“Nhất y, nhì dược” 2008
Thiếu bác sỹ có thể là một trong những lý do khiến thí sinh đăng ký dự thi ngành này những năm gần đây tăng đột biến
Thiếu bác sỹ có thể là một trong những lý do khiến thí sinh đăng ký dự thi ngành này những năm gần đây tăng đột biến.
Ngất ngưởng tỷ lệ “chọi”
Tổng kết của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác tuyển sinh năm nay cho biết, tỷ lệ “chọi” của các trường Đại học khá cao, trong đó dẫn đầu vẫn là ngành y, dược.
Cụ thể, Đại học Y Thái Nguyên với tỷ lệ 1/27,2, Học viện Y dược học Cổ truyền: 1/15,88; Đại học Y Hà Nội: 1/11,69; Đại học Y Hải Phòng 1/16,57; Đại học Y tế Công cộng là 1/16,72…
Tiến sĩ Hà Phan Hải An, Chủ nhiệm Khoa Nội, Đại học Y Hà Nội cho biết, sở dĩ ngành y có tỷ lệ thí sinh đăng ký nộp hồ sơ cao là do tính đặc thù của ngành. Hiện, hầu hết các bệnh viện đều trong tình trạng quá tải, nguồn nhân lực bác sỹ thiếu trầm trọng, nên sinh viên ra trường không bao giờ “lo” thất nghiệp.
Bà An phân tích, với dân số trên 85 triệu người nhưng hiện cả nước chỉ có khoảng 55.000 bác sỹ. Như vậy, tính trung bình có khoảng 6,4 bác sỹ/10.000 người, thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ tối thiểu mà Tổ chức Y tế Thế giới đặt ra.
Đấy là chưa kể vùng sâu vùng xa, số lượng bác sỹ bình quân chỉ đạt khoảng 2/10.000 người.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, hiện mỗi năm, việc khám chữa bệnh tại các bệnh viện cần thêm khoảng 6.000 bác sĩ, 1.500 dược sĩ, hơn 10.000 điều dưỡng và hơn 7.000 cán bộ khác (kỹ thuật viên, hộ lý, hộ sinh…). Ước tính nhu cầu nhân lực cần đào tạo mới cho khu vực bệnh viện từ nay đến năm 2010 là trên 74.000 người.
Trong khi đó, cả nước đang có khoảng 10 trường đại học đào tạo chuyên ngành y, mỗi năm chỉ đào tạo được 2.600 bác sỹ. Như vậy phải mất ít nhất 30 năm nữa Việt Nam mới có thể bù đắp nổi con số đang thiếu hụt hiện nay.
Nhiều thí sinh dự thi khối B khi được hỏi cũng đã cho rằng, thiếu trầm trọng nhân lực y tế là cơ hội giúp họ có được một chỗ ngồi trên giảng đường của các trường y dễ dàng hơn. Ngoài ra, vị trí xã hội, cơ hội việc làm khi ra trường lớn cũng là một trong những nguyên nhân khiến họ chọn ngành nghề này.
Chất lượng vẫn trên hết
Trong cuộc hội thảo trực tuyến về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực y tế theo nhu cầu xã hội vừa được tổ chức, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho rằng, để tăng cường nguồn nhân lực y tế đang thiếu trầm trọng, các địa phương, các trường đào tạo cần có kế hoạch rõ ràng.
Bà thứ trưởng nhấn mạnh, không vì thiếu mà đào tạo tràn lan, cần bảm bảo những bác sĩ sau khi ra trường phải thực sự có chất lượng.
Có lẽ đó cũng là lý do khiến ngành này không dành cho các thí sinh có học lực “a-ma-tơ”. Thực tế, chất lượng đầu vào của các trường y - dược bao giờ cũng cao hơn rất nhiều so với các ngành khác.
Cụ thể, trong hai năm 2006 và 2007, các ngành về y dược luôn dẫn đầu khối B về mức điểm chuẩn. Nhiều thí sinh đã đạt ngưỡng 9 điểm mỗi môn thi vẫn trượt vì điểm chuẩn lên đến 27,5 đến 28 điểm.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia trong ngành thì chất lượng không thể chỉ dựa vào điểm chuẩn đầu vào. So với thế giới, đào tạo nguồn nhân lực y tế tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế.
Ở nhiều nước, thời gian đào tạo một bác sỹ kéo dài từ 7-9 năm, thậm chí là lâu hơn. Ví dụ tại Mỹ, sau tám năm đào tạo, một bác sỹ còn được tiếp tục đào thêm 3-4 năm nữa trong quá trình “hành nghề”.
