Nhiều cơ hội đầu tư du lịch hậu khủng hoảng
Đâu là những khó khăn mà các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch ở Việt Nam đang gặp phải ở thời điểm hiện tại?
Đâu là những khó khăn mà các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch ở Việt Nam đang gặp phải ở thời điểm hiện tại?
Trả lời câu hỏi này, trong cuộc trao đổi với chúng tôi, ông Nigel Sharman - Tổng giám đốc Tập đoàn Tư vấn đầu tư TCK - nói:
- Các nhà đầu tư đã bắt đầu thực hiện dự án đang phải đối mặt với nhiều thách thức mặc dù chi phí xây dựng có giảm. Một số nhà đầu tư đã chậm tiến độ hoặc thậm chí tạm dừng xây dựng do quỹ vốn của họ đã cạn kiệt.
Chúng tôi đã chứng kiến một nhà đầu tư của chúng tôi phải rút khỏi Việt Nam do những vấn đề về vốn.
Tuy nhiên vẫn có những nhà đầu tư mới tìm kiếm dự án ở Việt Nam. Mặc dù vậy có một số cản trở mà nhà đầu tư mới vào Việt Nam sẽ gặp phải là quá trình tìm kiếm vị trí không được minh bạch và giá đất thì cao đến mức không thể mua được, đặc biệt là ở Hà Nội và Tp.HCM. Một vấn đề nữa là các nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin có chất lượng.
Khủng hoảng tài chính thế giới có ảnh hưởng đến ngành dịch vụ khách sạn du lịch Việt Nam. Tuy nhiên một số nhà đầu tư cho rằng thách thức tạo ra cơ hội. Vậy, theo ông cơ hội với nhà đầu tư trong lĩnh vực khách sạn du lịch ở Việt Nam tại thời điểm này là gì?
Bất cứ một doanh nhân thành đạt hay một công ty thành công cũng sẽ tìm kiếm cơ hội trong thách thức. Hiện nay, việc mua lại là một mục tiêu rõ ràng nếu nhà đầu tư có thông tin và liên hệ chính xác.
Mua lại chính là một cách để phân tán tài sản trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng ở góc độ qui mô lớn, chúng tôi nhận thấy một số bất động sản trong lĩnh vực du lịch khách sạn đã được rao bán riêng lẻ trên thị trường và chúng tôi cho rằng trong thời gian tới sẽ có nhiều lời chào bán hơn.
Khi các nhà đầu tư hiện tại tìm kiếm một chiến lược để thoát ra thì các nhà đầu tư mới có thể mua lại chuỗi đã vận hành và tái kết cấu sản phẩm theo tiêu chuẩn mới của công ty họ.
Vậy nếu một công ty hay một nhà đầu tư hỏi ông rằng đây có phải là thời điểm tốt để đầu tư vào lĩnh vực khách sạn du lịch ở Việt Nam không, ông sẽ nói sao?
Gần đây chúng tôi cũng đã nhận được câu hỏi này từ một nhà đầu tư ở Mỹ rằng đây có phải là thời điểm thích hợp để đầu tư vào Việt Nam hay không.
Thực ra điều này hoàn toàn phụ thuộc vào tiêu chí đầu tư của khách hàng xem họ muốn đầu tư bao nhiêu tiền, khi nào họ muốn thu lại vốn đầu tư, hay họ muốn đầu tư vào khách sạn trong thành phố hay resort và thời gian đầu tư là bao nhiêu năm.
Bất cứ một quyết định đầu tư nào cũng cần phải xem xét, nghiên cứu thực tế. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thực tế và kết luận là dự án khách sạn hay resort 5 sao không khả thi, tuy nhiên 4 sao thì khả thi, vì nhu cầu về phòng ở tầm 4 sao lớn hơn.
Nếu như cơ hội có, nếu dự án là khả thi thì đó là thời gian tốt để đầu tư mà không phải bàn tới tình hình kinh tế chung. Chúng tôi luôn khuyên các nhà đầu tư nên nhìn vào chu kỳ phát triển của thị trường để quyết định xem đầu tư vào vị trí nào và với số phòng là bao nhiêu.
