Nhiều doanh nghiệp ngành cao su lãi lớn
Bình quân trong 7 tháng đầu năm, giá cao su xuất khẩu cao hơn 49% so với cùng kỳ năm trước
Bình quân trong 7 tháng đầu năm, giá cao su xuất khẩu cao hơn 49% so với cùng kỳ năm trước. Điều này đã giúp không ít doanh nghiệp trong ngành báo lãi lớn, thậm chí nhiều doanh nghiệp cao su đã sắp hoàn thành kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cả năm.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ước tính khối lượng cao su xuất khẩu tháng 7/2017 đạt 154 nghìn tấn với giá trị đạt 230 triệu USD, đưa kết quả xuất khẩu cao su 7 tháng đầu năm 2017 ước đạt 639 nghìn tấn và 1,13 tỷ USD, tăng 12,8% về lượng và tăng 59,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Giá cao su xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm nay đạt 1.850,9 USD/tấn, tăng 49% so với cùng kỳ năm 2016. Trung Quốc, Malaysia và Hàn Quốc là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần lần lượt 60,3%, 5,4% và 4,8%.
Giá trị xuất khẩu cao su sang 3 thị trường tăng lần lượt: tăng 82,7%; tăng 11,4% và tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2016.
Ở chiều ngược lại, khối lượng cao su nhập khẩu trong tháng 7/2017 đạt 47 nghìn tấn với giá trị đạt 87 triệu USD, 7 tháng đầu năm 2017 đạt 293 nghìn tấn và 627 triệu USD, tăng 27,8% về lượng và tăng 79,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Tình hình xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đang ở trạng thái ổn định về lượng nhưng chất lượng các chủng loại sản phẩm chưa đồng đều.
Sản lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam sang Trung Quốc tính đến ngày 13/7/2017 đạt 35.250 tấn. Giá cao su SVR 3L sơ chế đóng bánh 33,3 kg giữ ở mức ổn định trong 3 tháng nay là 18.500 Nhân dân tệ/tấn. Các sản phẩm khác như SVR5, SVR-L, SVR-CV50, SVR-CV60 giá dao động quanh mức 17.300 Nhân dân tệ/tấn do phải cạnh tranh với các sản phẩm tương đương của Thái Lan, Malaysia và Indonesia.
Giá cao su nguyên liệu trong nước trong nửa đầu năm 2017 cũng tăng khá mạnh, điển hình với mủ cao su dạng nước tại Đồng Nai tăng 2.700 đồng/kg, từ 10.300 đồng/kg lên 13.000 đồng/kg.
Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC), năm nay, thâm hụt nguồn cung cao su thiên nhiên toàn cầu đã lên gần 600.000 tấn, trong khi hiệp hội dự báo mức thâm hụt sẽ xấp xỉ 700.000 tấn.
Trong năm vừa qua, giá cao su thế giới đã tăng hơn 26%, tuy tăng mạnh nhưng giá vẫn có những lúc lên xuống. Ông Nguyễn Ngọc Bích, Tổng Thư ký ANRPC cho biết, giá cao su thiên nhiên trên thị trường hàng thực đang chịu sự chi phối rất lớn từ tâm lý giao dịch trên hai sàn Thượng Hải và TOCOM.
Trong khi đó, hai sàn giao dịch này lại rất nhạy cảm với những biến động trên thị trường tiền tệ, giá dầu thô và căng thẳng địa chính trị. Nói cách khác, thị trường cao su đang bị chi phối bởi những yếu tố bên ngoài, chứ không hẳn là yếu tố cung – cầu.
Đối với cao su xuất khẩu, giá bình quân cũng tăng khá mạnh từ mức 1.333 USD/tấn lên khoảng 1.851 USD/tấn đã giúp giá bán bình quân của doanh nghiệp trong nửa đầu năm vì thế cũng tăng mạnh.
Nhờ giá bán tăng cao, hàng loạt doanh nghiệp cao su đã công bố kết quả kinh doanh khá ấn tượng với mức lợi nhuận đều tăng trưởng mạnh mẽ.
Với giá bán bình quân 47,1 triệu/tấn, tăng 60% so với năm ngoái, Cao su Đồng Phú (DPR) ghi nhận 6 tháng đầu năm, doanh thu đạt 340 tỷ đồng, tăng 47%; lợi nhuận gộp ở mức 154,6 tỷ đồng, gấp hơn 2,5 lần cùng kỳ và tương đương 81% chỉ tiêu năm đề ra; sản lượng đạt 5.245 tấn, tăng trưởng 27%...
