Nhiều công ty chứng khoán yêu cầu mở biên độ
Nhiều ý kiến cùng lên tiếng, đề nghị Ủy ban Chứng khoán tính đến việc mở biên độ giao dịch tại hai sàn, trả lại tính thanh khoản cho thị trường
Nhiều ý kiến cùng lên tiếng, đề nghị Ủy ban Chứng khoán tính đến việc mở biên độ giao dịch tại hai sàn, trả lại tính thanh khoản cho thị trường.
Trước đà sụt giảm nhanh của thị trường, ngày 27/3, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định thu hẹp biên độ giao động giá tại hai đầu cầu Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC) và Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE); từ +/-10% xuống +/-2% và từ +/-5% xuống còn +/-1%.
Sau quyết định trên, thị trường đã có phản ứng tích cực, những phiên tăng điểm liên tiếp đã trở lại. Và ngày 7/4, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định nới biên độ tại HOSE lên +/-2% và tại HASTC là +/-3%.
Quyết định thu hẹp biên độ được Ủy ban giải thích là giải pháp tình thế, trước khi cơ quan quản lý và các đầu mối phối hợp khác đưa ra những giải pháp hiệu quả khác.
Tuy nhiên, đã gần hai tháng trôi qua, những giải pháp thực sự hiệu quả vẫn chưa thấy xuất hiện; thị trường liên tiếp nối dài những phiên giảm điểm. Tại HOSE là 16 phiên liên tiếp, tại HASTC đã là 20 phiên. Đặc biệt, tính thanh khoản của thị trường đã bị hạn chế.
Đến thời điểm này, một số đại diện từ các công ty chứng khoán đều có cùng nhận định: giải pháp thu hẹp biên độ đã hết tác dụng và thị trường cần cơ chế thuận lợi hơn để cải thiện tính thanh khoản.
Chiều ngày 29/5, Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán đã có cuộc tọa đàm giữa các thành viên nhằm cùng tìm tiếng nói chung trong việc tìm kiếm các giải pháp khắc phục khó khăn hiện nay. Ngoài vấn đề mở “room”, lùi và giảm thuế, giảm phí giao dịch…, yêu cầu mở lại biên độ giao động giá được các thành viên đặc biệt quan tâm.
Theo ông Ngô Phương Chí, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Bảo Việt, biên độ cần được nới rộng ít nhất bằng trước đây (+/-5% và +/-10%), vì thị trường không đủ nền tảng để bỏ hết biên độ.
“Biên độ hiện tại tính thanh khoản không có. Trước thắt chặt để tránh sốc. Nay thị trường đã quen sốc rồi, nên điều chỉnh lại. Trả lại biên độ là cần thiết, tạo ra tính thanh khoản cho các cổ phiếu đang bị cầm cố, cho giao dịch tại hai đầu cầu”, ông Chí nói.
Và theo cách nói hình ảnh của đại diện này, “giờ đây người mua và người bán như đứng ở hai bên đầu một cây cầu mà muốn gặp nhau, mỗi ngày chỉ dịch được 1 m, cho nên, nếu có tiền, họ đem gửi ngân hàng và làm việc khác. Chúng ta có thể thấy, thị trường OTC không có biên độ nhưng tính thanh khoản còn tích cực hơn thị trường chính thức”.
Còn ông Lê Đình Ngọc, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Thăng Long, lại nhận định khả năng mở lại biên độ cũ có thể sẽ gây “sốc” cho thị trường. Tuy nhiên, “không có tính thanh khoản, thị trường giảm sút; có mua bán quan trọng hơn là giá lên hay xuống rất nhiều”.
Tính thanh khoản cũng là một hạn chế lớn của biên độ hiện nay, theo nhận định của đại diện Công ty Chứng khoán Sài Gòn. Đại diện này cũng khẳng định rằng “thu hẹp biên độ không giải quyết gì cả và nên trả lại biên độ cũ”. Đây cũng là giải pháp chỉ mang tính tình thế và không nên kéo dài.
Về quyết định giảm biên độ như là một giải pháp can thiệp thị trường, ông Hoàng Xuân Quyến, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Tân Việt, xem đó như một “con dao hai lưỡi” và không khác gì cơ chế áp đặt quota xuất nhập khẩu hay trần lãi suất vừa thực hiện thời gian qua...
Trước những kiến nghị và đánh giá trên, bà Vũ Thị Kim Liên, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cho biết: “Chúng tôi cũng rất đau đầu về chuyện này, vì giãn hay không giãn cũng có nhiều ý kiến khác nhau và chúng tôi là người đứng giữa quyết định nên phải cân nhắc thận trọng. Bây giờ, trong hoàn cảnh kinh tế vĩ mô xấu thế này mà giãn biên độ, thị trường xuống nữa thì làm thế nào?”.
