Nhảy múa cùng tỷ giá
Tiến sát mốc 19 nghìn đồng/USD, tỷ giá cặp VND/USD đang là tâm điểm trên thị trường tài chính tiền tệ
Tiến sát mốc 19 nghìn đồng/USD, tỷ giá cặp VND/USD đang là tâm điểm trên thị trường tài chính tiền tệ. Có phải trong điều kiện hiện nay, Ngân hàng Nhà nước cứ bán thật nhiều USD ra thị trường thì mới mong đem lại bình ổn?
Ngày 10/11, giá bán ra của USD tại một số điểm mua/bán ngoại tệ trên thị trường tự do lên tới 19 nghìn đồng/USD, đạt mức cao nhất tính từ quý 2/2008. Có vẻ như đồng USD đang dần lấy lại vị thế quan tâm của giới đầu cơ và tâm lý bảo toàn giá trị tài sản của người dân.
“Trong” và “ngoài” đều nóng!
Ở một bình diện khác, từ ba tháng nay, tỷ giá bình quân liên ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh khá nhiều lần.
Nếu như đợt điều chỉnh tỷ giá từ 10/8 đến 10/9 của Ngân hàng Nhà nước nằm trong trạng thái “một lùi vài tiến” và đưa tỷ giá bình quân liên ngân hàng với mỗi USD từ mức 16.964 đồng lên 16.983 đồng thì kể từ 10/9 đến nay, tỷ giá bình quân liên ngân hàng gần như... “phi thẳng”!
Cụ thể: đang từ 16.983 đồng/USD của ngày 10/9 thì đến 10/10 tiến đến 17.001 VND/USD và đạt đỉnh 17.021 VND/USD vào ngày 10/11.
So sánh các quãng thời gian điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước (10/8 - 10/9 và 10/9 - 10/10 - 10/11), thấy rằng: thứ nhất, đợt điều chỉnh tỷ giá 10/8 - 10/9 không hề gây xáo trộn giá USD trên thị trường tự do. Thậm chí, tại thời điểm đó, một quan chức Ngân hàng Nhà nước đã giải thích hiện tượng “trong nóng” nhưng “ngoài lạnh” là do thị trường đầu cơ chỉ quan tâm đến chứng khoán, bất động sản và bỏ qua thị trường ngoại tệ do chênh lệch của tỷ suất sinh lời.
Thứ hai, tuy nhiên, nhận định trên đã không còn phù hợp với hai tháng gần đây (từ 10/9 đến nay) và đặc biệt là mấy ngày qua khi tỷ giá thị trường tự do đã tiến đến mốc 19 nghìn/USD như nói trên.
Thứ ba, điểm đặc biệt là trong một tháng qua, tỷ giá bình quân liên ngân hàng chỉ “thụt” hai lần vào các ngày 28/10 và 2/11, còn lại là tiến một mạch. Trong khi đó, quãng thời gian từ 10/8 đến 10/9, tỷ giá bình quân liên ngân hàng rất nhiều lần tăng nhưng kèm theo không ít lần được điều chỉnh giảm hoặc giữ nguyên trạng thái của lần điều chỉnh trước.
Như vậy, mặc dù Vietcombank công bố tỷ giá mua bán USD với mua vào - chuyển khoản - bán ra đều là 17.872 đồng/USD nhưng thực tế, đó chỉ là mua bán… chính thống! Bởi lẽ, không doanh nghiệp nào muốn đánh đổi 1.128 USD đối với mỗi USD, nếu có thể lách được luật!
Tại hội thảo khoa học “Giải pháp tài chính – tiền tệ đối với nền kinh tế Việt Nam sau thời kỳ suy giảm” do tạp chí Ngân hàng (thuộc Ngân hàng Nhà nước) và Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 10/11, bài toán ổn định tỷ giá đã trở thành một trong những chủ đề rất được quan tâm.
Các bộ ngành phải hợp lực
Ông Vũ Đình Ánh, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường và giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng: từ nay đến hết năm, một trong những nỗi lo lớn nhất trong điều hành vĩ mô là ổn định tỷ giá và đó không chỉ là công việc của Ngân hàng Nhà nước mà là trách nhiệm của cả Bộ Công Thương, Tài chính.
Theo ông Ánh, dự trữ ngoại hối của Việt Nam theo công bố của WB đã “thụt” khoảng 6 tỷ USD, còn khoảng 16 tỷ USD. Dự tính khi chưa có số liệu tháng 10/2009 thì thâm hụt cán cân vãng lai khoảng 6,9 tỷ USD, cán cân vốn thặng dư khoảng 7,3 tỷ USD, cân đối toàn bộ các thành tố thì cán cân thanh toán tổng thể “âm” 1,9 tỷ USD. Trong các tháng còn lại của năm nay, nhu cầu tín dụng lên cao, áp lực giải ngân lớn, nhu cầu nhập khẩu tiêu dùng lớn và nếu không kiểm soát tốt nhập khẩu thì quản lý tỷ giá sẽ vô cùng khó khăn.