Việt Nam là một thị trường đang phát triển, do đó sẽ có nhiều cơ hội về mặt dài hạn sau khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu đi qua. Nói chung, tương lai của Việt Nam là du lịch phát triển bền vững về dài hạn.
Trả lời câu hỏi này, trong cuộc trao đổi với chúng tôi, ông Nigel Sharman - Tổng giám đốc Tập đoàn Tư vấn đầu tư TCK - nói:
- Các nhà đầu tư đã bắt đầu thực hiện dự án đang phải đối mặt với nhiều thách thức mặc dù chi phí xây dựng có giảm. Một số nhà đầu tư đã chậm tiến độ hoặc thậm chí tạm dừng xây dựng do quỹ vốn của họ đã cạn kiệt.
Chúng tôi đã chứng kiến một nhà đầu tư của chúng tôi phải rút khỏi Việt Nam do những vấn đề về vốn.
Tuy nhiên vẫn có những nhà đầu tư mới tìm kiếm dự án ở Việt Nam. Mặc dù vậy có một số cản trở mà nhà đầu tư mới vào Việt Nam sẽ gặp phải là quá trình tìm kiếm vị trí không được minh bạch và giá đất thì cao đến mức không thể mua được, đặc biệt là ở Hà Nội và Tp.HCM. Một vấn đề nữa là các nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin có chất lượng.
Khủng hoảng tài chính thế giới có ảnh hưởng đến ngành dịch vụ khách sạn du lịch Việt Nam. Tuy nhiên một số nhà đầu tư cho rằng thách thức tạo ra cơ hội. Vậy, theo ông cơ hội với nhà đầu tư trong lĩnh vực khách sạn du lịch ở Việt Nam tại thời điểm này là gì?
Bất cứ một doanh nhân thành đạt hay một công ty thành công cũng sẽ tìm kiếm cơ hội trong thách thức. Hiện nay, việc mua lại là một mục tiêu rõ ràng nếu nhà đầu tư có thông tin và liên hệ chính xác.
Mua lại chính là một cách để phân tán tài sản trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng ở góc độ qui mô lớn, chúng tôi nhận thấy một số bất động sản trong lĩnh vực du lịch khách sạn đã được rao bán riêng lẻ trên thị trường và chúng tôi cho rằng trong thời gian tới sẽ có nhiều lời chào bán hơn.
Khi các nhà đầu tư hiện tại tìm kiếm một chiến lược để thoát ra thì các nhà đầu tư mới có thể mua lại chuỗi đã vận hành và tái kết cấu sản phẩm theo tiêu chuẩn mới của công ty họ.
Vậy nếu một công ty hay một nhà đầu tư hỏi ông rằng đây có phải là thời điểm tốt để đầu tư vào lĩnh vực khách sạn du lịch ở Việt Nam không, ông sẽ nói sao?
Gần đây chúng tôi cũng đã nhận được câu hỏi này từ một nhà đầu tư ở Mỹ rằng đây có phải là thời điểm thích hợp để đầu tư vào Việt Nam hay không.
Thực ra điều này hoàn toàn phụ thuộc vào tiêu chí đầu tư của khách hàng xem họ muốn đầu tư bao nhiêu tiền, khi nào họ muốn thu lại vốn đầu tư, hay họ muốn đầu tư vào khách sạn trong thành phố hay resort và thời gian đầu tư là bao nhiêu năm.
Bất cứ một quyết định đầu tư nào cũng cần phải xem xét, nghiên cứu thực tế. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thực tế và kết luận là dự án khách sạn hay resort 5 sao không khả thi, tuy nhiên 4 sao thì khả thi, vì nhu cầu về phòng ở tầm 4 sao lớn hơn.
Nếu như cơ hội có, nếu dự án là khả thi thì đó là thời gian tốt để đầu tư mà không phải bàn tới tình hình kinh tế chung. Chúng tôi luôn khuyên các nhà đầu tư nên nhìn vào chu kỳ phát triển của thị trường để quyết định xem đầu tư vào vị trí nào và với số phòng là bao nhiêu.
Việt Nam là một thị trường đang phát triển, do đó sẽ có nhiều cơ hội về mặt dài hạn sau khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu đi qua. Nói chung, tương lai của Việt Nam là du lịch phát triển bền vững về dài hạn.