Một hướng trả lời cho câu hỏi trên, VnEconomy xin nêu ý kiến của đại diện một quỹ đầu tư của Nhật Bản khi trao đổi về một số nội dung cuộc tọa đàm nói trên.
Đại diện này cho rằng Ủy ban Chứng khoán nên trả lại biên độ cũ cho thị trường, bởi việc thu hẹp biên độ trong một thời gian nhất định để giúp nhà đầu tư bình tĩnh (cũng như việc cho ngừng giao dịch một vài phiên như một số nước áp dụng) là cần thiết, nhưng nếu kéo dài sẽ phản tác dụng.
Về sự sụt giảm của thị trường hiện nay, theo ông, là phản ánh một phần tình hình khó khăn của kinh tế vĩ mô và ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu. Tất nhiên yếu tố tâm lý của nhà đầu tư Việt Nam làm cho sự điều chỉnh này diễn ra sâu và dài hơn. Đó là thực tế phải chấp nhận. Và khi mở lại biên độ, giá chứng khoán sẽ tăng hoặc giảm về mức cung cầu gặp nhau, theo đó tính thanh khoản sẽ được cải thiện.
“Việc thu hẹp biên độ trong một thời gian dài đã làm mất tính thanh khoản đồng thời tạo cảm giác cho cho nhà đầu tư là Ủy ban Chứng khoán đang trì hoãn việc cổ phiếu trở về giá trị thực. Nhà đầu tư hoài nghi về xu hướng biến động và càng có tâm lý chờ đợi cho cổ phiếu giảm thêm trước khi mua vào”, ông phân tích thêm.
Về việc áp dụng biên độ lệch, theo quan điểm của ông là cũng không có tác dụng trong hoàn cảnh hiện nay, đặc biệt là càng làm tăng thêm sự hoài nghi của nhà đầu tư về giá trị của cổ phiếu. “Thị trường cần một hành lang pháp lý tốt chứ không cần Ủy ban Chứng khoán đưa ra các mệnh lệnh hành chính định hướng về giá phải giảm hay tăng. Biến động giá là việc thị trường tự quyết định”, ông nói.
Ngoài ra, nếu tính thanh khoản mất đi trong một thời gian dài sẽ rất khó lôi kéo nhà đầu tư trở lại thị trường. Do đó cần thiết phải nới rộng biên độ, để quy luật cung cầu hoạt động một cách tự nhiên.
Trước đà sụt giảm nhanh của thị trường, ngày 27/3, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định thu hẹp biên độ giao động giá tại hai đầu cầu Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC) và Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE); từ +/-10% xuống +/-2% và từ +/-5% xuống còn +/-1%.
Sau quyết định trên, thị trường đã có phản ứng tích cực, những phiên tăng điểm liên tiếp đã trở lại. Và ngày 7/4, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định nới biên độ tại HOSE lên +/-2% và tại HASTC là +/-3%.
Quyết định thu hẹp biên độ được Ủy ban giải thích là giải pháp tình thế, trước khi cơ quan quản lý và các đầu mối phối hợp khác đưa ra những giải pháp hiệu quả khác.
Tuy nhiên, đã gần hai tháng trôi qua, những giải pháp thực sự hiệu quả vẫn chưa thấy xuất hiện; thị trường liên tiếp nối dài những phiên giảm điểm. Tại HOSE là 16 phiên liên tiếp, tại HASTC đã là 20 phiên. Đặc biệt, tính thanh khoản của thị trường đã bị hạn chế.
Đến thời điểm này, một số đại diện từ các công ty chứng khoán đều có cùng nhận định: giải pháp thu hẹp biên độ đã hết tác dụng và thị trường cần cơ chế thuận lợi hơn để cải thiện tính thanh khoản.
Chiều ngày 29/5, Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán đã có cuộc tọa đàm giữa các thành viên nhằm cùng tìm tiếng nói chung trong việc tìm kiếm các giải pháp khắc phục khó khăn hiện nay. Ngoài vấn đề mở “room”, lùi và giảm thuế, giảm phí giao dịch…, yêu cầu mở lại biên độ giao động giá được các thành viên đặc biệt quan tâm.
Theo ông Ngô Phương Chí, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Bảo Việt, biên độ cần được nới rộng ít nhất bằng trước đây (+/-5% và +/-10%), vì thị trường không đủ nền tảng để bỏ hết biên độ.