Một ý kiến khác cho rằng, có lẽ Ngân hàng Nhà nước nên phá giá VND thêm nữa nhưng TS. Nguyễn Ngọc Thao, (Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh) tính toán: “Nếu phá giá VND 5%/năm thì mỗi năm ngân sách nhà nước sẽ phải chi khoảng 26 nghìn tỷ đồng trả nợ nước ngoài và con số này đối với doanh nghiệp là 13 nghìn tỷ đồng. Chưa kể, phá giá VND (dù chỉ 4 – 5%) sẽ tạo nên mặt bằng giá mới với thị trường trong nước và tác động tăng chỉ số CPI dẫn đến mục tiêu kiểm soát lạm phát khó thành công”.
Từ thực tế này, các chuyên gia cho rằng, mặc dù Ngân hàng Nhà nước được phép sử dụng các công cụ điều tiết thị trường tỷ giá nhưng hiện tại, không nên dồn hết gánh nặng cho cơ quan này và phải gắn trách nhiệm với các bộ Công Thương và Tài chính.
Chẳng hạn, nếu xem xét cơ cấu hàng hóa nhập khẩu, sẽ thấy rằng, nhập khẩu máy móc thiết bị chiếm khoảng 30% doanh số và 70% là nguyên, nhiên liệu. Trong số này, nếu vì mục tiêu ổn định tỷ giá, Bộ Công Thương cần rà soát danh mục hàng hóa cần nhập khẩu, nhất là đối với nhóm hàng hóa tiêu dùng. Thậm chí, trong một số trường hợp, có thể phải dừng bớt các dự án đầu tư có sử dụng nhiều hàng hóa nhập khẩu.
Liên quan đến vấn đề này, ông Ánh dẫn chứng: thực hiện chủ trương tiếp tục kích cầu, hiện tại Nhà nước dành một gói ngân sách khoảng 70 nghìn tỷ đồng đầu tư công và chi tiêu công.
“Rất cần thiết xem xét lại nên hay không nên triển khai gói này. Nếu triển khai, phải xem xét kỹ cơ cấu hàng hóa nhập khẩu trong đó, bởi chúng sẽ gây ra nhập siêu lớn một cách khủng khiếp. Do đây là nguồn tiền từ ngân sách nên Bộ Tài chính hoàn toàn quyết định được vấn đề này”, ông Ánh nói.
Ngày 10/11, giá bán ra của USD tại một số điểm mua/bán ngoại tệ trên thị trường tự do lên tới 19 nghìn đồng/USD, đạt mức cao nhất tính từ quý 2/2008. Có vẻ như đồng USD đang dần lấy lại vị thế quan tâm của giới đầu cơ và tâm lý bảo toàn giá trị tài sản của người dân.
“Trong” và “ngoài” đều nóng!
Ở một bình diện khác, từ ba tháng nay, tỷ giá bình quân liên ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh khá nhiều lần.
Nếu như đợt điều chỉnh tỷ giá từ 10/8 đến 10/9 của Ngân hàng Nhà nước nằm trong trạng thái “một lùi vài tiến” và đưa tỷ giá bình quân liên ngân hàng với mỗi USD từ mức 16.964 đồng lên 16.983 đồng thì kể từ 10/9 đến nay, tỷ giá bình quân liên ngân hàng gần như... “phi thẳng”!
Cụ thể: đang từ 16.983 đồng/USD của ngày 10/9 thì đến 10/10 tiến đến 17.001 VND/USD và đạt đỉnh 17.021 VND/USD vào ngày 10/11.
So sánh các quãng thời gian điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước (10/8 - 10/9 và 10/9 - 10/10 - 10/11), thấy rằng: thứ nhất, đợt điều chỉnh tỷ giá 10/8 - 10/9 không hề gây xáo trộn giá USD trên thị trường tự do. Thậm chí, tại thời điểm đó, một quan chức Ngân hàng Nhà nước đã giải thích hiện tượng “trong nóng” nhưng “ngoài lạnh” là do thị trường đầu cơ chỉ quan tâm đến chứng khoán, bất động sản và bỏ qua thị trường ngoại tệ do chênh lệch của tỷ suất sinh lời.
Thứ hai, tuy nhiên, nhận định trên đã không còn phù hợp với hai tháng gần đây (từ 10/9 đến nay) và đặc biệt là mấy ngày qua khi tỷ giá thị trường tự do đã tiến đến mốc 19 nghìn/USD như nói trên.