Đó là chưa kể để được thi tuyển vào ngành y, các sinh viên thường đã tốt nghiệp một trường về khoa học cơ bản như: sinh vật, vật lý hay hóa học… Trong khi đó, tại Việt Nam thời gian đào tạo chỉ là 6 năm.
Để đào tạo được đội ngũ y, bác sỹ có chất lượng, theo GS.TS Đặng Vạn Phước, Hiệu trưởng Đại học Y dược Tp.HCM, cần tăng thời gian thực hành cho sinh viên bằng cách phát triển các bệnh viện thực hành trong các nơi đào tạo.
Vị hiệu trưởng này cho rằng, nhu cầu về số lượng nhân sự y tế tuy có bức bách nhưng chất lượng vẫn phải được đặt lên hàng đầu.
Còn theo GS.TS Ngô Quý Châu, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, chất lượng ngành y chưa tốt vì hiện dịch vụ y tế của chúng ta thiếu đồng bộ.
Nếu như một số bệnh viện ở nước ngoài ngoài trang thiết bị hiện đại, phục vụ cho việc khám và điều trị khỏi bệnh cho bệnh nhân thì họ còn làm rất tốt các khâu khác như: đón tiếp, chăm sóc, dịch vụ ăn uống và ngủ nghỉ của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân….
Thực tế, nếu sự đầu tư trang thiết bị chưa thể có ngay được thì các bệnh viện vẫn có thể nâng cao chất lượng bằng cánh thay đổi cách giao tiếp của đội ngũ y, bác sĩ với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
Cách nói chuyện nhẹ nhàng cởi mở, đón tiếp nhiệt tình sẽ giúp cho bệnh nhân thoải mái về tư tưởng để điều trị bệnh, còn người nhà của bệnh nhân cảm thấy tin tưởng và yên tâm về sự điều trị của bệnh viện.
"Với các trường đại học, phải làm cho lối ứng xử đó đi vào ý thức của các y, bác sĩ ngay từ những năm đầu tiên, khi họ còn là những sinh viên trên giảng đường đại học. Một người thầy thuốc đạt chất lượng ngoài việc giỏi chuyên môn, họ phải giàu lòng nhân ái, hết lòng thương yêu người bệnh", ông Châu nói.
Ngất ngưởng tỷ lệ “chọi”
Tổng kết của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác tuyển sinh năm nay cho biết, tỷ lệ “chọi” của các trường Đại học khá cao, trong đó dẫn đầu vẫn là ngành y, dược.
Cụ thể, Đại học Y Thái Nguyên với tỷ lệ 1/27,2, Học viện Y dược học Cổ truyền: 1/15,88; Đại học Y Hà Nội: 1/11,69; Đại học Y Hải Phòng 1/16,57; Đại học Y tế Công cộng là 1/16,72…
Tiến sĩ Hà Phan Hải An, Chủ nhiệm Khoa Nội, Đại học Y Hà Nội cho biết, sở dĩ ngành y có tỷ lệ thí sinh đăng ký nộp hồ sơ cao là do tính đặc thù của ngành. Hiện, hầu hết các bệnh viện đều trong tình trạng quá tải, nguồn nhân lực bác sỹ thiếu trầm trọng, nên sinh viên ra trường không bao giờ “lo” thất nghiệp.
Bà An phân tích, với dân số trên 85 triệu người nhưng hiện cả nước chỉ có khoảng 55.000 bác sỹ. Như vậy, tính trung bình có khoảng 6,4 bác sỹ/10.000 người, thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ tối thiểu mà Tổ chức Y tế Thế giới đặt ra.
Đấy là chưa kể vùng sâu vùng xa, số lượng bác sỹ bình quân chỉ đạt khoảng 2/10.000 người.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, hiện mỗi năm, việc khám chữa bệnh tại các bệnh viện cần thêm khoảng 6.000 bác sĩ, 1.500 dược sĩ, hơn 10.000 điều dưỡng và hơn 7.000 cán bộ khác (kỹ thuật viên, hộ lý, hộ sinh…). Ước tính nhu cầu nhân lực cần đào tạo mới cho khu vực bệnh viện từ nay đến năm 2010 là trên 74.000 người.