“Biên độ hiện tại tính thanh khoản không có. Trước thắt chặt để tránh sốc. Nay thị trường đã quen sốc rồi, nên điều chỉnh lại. Trả lại biên độ là cần thiết, tạo ra tính thanh khoản cho các cổ phiếu đang bị cầm cố, cho giao dịch tại hai đầu cầu”, ông Chí nói.
Và theo cách nói hình ảnh của đại diện này, “giờ đây người mua và người bán như đứng ở hai bên đầu một cây cầu mà muốn gặp nhau, mỗi ngày chỉ dịch được 1 m, cho nên, nếu có tiền, họ đem gửi ngân hàng và làm việc khác. Chúng ta có thể thấy, thị trường OTC không có biên độ nhưng tính thanh khoản còn tích cực hơn thị trường chính thức”.
Còn ông Lê Đình Ngọc, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Thăng Long, lại nhận định khả năng mở lại biên độ cũ có thể sẽ gây “sốc” cho thị trường. Tuy nhiên, “không có tính thanh khoản, thị trường giảm sút; có mua bán quan trọng hơn là giá lên hay xuống rất nhiều”.
Tính thanh khoản cũng là một hạn chế lớn của biên độ hiện nay, theo nhận định của đại diện Công ty Chứng khoán Sài Gòn. Đại diện này cũng khẳng định rằng “thu hẹp biên độ không giải quyết gì cả và nên trả lại biên độ cũ”. Đây cũng là giải pháp chỉ mang tính tình thế và không nên kéo dài.
Về quyết định giảm biên độ như là một giải pháp can thiệp thị trường, ông Hoàng Xuân Quyến, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Tân Việt, xem đó như một “con dao hai lưỡi” và không khác gì cơ chế áp đặt quota xuất nhập khẩu hay trần lãi suất vừa thực hiện thời gian qua...
Trước những kiến nghị và đánh giá trên, bà Vũ Thị Kim Liên, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cho biết: “Chúng tôi cũng rất đau đầu về chuyện này, vì giãn hay không giãn cũng có nhiều ý kiến khác nhau và chúng tôi là người đứng giữa quyết định nên phải cân nhắc thận trọng. Bây giờ, trong hoàn cảnh kinh tế vĩ mô xấu thế này mà giãn biên độ, thị trường xuống nữa thì làm thế nào?”.
Một hướng trả lời cho câu hỏi trên, VnEconomy xin nêu ý kiến của đại diện một quỹ đầu tư của Nhật Bản khi trao đổi về một số nội dung cuộc tọa đàm nói trên.
Đại diện này cho rằng Ủy ban Chứng khoán nên trả lại biên độ cũ cho thị trường, bởi việc thu hẹp biên độ trong một thời gian nhất định để giúp nhà đầu tư bình tĩnh (cũng như việc cho ngừng giao dịch một vài phiên như một số nước áp dụng) là cần thiết, nhưng nếu kéo dài sẽ phản tác dụng.
Về sự sụt giảm của thị trường hiện nay, theo ông, là phản ánh một phần tình hình khó khăn của kinh tế vĩ mô và ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu. Tất nhiên yếu tố tâm lý của nhà đầu tư Việt Nam làm cho sự điều chỉnh này diễn ra sâu và dài hơn. Đó là thực tế phải chấp nhận. Và khi mở lại biên độ, giá chứng khoán sẽ tăng hoặc giảm về mức cung cầu gặp nhau, theo đó tính thanh khoản sẽ được cải thiện.
“Việc thu hẹp biên độ trong một thời gian dài đã làm mất tính thanh khoản đồng thời tạo cảm giác cho cho nhà đầu tư là Ủy ban Chứng khoán đang trì hoãn việc cổ phiếu trở về giá trị thực. Nhà đầu tư hoài nghi về xu hướng biến động và càng có tâm lý chờ đợi cho cổ phiếu giảm thêm trước khi mua vào”, ông phân tích thêm.
Về việc áp dụng biên độ lệch, theo quan điểm của ông là cũng không có tác dụng trong hoàn cảnh hiện nay, đặc biệt là càng làm tăng thêm sự hoài nghi của nhà đầu tư về giá trị của cổ phiếu. “Thị trường cần một hành lang pháp lý tốt chứ không cần Ủy ban Chứng khoán đưa ra các mệnh lệnh hành chính định hướng về giá phải giảm hay tăng. Biến động giá là việc thị trường tự quyết định”, ông nói.
Ngoài ra, nếu tính thanh khoản mất đi trong một thời gian dài sẽ rất khó lôi kéo nhà đầu tư trở lại thị trường. Do đó cần thiết phải nới rộng biên độ, để quy luật cung cầu hoạt động một cách tự nhiên.