc chắn lắm về khu vực phía Tây, nơi việc thoát nước vẫn diễn ra rất khó khăn”, bà nói. Tuy nhiên, bà tin rằng khu vực phía Đông Bangkok sẽ hết lụt trước năm mới.
Tính từ hôm 25/7 tới nay, “giặc nước” đã khiến ít nhất 562 người thiệt mạng và ảnh hưởng nặng nề tới hàng triệu hộ gia đình ở Thái Lan. Ngoài những thiệt hại lớn về con người và tài sản, “đất nước nụ cười” còn đối mặt với nhiều vấn nạn kinh tế.
Chẳng hạn như trong việc xuất khẩu gạo, theo tính toán của Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế ở Philippines, 7 triệu tấn gạo ở Thái Lan đã bị hư hại do lũ lụt. Các chuyên gia phân tích thị trường gạo nói, lũ lụt có thể gây ra tình trạng biến động tạm thời về giá gạo.
Một vấn đề kinh tế khác cũng do lũ lụt là việc đóng cửa các nhà máy linh kiện điện tử có thể sẽ khiến lượng bán máy tính xách tay giảm 20% do thiếu ổ cứng. Nhà máy sản xuất ổ cứng của hãng Dell ở Thái Lan đã phải đóng cửa, gây thiếu hụt nguồn cung trên toàn cầu.
Ngoài ra, nhà sản xuất ổ cứng Western Digital cũng bị ảnh hưởng khiến giá cả ổ cứng tăng nhanh, thậm chí tăng gấp đôi tại một số khu vực. Các nhà phân tích dự đoán trong vài tháng tới, giá ổ cứng sẽ tiếp tục cao.
Tờ Nhật báo Tài chính Quốc tế của Trung Quốc đưa tin cho biết, người tiêu dùng đã nhận thấy giá ổ cứng tăng từ 30 lên 80 bảng Anh, trong khi dự kiến lũ lụt ở Thái Lan làm giảm từ 50 - 80 triệu ổ cứng trên toàn cầu.
Trận lụt cũng gây ảnh hưởng lớn đến chuỗi cung cấp của các nhà sản xuất ôtô. Cuối tuần trước, Honda cho biết sẽ kéo dài việc cắt giảm sản lượng tại 6 nhà máy ở Bắc Mỹ cho đến tuần sau, do thiếu nguồn cung phụ tùng ở Thái Lan.
Trước những tình huống như vậy, hãng tin Bloomberg hôm qua dẫn lời ông Takahiro Sekido, trưởng nhóm chuyên gia kinh tế của ngân hàng Credit Agricole CIB ở Tokyo, nói rằng sau trận lụt này các nhà lãnh đạo công ty nhận ra mối nguy của sự tập trung.
Hôm 31/10, Giám đốc Tài chính của Honda, ông Fumihiko Ike bày tỏ hy vọng Thái Lan sẽ nâng cấp cơ sở hạ tầng, trong đó có các hệ thống thoát nước. Honda dự kiến sẽ điều chỉnh linh hoạt sản xuất tại các nhà máy ở các nước lân cận Thái Lan để bù đắp sản lượng.
Hôm 10/11, một ngày sau khi Pioneer rút lại dự báo doanh thu năm 2011, người phát ngôn Hiromitsu Kimura cũng cho biết, “chúng tôi thấy cần phải tính tới việc đa dạng hoá đầu tư ngay tại Thái Lan, và sang các nước khác trong tương lai”.
Chuyên gia kinh tế thuộc Viện Nghiên cứu Daiichi tại Tokyo, ông Tohru Nishihama, cho rằng Indonesia và Việt Nam đã thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài hơn Thái Lan trong năm ngoái và giờ đây sẽ thu hút thêm các nguồn đầu tư của Nhật Bản.
Theo ông Nishihama, Indonesia có dân số lớn và nhu cầu nội địa khá mạnh trong khi dân số Việt Nam đang gia tăng. Hai nước chiếm hơn phân nửa tổng dân số của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á với 591 triệu người.
Mỗi năm, Indonesia nhập khẩu khoảng 200.000 xe từ Thái Lan, và một số nhà máy đã phải tạm đóng cửa do thiếu nguồn cung phụ tùng do nạn lụt tại Thái Lan, theo Hiệp hội công nghiệp xe hơi của Indonesia.
Tuy nhiên, theo ông Sekido, chuyên gia từ ngân hàng Credit Agricole CIB, mặc dù trào lưu tăng cường đầu tư vào Thái Lan sẽ dịu bớt nhưng Thái Lan vẫn là một điểm đến lý tưởng do cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh của nước này.
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã đề nghị chi ra 130 tỷ Baht (4,2 tỷ USD) cho việc tái thiết và ngăn ngừa lũ lụt trong tương lai, nhằm qua đó thuyết phục các nhà đầu tư nước ngoài tin rằng Thái Lan vẫn là địa điểm kinh doanh an toàn.