Trong khi đó, cả nước đang có khoảng 10 trường đại học đào tạo chuyên ngành y, mỗi năm chỉ đào tạo được 2.600 bác sỹ. Như vậy phải mất ít nhất 30 năm nữa Việt Nam mới có thể bù đắp nổi con số đang thiếu hụt hiện nay.
Nhiều thí sinh dự thi khối B khi được hỏi cũng đã cho rằng, thiếu trầm trọng nhân lực y tế là cơ hội giúp họ có được một chỗ ngồi trên giảng đường của các trường y dễ dàng hơn. Ngoài ra, vị trí xã hội, cơ hội việc làm khi ra trường lớn cũng là một trong những nguyên nhân khiến họ chọn ngành nghề này.
Chất lượng vẫn trên hết
Trong cuộc hội thảo trực tuyến về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực y tế theo nhu cầu xã hội vừa được tổ chức, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho rằng, để tăng cường nguồn nhân lực y tế đang thiếu trầm trọng, các địa phương, các trường đào tạo cần có kế hoạch rõ ràng.
Bà thứ trưởng nhấn mạnh, không vì thiếu mà đào tạo tràn lan, cần bảm bảo những bác sĩ sau khi ra trường phải thực sự có chất lượng.
Có lẽ đó cũng là lý do khiến ngành này không dành cho các thí sinh có học lực “a-ma-tơ”. Thực tế, chất lượng đầu vào của các trường y - dược bao giờ cũng cao hơn rất nhiều so với các ngành khác.
Cụ thể, trong hai năm 2006 và 2007, các ngành về y dược luôn dẫn đầu khối B về mức điểm chuẩn. Nhiều thí sinh đã đạt ngưỡng 9 điểm mỗi môn thi vẫn trượt vì điểm chuẩn lên đến 27,5 đến 28 điểm.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia trong ngành thì chất lượng không thể chỉ dựa vào điểm chuẩn đầu vào. So với thế giới, đào tạo nguồn nhân lực y tế tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế.
Ở nhiều nước, thời gian đào tạo một bác sỹ kéo dài từ 7-9 năm, thậm chí là lâu hơn. Ví dụ tại Mỹ, sau tám năm đào tạo, một bác sỹ còn được tiếp tục đào thêm 3-4 năm nữa trong quá trình “hành nghề”.
Đó là chưa kể để được thi tuyển vào ngành y, các sinh viên thường đã tốt nghiệp một trường về khoa học cơ bản như: sinh vật, vật lý hay hóa học… Trong khi đó, tại Việt Nam thời gian đào tạo chỉ là 6 năm.
Để đào tạo được đội ngũ y, bác sỹ có chất lượng, theo GS.TS Đặng Vạn Phước, Hiệu trưởng Đại học Y dược Tp.HCM, cần tăng thời gian thực hành cho sinh viên bằng cách phát triển các bệnh viện thực hành trong các nơi đào tạo.
Vị hiệu trưởng này cho rằng, nhu cầu về số lượng nhân sự y tế tuy có bức bách nhưng chất lượng vẫn phải được đặt lên hàng đầu.
Còn theo GS.TS Ngô Quý Châu, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, chất lượng ngành y chưa tốt vì hiện dịch vụ y tế của chúng ta thiếu đồng bộ.
Nếu như một số bệnh viện ở nước ngoài ngoài trang thiết bị hiện đại, phục vụ cho việc khám và điều trị khỏi bệnh cho bệnh nhân thì họ còn làm rất tốt các khâu khác như: đón tiếp, chăm sóc, dịch vụ ăn uống và ngủ nghỉ của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân….
Thực tế, nếu sự đầu tư trang thiết bị chưa thể có ngay được thì các bệnh viện vẫn có thể nâng cao chất lượng bằng cánh thay đổi cách giao tiếp của đội ngũ y, bác sĩ với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
Cách nói chuyện nhẹ nhàng cởi mở, đón tiếp nhiệt tình sẽ giúp cho bệnh nhân thoải mái về tư tưởng để điều trị bệnh, còn người nhà của bệnh nhân cảm thấy tin tưởng và yên tâm về sự điều trị của bệnh viện.
"Với các trường đại học, phải làm cho lối ứng xử đó đi vào ý thức của các y, bác sĩ ngay từ những năm đầu tiên, khi họ còn là những sinh viên trên giảng đường đại học. Một người thầy thuốc đạt chất lượng ngoài việc giỏi chuyên môn, họ phải giàu lòng nhân ái, hết lòng thương yêu người bệnh", ông Châu nói.