Cao su Phước Hòa (PHR), 6 tháng đầu năm bán được 10.771 tấn mủ thành phẩm với sản lượng khai thác đạt 4.938 tấn mủ quy khô; giá bán bình quân gần 45 triệu/tấn, cao hơn 54,8% so với cùng kỳ năm 2016; tổng doanh thu (kể cả mủ skim) đạt 487,5 tỷ, tăng 18%; tổng lợi nhuận trước thuế đạt 161,2 tỷ đồng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Công ty Cao su Dầu Tiếng, 6 tháng đầu năm, doanh thu đạt 982 tỷ đồng (trong đó doanh thu cao su 779 tỷ đồng), bằng hơn 54% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế đạt 375 tỷ đồng.
Cao su Thống Nhất, 2 quý đầu năm 2017, doanh thu đạt 44,5 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 21,8 tỷ đồng; nếu so với cùng kỳ năm 2016, doanh thu và lợi nhuận trước thuế tăng 68% và 11%. Còn Công ty Cao su Tây Ninh, 6 tháng đầu năm cũng mang về lợi nhuận hơn 71,3 tỷ đồng, gấp 3,5 lần cùng kỳ năm ngoái...
Theo ông Võ Hoàng An, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam, trong những năm gần đây, ngành cao su thiên nhiên đã có những bước phát triển nhanh và có diện tích lớn nhất trong các cây công nghiệp dài ngày tại Việt Nam, đạt trên 976.000 ha vào năm 2016.
Ngành cao su đang dần tìm lại được con đường phát triển bền vững nhờ đa dạng hóa sản phẩm. Một trong những hướng đi là đầu tư vào chế biến sâu, tạo ra đa dạng sản phẩm thứ phát để gia tăng giá trị. Đặc biệt, đã chú trọng khai thác được tiềm năng từ gỗ cây cao su. Gỗ cao su ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng ngành gỗ và sản phẩm gỗ, góp phần giảm áp lực nhập khẩu và gia tăng kim ngạch xuất khẩu cho ngành gỗ Việt Nam.
Trong năm 2016, gỗ cao su đã đóng góp 22,1% trong tổng giá trị xuất khẩu của ngành gỗ Việt Nam và đóng góp 31,7% tổng giá trị xuất khẩu của cả ngành cao su.
Nhằm làm tăng giá trị sản xuất, đưa gỗ cao su trở thành sản phẩm chủ lực, trong thời gian tới, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam sẽ đẩy mạnh trồng rừng đạt chứng chỉ FSC ở các đơn vị thành viên.
Để phát triển rừng trồng cao su bền vững, phần diện tích rừng cao su phải đảm bảo các quy định pháp luật của Việt Nam và quốc tế; có quyền sử dụng đất và sở hữu đất rõ ràng; có sự tôn trọng và hỗ trợ người bản địa. Đồng thời, có phương án quản lý bền vững; giảm thiểu tác động đến môi trường, cải thiện đa dạng sinh học.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ước tính khối lượng cao su xuất khẩu tháng 7/2017 đạt 154 nghìn tấn với giá trị đạt 230 triệu USD, đưa kết quả xuất khẩu cao su 7 tháng đầu năm 2017 ước đạt 639 nghìn tấn và 1,13 tỷ USD, tăng 12,8% về lượng và tăng 59,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Giá cao su xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm nay đạt 1.850,9 USD/tấn, tăng 49% so với cùng kỳ năm 2016. Trung Quốc, Malaysia và Hàn Quốc là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần lần lượt 60,3%, 5,4% và 4,8%.
Giá trị xuất khẩu cao su sang 3 thị trường tăng lần lượt: tăng 82,7%; tăng 11,4% và tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2016.
Ở chiều ngược lại, khối lượng cao su nhập khẩu trong tháng 7/2017 đạt 47 nghìn tấn với giá trị đạt 87 triệu USD, 7 tháng đầu năm 2017 đạt 293 nghìn tấn và 627 triệu USD, tăng 27,8% về lượng và tăng 79,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Tình hình xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đang ở trạng thái ổn định về lượng nhưng chất lượng các chủng loại sản phẩm chưa đồng đều.
Sản lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam sang Trung Quốc tính đến ngày 13/7/2017 đạt 35.250 tấn. Giá cao su SVR 3L sơ chế đóng bánh 33,3 kg giữ ở mức ổn định trong 3 tháng nay là 18.500 Nhân dân tệ/tấn. Các sản phẩm khác như SVR5, SVR-L, SVR-CV50, SVR-CV60 giá dao động quanh mức 17.300 Nhân dân tệ/tấn do phải cạnh tranh với các sản phẩm tương đương của Thái Lan, Malaysia và Indonesia.
Giá cao su nguyên liệu trong nước trong nửa đầu năm 2017 cũng tăng khá mạnh, điển hình với mủ cao su dạng nước tại Đồng Nai tăng 2.700 đồng/kg, từ 10.300 đồng/kg lên 13.000 đồng/kg.
Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC), năm nay, thâm hụt nguồn cung cao su thiên nhiên toàn cầu đã lên gần 600.000 tấn, trong khi hiệp hội dự báo mức thâm hụt sẽ xấp xỉ 700.000 tấn.
