Nhiệm kỳ mới, doanh nghiệp nhà nước có "chủ" mới
Thủ tướng đã nêu một mốc thời gian khá cụ thể, liên quan đến mô hình đại diện chủ sở hữu nhà nước
Bên cạnh nợ xấu, cải thiện môi trường kinh doanh, xóa đói giảm nghèo… tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước cũng là nội dung Thủ tướng vừa hồi âm đại biểu Quốc hội bằng văn bản.
Đại biểu Nguyễn Đức Thanh (Ninh Thuận) nêu vấn đề: Trung ương có nghị quyết về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, nhưng theo đánh giá tiến độ cổ phần hóa của doanh nghiệp nhà nước còn chậm. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của tập đoàn, tổng công ty đã có cải thiện nhưng chưa đạt yêu cầu đề ra.
Đề nghị Thủ tướng cho biết ý kiến về vấn đề này và giải pháp để thực hiện hiệu quả các chủ trương, triển khai có kết quả nghị quyết Trung ương, đại biểu Thanh chất vấn.
Tại văn bản trả lời, Thủ tướng cho biết, sau nhiều giải pháp thực hiện từ đầu những năm 1900, số lượng doanh nghiệp nhà nước đã giảm đáng kể, từ hơn 12 nghìn năm 1990 xuống còn trên 5.600 doanh nghiệp năm 2000. Giảm còn hơn 1.350 doanh nghiệp năm 2010 và còn 949 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước vào cuối năm 2013. Dự kiến đến cuối 2014 còn dưới 800 doanh nghiệp.
Thông tin tiếp theo từ người đứng đầu Chính phủ là năm 2014 đã tái cơ cấu được 167 doanh nghiệp nhà nước, trong đó cổ phần hóa 143 doanh nghiệp, thoái vốn được trên 6.000 tỷ đồng, gấp hơn 6 lần so với năm 2013.
Theo đánh giá của Thủ tướng, doanh nghiệp nhà nước cơ bản thực hiện được vai trò, nhiệm vụ được giao và đã tập trung hơn vào những lĩnh vực mà nhà nước cần nắm giữ. Quy mô, hiệu quả hoạt động được cải thiện, năng lực cạnh tranh được nâng lên, vốn nhà nước được bảo toàn và phát triển, góp phần quan trọng vào ổn định và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Nhiều con số cụ thể cũng được nêu tại văn bản trả lời của Thử tướng. Như, năm 2012 – 2013, các doanh nghiệp Nhà nước đã đóng góp khoảng 1/3 GDP và 30% tổng thu ngân sách nhà nước. Năm 2013 lợi nhuận của các doanh nghiệp nhà nước tăng 15%, nộp ngân sách nhà nước tăng 23%.
Tổng hợp báo cáo của 2.400 doanh nghiệp sau một năm cổ phần hóa, vốn điều lệ tăng bình quân 68%, doanh thu tăng 34%, lợi nhuận sau thuế tăng 99,9%, nộp ngân sách tăng 47% và thu nhập bình quân đầu người tăng 76,9%.
Tuy nhiên, việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước vẫn còn hạn chế, một số khó khăn vướng mắc trong thực hiện tái cơ cấu chưa được xử lý kịp thời, việc phê duyệt đề án tái cơ cấu và cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ngoài ngành còn chậm, Thủ tướng nhìn nhận.
Văn bản trả lời chất vấn cũng nêu rõ, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước chưa tương xứng với nguồn lực. Vốn Nhà nước tăng mạnh nhưng doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách chưa tăng tương ứng. Trình độ công nghệ, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp còn thấp.
Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của một số doanh nghiệp còn cao và năng lực quản trị còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tách bạch rõ hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động công ích. Một số doanh nghiệp chưa làm tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Việc phá sản doanh nghiệp còn nhiều khó khăn.
Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Sau khẳng định này, Thủ tướng trình bày các nhiệm vụ, giải pháp sẽ được tập trung chỉ đạo thực hiện.
Như, tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo thuận lợi cho việc tái cơ cấu, nhất là cổ phần hóa, xác định giá trị doanh nghiệp, thoái vốn, xử lý công nợ, phá sản, giải quyết lao động dôi dư, công các cán bộ, cơ chế tiền lương và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo nguyên tắc thị trường.
Giải pháp tiếp theo là đề cao trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước, nahats là người đứng đầu ddeerr đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ngoài ngành theo phương án được phê duyệt và khuyến khích sự tham gia của nhà đầu tư chiến lược.
Rà soát, bố trí cán bộ phù hợp và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, năng cao năng lực quản trị, hiệu quá sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện công khai minh bạch kết quả hoạt động, thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng là nhiệm vụ được tập trung thực hiện.
Người đứng đầu Chính phủ cũng cho biết mục tiêu phấn đấu đến cuối 2015 cơ bản hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa và thoái vốn ngoài ngành, giai đoạn 2016 – 2020 sẽ tiếp tục tái cơ cấu, trọng tâm là cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, bao gồm cả công ty nông lâm nghiệp.
Nhà nước chỉ giữ cổ phần chi phối (trên 50%) ở những lĩnh vực then chốt, đặc biệt quan trọng, Thủ tướng nhấn mạnh.
Đặc biệt, Thủ tướng đã nêu một mốc thời gian khá cụ thể cho một vấn đề rất then chốt song vẫn đang khá lúng túng hiện nay, liên quan đến mô hình đại diện chủ sở hữu nhà nước.