Thêm vào đó, việc thu hút nhà đầu tư Nhật cũng không dễ. Theo lời ông Maman Rusdi, Chủ tịch Hiệp hội công nghiệp xe hơi của Indonesia, nước này cần phải cải thiện hơn nữa hệ thống đường xá, điện, hải cảng, sân bay mới có thể thu hút các nhà đầu tư Nhật.
Do vậy, ông Yoichi Yajima, một quan chức thuộc Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản, dự báo là sẽ không có việc các công ty Nhật ồ ạt rút đầu tư ra khỏi Thái Lan, vì cơ sở hạ tầng và hệ thống công nghiệp của nước này vẫn là những yếu tố thuận lợi cho công ty Nhật.
"Tôi không mong đợi việc rút đầu tư lớn khỏi Thái Lan," Yajima cho biết. "Chừng nào các công ty lớn như Toyota, Nissan, Honda, Toshiba, Hitachi ở lại đây, các nhà cung cấp của họ sẽ không ra đi", quan chức này cho biết thêm.
Đầu tư trực tiếp Nhật Bản ở Thái Lan tăng 35% lên khoảng 100 tỷ Baht trong 2010. Còn theo thống kê từ ngân hàng Credit Agricole và Bộ Tài chính Thái Lan, hai năm qua, nước này chiếm 3,2% tổng đầu tư nước ngoài của Nhật Bản, đứng thứ hai sau Trung Quốc (12,6%).
Vào tuần trước, Chủ tịch của Tập đoàn Toyota Akio Ayoda cho biết doanh nghiệp này không tính đến chuyện giảm đầu tư ở Thái Lan, mặc dầu họ đã phải ngưng sản xuất ở 3 nhà máy từ ngày 10/10 do thiếu linh kiện.
Tuy vậy, theo ông Pongsak Assakul, Chủ tịch Phòng Thương mại Thái Lan được BBC dẫn lời, việc thuyết phục các nhà đầu tư mới của Nhật chọn Thái Lan thay vì các nước láng giềng sẽ khó khăn hơn.
Chính phủ phải có kế hoạch để ngăn chặn lũ lụt và thực hiện càng nhanh càng tốt, ông nói. "Nhật Bản là nhà đầu tư lớn của chúng tôi," ông Pongsak nói. "Khi chúng tôi có thể thuyết phục họ, các nhà đầu tư khác sẽ làm theo".
“Cá nhân tôi muốn thấy nhân dân đều vui mừng trong năm mới, nhưng tôi không chắc chắn lắm về khu vực phía Tây, nơi việc thoát nước vẫn diễn ra rất khó khăn”, bà nói. Tuy nhiên, bà tin rằng khu vực phía Đông Bangkok sẽ hết lụt trước năm mới.
Tính từ hôm 25/7 tới nay, “giặc nước” đã khiến ít nhất 562 người thiệt mạng và ảnh hưởng nặng nề tới hàng triệu hộ gia đình ở Thái Lan. Ngoài những thiệt hại lớn về con người và tài sản, “đất nước nụ cười” còn đối mặt với nhiều vấn nạn kinh tế.
Chẳng hạn như trong việc xuất khẩu gạo, theo tính toán của Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế ở Philippines, 7 triệu tấn gạo ở Thái Lan đã bị hư hại do lũ lụt. Các chuyên gia phân tích thị trường gạo nói, lũ lụt có thể gây ra tình trạng biến động tạm thời về giá gạo.
Một vấn đề kinh tế khác cũng do lũ lụt là việc đóng cửa các nhà máy linh kiện điện tử có thể sẽ khiến lượng bán máy tính xách tay giảm 20% do thiếu ổ cứng. Nhà máy sản xuất ổ cứng của hãng Dell ở Thái Lan đã phải đóng cửa, gây thiếu hụt nguồn cung trên toàn cầu.
Ngoài ra, nhà sản xuất ổ cứng Western Digital cũng bị ảnh hưởng khiến giá cả ổ cứng tăng nhanh, thậm chí tăng gấp đôi tại một số khu vực. Các nhà phân tích dự đoán trong vài tháng tới, giá ổ cứng sẽ tiếp tục cao.
Tờ Nhật báo Tài chính Quốc tế của Trung Quốc đưa tin cho biết, người tiêu dùng đã nhận thấy giá ổ cứng tăng từ 30 lên 80 bảng Anh, trong khi dự kiến lũ lụt ở Thái Lan làm giảm từ 50 - 80 triệu ổ cứng trên toàn cầu.
Trận lụt cũng gây ảnh hưởng lớn đến chuỗi cung cấp của các nhà sản xuất ôtô. Cuối tuần trước, Honda cho biết sẽ kéo dài việc cắt giảm sản lượng tại 6 nhà máy ở Bắc Mỹ cho đến tuần sau, do thiếu nguồn cung phụ tùng ở Thái Lan.