Thứ ba, điểm đặc biệt là trong một tháng qua, tỷ giá bình quân liên ngân hàng chỉ “thụt” hai lần vào các ngày 28/10 và 2/11, còn lại là tiến một mạch. Trong khi đó, quãng thời gian từ 10/8 đến 10/9, tỷ giá bình quân liên ngân hàng rất nhiều lần tăng nhưng kèm theo không ít lần được điều chỉnh giảm hoặc giữ nguyên trạng thái của lần điều chỉnh trước.
Như vậy, mặc dù Vietcombank công bố tỷ giá mua bán USD với mua vào - chuyển khoản - bán ra đều là 17.872 đồng/USD nhưng thực tế, đó chỉ là mua bán… chính thống! Bởi lẽ, không doanh nghiệp nào muốn đánh đổi 1.128 USD đối với mỗi USD, nếu có thể lách được luật!
Tại hội thảo khoa học “Giải pháp tài chính – tiền tệ đối với nền kinh tế Việt Nam sau thời kỳ suy giảm” do tạp chí Ngân hàng (thuộc Ngân hàng Nhà nước) và Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 10/11, bài toán ổn định tỷ giá đã trở thành một trong những chủ đề rất được quan tâm.
Các bộ ngành phải hợp lực
Ông Vũ Đình Ánh, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường và giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng: từ nay đến hết năm, một trong những nỗi lo lớn nhất trong điều hành vĩ mô là ổn định tỷ giá và đó không chỉ là công việc của Ngân hàng Nhà nước mà là trách nhiệm của cả Bộ Công Thương, Tài chính.
Theo ông Ánh, dự trữ ngoại hối của Việt Nam theo công bố của WB đã “thụt” khoảng 6 tỷ USD, còn khoảng 16 tỷ USD. Dự tính khi chưa có số liệu tháng 10/2009 thì thâm hụt cán cân vãng lai khoảng 6,9 tỷ USD, cán cân vốn thặng dư khoảng 7,3 tỷ USD, cân đối toàn bộ các thành tố thì cán cân thanh toán tổng thể “âm” 1,9 tỷ USD. Trong các tháng còn lại của năm nay, nhu cầu tín dụng lên cao, áp lực giải ngân lớn, nhu cầu nhập khẩu tiêu dùng lớn và nếu không kiểm soát tốt nhập khẩu thì quản lý tỷ giá sẽ vô cùng khó khăn.
Một ý kiến khác cho rằng, có lẽ Ngân hàng Nhà nước nên phá giá VND thêm nữa nhưng TS. Nguyễn Ngọc Thao, (Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh) tính toán: “Nếu phá giá VND 5%/năm thì mỗi năm ngân sách nhà nước sẽ phải chi khoảng 26 nghìn tỷ đồng trả nợ nước ngoài và con số này đối với doanh nghiệp là 13 nghìn tỷ đồng. Chưa kể, phá giá VND (dù chỉ 4 – 5%) sẽ tạo nên mặt bằng giá mới với thị trường trong nước và tác động tăng chỉ số CPI dẫn đến mục tiêu kiểm soát lạm phát khó thành công”.
Từ thực tế này, các chuyên gia cho rằng, mặc dù Ngân hàng Nhà nước được phép sử dụng các công cụ điều tiết thị trường tỷ giá nhưng hiện tại, không nên dồn hết gánh nặng cho cơ quan này và phải gắn trách nhiệm với các bộ Công Thương và Tài chính.
Chẳng hạn, nếu xem xét cơ cấu hàng hóa nhập khẩu, sẽ thấy rằng, nhập khẩu máy móc thiết bị chiếm khoảng 30% doanh số và 70% là nguyên, nhiên liệu. Trong số này, nếu vì mục tiêu ổn định tỷ giá, Bộ Công Thương cần rà soát danh mục hàng hóa cần nhập khẩu, nhất là đối với nhóm hàng hóa tiêu dùng. Thậm chí, trong một số trường hợp, có thể phải dừng bớt các dự án đầu tư có sử dụng nhiều hàng hóa nhập khẩu.
Liên quan đến vấn đề này, ông Ánh dẫn chứng: thực hiện chủ trương tiếp tục kích cầu, hiện tại Nhà nước dành một gói ngân sách khoảng 70 nghìn tỷ đồng đầu tư công và chi tiêu công.
“Rất cần thiết xem xét lại nên hay không nên triển khai gói này. Nếu triển khai, phải xem xét kỹ cơ cấu hàng hóa nhập khẩu trong đó, bởi chúng sẽ gây ra nhập siêu lớn một cách khủng khiếp. Do đây là nguồn tiền từ ngân sách nên Bộ Tài chính hoàn toàn quyết định được vấn đề này”, ông Ánh nói.