“Cùng với việc cổ phần hóa và giảm mạnh số doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, sớm nghiên cứu để có thể hình thành cơ quan quản lý phù hợp của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước tại doanh nghiệp vào đầu nhiệm kỳ Chính phủ mới”, văn bản trả lời chất vấn nêu rõ.
Đại biểu Nguyễn Đức Thanh (Ninh Thuận) nêu vấn đề: Trung ương có nghị quyết về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, nhưng theo đánh giá tiến độ cổ phần hóa của doanh nghiệp nhà nước còn chậm. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của tập đoàn, tổng công ty đã có cải thiện nhưng chưa đạt yêu cầu đề ra.
Đề nghị Thủ tướng cho biết ý kiến về vấn đề này và giải pháp để thực hiện hiệu quả các chủ trương, triển khai có kết quả nghị quyết Trung ương, đại biểu Thanh chất vấn.
Tại văn bản trả lời, Thủ tướng cho biết, sau nhiều giải pháp thực hiện từ đầu những năm 1900, số lượng doanh nghiệp nhà nước đã giảm đáng kể, từ hơn 12 nghìn năm 1990 xuống còn trên 5.600 doanh nghiệp năm 2000. Giảm còn hơn 1.350 doanh nghiệp năm 2010 và còn 949 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước vào cuối năm 2013. Dự kiến đến cuối 2014 còn dưới 800 doanh nghiệp.
Thông tin tiếp theo từ người đứng đầu Chính phủ là năm 2014 đã tái cơ cấu được 167 doanh nghiệp nhà nước, trong đó cổ phần hóa 143 doanh nghiệp, thoái vốn được trên 6.000 tỷ đồng, gấp hơn 6 lần so với năm 2013.
Theo đánh giá của Thủ tướng, doanh nghiệp nhà nước cơ bản thực hiện được vai trò, nhiệm vụ được giao và đã tập trung hơn vào những lĩnh vực mà nhà nước cần nắm giữ. Quy mô, hiệu quả hoạt động được cải thiện, năng lực cạnh tranh được nâng lên, vốn nhà nước được bảo toàn và phát triển, góp phần quan trọng vào ổn định và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Nhiều con số cụ thể cũng được nêu tại văn bản trả lời của Thử tướng. Như, năm 2012 – 2013, các doanh nghiệp Nhà nước đã đóng góp khoảng 1/3 GDP và 30% tổng thu ngân sách nhà nước. Năm 2013 lợi nhuận của các doanh nghiệp nhà nước tăng 15%, nộp ngân sách nhà nước tăng 23%.
Tổng hợp báo cáo của 2.400 doanh nghiệp sau một năm cổ phần hóa, vốn điều lệ tăng bình quân 68%, doanh thu tăng 34%, lợi nhuận sau thuế tăng 99,9%, nộp ngân sách tăng 47% và thu nhập bình quân đầu người tăng 76,9%.
Tuy nhiên, việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước vẫn còn hạn chế, một số khó khăn vướng mắc trong thực hiện tái cơ cấu chưa được xử lý kịp thời, việc phê duyệt đề án tái cơ cấu và cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ngoài ngành còn chậm, Thủ tướng nhìn nhận.
Văn bản trả lời chất vấn cũng nêu rõ, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước chưa tương xứng với nguồn lực. Vốn Nhà nước tăng mạnh nhưng doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách chưa tăng tương ứng. Trình độ công nghệ, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp còn thấp.
Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của một số doanh nghiệp còn cao và năng lực quản trị còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tách bạch rõ hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động công ích. Một số doanh nghiệp chưa làm tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Việc phá sản doanh nghiệp còn nhiều khó khăn.
Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Sau khẳng định này, Thủ tướng trình bày các nhiệm vụ, giải pháp sẽ được tập trung chỉ đạo thực hiện.
Như, tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo thuận lợi cho việc tái cơ cấu, nhất là cổ phần hóa, xác định giá trị doanh nghiệp, thoái vốn, xử lý công nợ, phá sản, giải quyết lao động dôi dư, công các cán bộ, cơ chế tiền lương và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo nguyên tắc thị trường.
Giải pháp tiếp theo là đề cao trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước, nahats là người đứng đầu ddeerr đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ngoài ngành theo phương án được phê duyệt và khuyến khích sự tham gia của nhà đầu tư chiến lược.
Rà soát, bố trí cán bộ phù hợp và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, năng cao năng lực quản trị, hiệu quá sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện công khai minh bạch kết quả hoạt động, thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng là nhiệm vụ được tập trung thực hiện.
Người đứng đầu Chính phủ cũng cho biết mục tiêu phấn đấu đến cuối 2015 cơ bản hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa và thoái vốn ngoài ngành, giai đoạn 2016 – 2020 sẽ tiếp tục tái cơ cấu, trọng tâm là cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, bao gồm cả công ty nông lâm nghiệp.
Nhà nước chỉ giữ cổ phần chi phối (trên 50%) ở những lĩnh vực then chốt, đặc biệt quan trọng, Thủ tướng nhấn mạnh.
Đặc biệt, Thủ tướng đã nêu một mốc thời gian khá cụ thể cho một vấn đề rất then chốt song vẫn đang khá lúng túng hiện nay, liên quan đến mô hình đại diện chủ sở hữu nhà nước.
“Cùng với việc cổ phần hóa và giảm mạnh số doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, sớm nghiên cứu để có thể hình thành cơ quan quản lý phù hợp của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước tại doanh nghiệp vào đầu nhiệm kỳ Chính phủ mới”, văn bản trả lời chất vấn nêu rõ.