Trước những tình huống như vậy, hãng tin Bloomberg hôm qua dẫn lời ông Takahiro Sekido, trưởng nhóm chuyên gia kinh tế của ngân hàng Credit Agricole CIB ở Tokyo, nói rằng sau trận lụt này các nhà lãnh đạo công ty nhận ra mối nguy của sự tập trung.
Hôm 31/10, Giám đốc Tài chính của Honda, ông Fumihiko Ike bày tỏ hy vọng Thái Lan sẽ nâng cấp cơ sở hạ tầng, trong đó có các hệ thống thoát nước. Honda dự kiến sẽ điều chỉnh linh hoạt sản xuất tại các nhà máy ở các nước lân cận Thái Lan để bù đắp sản lượng.
Hôm 10/11, một ngày sau khi Pioneer rút lại dự báo doanh thu năm 2011, người phát ngôn Hiromitsu Kimura cũng cho biết, “chúng tôi thấy cần phải tính tới việc đa dạng hoá đầu tư ngay tại Thái Lan, và sang các nước khác trong tương lai”.
Chuyên gia kinh tế thuộc Viện Nghiên cứu Daiichi tại Tokyo, ông Tohru Nishihama, cho rằng Indonesia và Việt Nam đã thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài hơn Thái Lan trong năm ngoái và giờ đây sẽ thu hút thêm các nguồn đầu tư của Nhật Bản.
Theo ông Nishihama, Indonesia có dân số lớn và nhu cầu nội địa khá mạnh trong khi dân số Việt Nam đang gia tăng. Hai nước chiếm hơn phân nửa tổng dân số của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á với 591 triệu người.
Mỗi năm, Indonesia nhập khẩu khoảng 200.000 xe từ Thái Lan, và một số nhà máy đã phải tạm đóng cửa do thiếu nguồn cung phụ tùng do nạn lụt tại Thái Lan, theo Hiệp hội công nghiệp xe hơi của Indonesia.
Tuy nhiên, theo ông Sekido, chuyên gia từ ngân hàng Credit Agricole CIB, mặc dù trào lưu tăng cường đầu tư vào Thái Lan sẽ dịu bớt nhưng Thái Lan vẫn là một điểm đến lý tưởng do cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh của nước này.
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã đề nghị chi ra 130 tỷ Baht (4,2 tỷ USD) cho việc tái thiết và ngăn ngừa lũ lụt trong tương lai, nhằm qua đó thuyết phục các nhà đầu tư nước ngoài tin rằng Thái Lan vẫn là địa điểm kinh doanh an toàn.
Thêm vào đó, việc thu hút nhà đầu tư Nhật cũng không dễ. Theo lời ông Maman Rusdi, Chủ tịch Hiệp hội công nghiệp xe hơi của Indonesia, nước này cần phải cải thiện hơn nữa hệ thống đường xá, điện, hải cảng, sân bay mới có thể thu hút các nhà đầu tư Nhật.
Do vậy, ông Yoichi Yajima, một quan chức thuộc Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản, dự báo là sẽ không có việc các công ty Nhật ồ ạt rút đầu tư ra khỏi Thái Lan, vì cơ sở hạ tầng và hệ thống công nghiệp của nước này vẫn là những yếu tố thuận lợi cho công ty Nhật.
"Tôi không mong đợi việc rút đầu tư lớn khỏi Thái Lan," Yajima cho biết. "Chừng nào các công ty lớn như Toyota, Nissan, Honda, Toshiba, Hitachi ở lại đây, các nhà cung cấp của họ sẽ không ra đi", quan chức này cho biết thêm.
Đầu tư trực tiếp Nhật Bản ở Thái Lan tăng 35% lên khoảng 100 tỷ Baht trong 2010. Còn theo thống kê từ ngân hàng Credit Agricole và Bộ Tài chính Thái Lan, hai năm qua, nước này chiếm 3,2% tổng đầu tư nước ngoài của Nhật Bản, đứng thứ hai sau Trung Quốc (12,6%).
Vào tuần trước, Chủ tịch của Tập đoàn Toyota Akio Ayoda cho biết doanh nghiệp này không tính đến chuyện giảm đầu tư ở Thái Lan, mặc dầu họ đã phải ngưng sản xuất ở 3 nhà máy từ ngày 10/10 do thiếu linh kiện.
Tuy vậy, theo ông Pongsak Assakul, Chủ tịch Phòng Thương mại Thái Lan được BBC dẫn lời, việc thuyết phục các nhà đầu tư mới của Nhật chọn Thái Lan thay vì các nước láng giềng sẽ khó khăn hơn.
Chính phủ phải có kế hoạch để ngăn chặn lũ lụt và thực hiện càng nhanh càng tốt, ông nói. "Nhật Bản là nhà đầu tư lớn của chúng tôi," ông Pongsak nói. "Khi chúng tôi có thể thuyết phục họ, các nhà đầu tư khác sẽ làm theo".