Trong năm vừa qua, giá cao su thế giới đã tăng hơn 26%, tuy tăng mạnh nhưng giá vẫn có những lúc lên xuống. Ông Nguyễn Ngọc Bích, Tổng Thư ký ANRPC cho biết, giá cao su thiên nhiên trên thị trường hàng thực đang chịu sự chi phối rất lớn từ tâm lý giao dịch trên hai sàn Thượng Hải và TOCOM.
Trong khi đó, hai sàn giao dịch này lại rất nhạy cảm với những biến động trên thị trường tiền tệ, giá dầu thô và căng thẳng địa chính trị. Nói cách khác, thị trường cao su đang bị chi phối bởi những yếu tố bên ngoài, chứ không hẳn là yếu tố cung – cầu.
Đối với cao su xuất khẩu, giá bình quân cũng tăng khá mạnh từ mức 1.333 USD/tấn lên khoảng 1.851 USD/tấn đã giúp giá bán bình quân của doanh nghiệp trong nửa đầu năm vì thế cũng tăng mạnh.
Nhờ giá bán tăng cao, hàng loạt doanh nghiệp cao su đã công bố kết quả kinh doanh khá ấn tượng với mức lợi nhuận đều tăng trưởng mạnh mẽ.
Với giá bán bình quân 47,1 triệu/tấn, tăng 60% so với năm ngoái, Cao su Đồng Phú (DPR) ghi nhận 6 tháng đầu năm, doanh thu đạt 340 tỷ đồng, tăng 47%; lợi nhuận gộp ở mức 154,6 tỷ đồng, gấp hơn 2,5 lần cùng kỳ và tương đương 81% chỉ tiêu năm đề ra; sản lượng đạt 5.245 tấn, tăng trưởng 27%...
Cao su Phước Hòa (PHR), 6 tháng đầu năm bán được 10.771 tấn mủ thành phẩm với sản lượng khai thác đạt 4.938 tấn mủ quy khô; giá bán bình quân gần 45 triệu/tấn, cao hơn 54,8% so với cùng kỳ năm 2016; tổng doanh thu (kể cả mủ skim) đạt 487,5 tỷ, tăng 18%; tổng lợi nhuận trước thuế đạt 161,2 tỷ đồng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Công ty Cao su Dầu Tiếng, 6 tháng đầu năm, doanh thu đạt 982 tỷ đồng (trong đó doanh thu cao su 779 tỷ đồng), bằng hơn 54% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế đạt 375 tỷ đồng.
Cao su Thống Nhất, 2 quý đầu năm 2017, doanh thu đạt 44,5 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 21,8 tỷ đồng; nếu so với cùng kỳ năm 2016, doanh thu và lợi nhuận trước thuế tăng 68% và 11%. Còn Công ty Cao su Tây Ninh, 6 tháng đầu năm cũng mang về lợi nhuận hơn 71,3 tỷ đồng, gấp 3,5 lần cùng kỳ năm ngoái...
Theo ông Võ Hoàng An, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam, trong những năm gần đây, ngành cao su thiên nhiên đã có những bước phát triển nhanh và có diện tích lớn nhất trong các cây công nghiệp dài ngày tại Việt Nam, đạt trên 976.000 ha vào năm 2016.
Ngành cao su đang dần tìm lại được con đường phát triển bền vững nhờ đa dạng hóa sản phẩm. Một trong những hướng đi là đầu tư vào chế biến sâu, tạo ra đa dạng sản phẩm thứ phát để gia tăng giá trị. Đặc biệt, đã chú trọng khai thác được tiềm năng từ gỗ cây cao su. Gỗ cao su ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng ngành gỗ và sản phẩm gỗ, góp phần giảm áp lực nhập khẩu và gia tăng kim ngạch xuất khẩu cho ngành gỗ Việt Nam.
Trong năm 2016, gỗ cao su đã đóng góp 22,1% trong tổng giá trị xuất khẩu của ngành gỗ Việt Nam và đóng góp 31,7% tổng giá trị xuất khẩu của cả ngành cao su.
Nhằm làm tăng giá trị sản xuất, đưa gỗ cao su trở thành sản phẩm chủ lực, trong thời gian tới, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam sẽ đẩy mạnh trồng rừng đạt chứng chỉ FSC ở các đơn vị thành viên.
Để phát triển rừng trồng cao su bền vững, phần diện tích rừng cao su phải đảm bảo các quy định pháp luật của Việt Nam và quốc tế; có quyền sử dụng đất và sở hữu đất rõ ràng; có sự tôn trọng và hỗ trợ người bản địa. Đồng thời, có phương án quản lý bền vững; giảm thiểu tác động đến môi trường, cải thiện đa dạng sinh học.