Nhiều lãnh đạo cao cấp “hạ cánh” về doanh nghiệp
Từ cuối năm 2011 đầu 2012, số lượng lãnh đạo cao cấp nghỉ hưu về với doanh nghiệp đã tăng lên rất nhiều
Từ cuối năm 2011 đầu 2012, số lượng lãnh đạo cao cấp nghỉ hưu về với doanh nghiệp đã tăng lên rất nhiều.
Cách đây 4 năm, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB) công bố kết quả đại hội đồng cổ đông với một cơ cấu Hội đồng Quản trị rất mới, và lạ. Lần đầu tiên trong cơ cấu có sự góp mặt của những thành viên nguyên là lãnh đạo cao cấp của Chính phủ.
11 thành viên Hội đồng Quản trị ACB thời điểm đó có hai gương mặt mới: ông Trần Xuân Giá, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ông Lương Văn Tự, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại.
Lúc đó, ACB được xem là một điển hình của nét mới trong cơ cấu quản trị doanh nghiệp, bên cạnh nhân tố thành viên Hội đồng Quản trị độc lập còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Một nét mới được ủng hộ. Minh chứng cho điều đó, dễ thấy trên nhiều diễn đàn là sự hồ hởi, tin tưởng và cả tự hào của cổ đông, nhà đầu tư yêu mến ngân hàng này.
Theo ghi nhận của VnEconomy, từ "điển hình" ACB, đến nay, đặc biệt trong năm 2011 đầu 2012, công chúng tiếp tục đón nhận loạt lãnh đạo cao cấp vừa rời nhiệm sở để về với doanh nghiệp.
Cuối tháng 3 vừa qua, sau nhiều năm nghỉ hưu và đảm nhận vị trí Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm đã trở thành thành viên Hội đồng Quản trị độc lập của Ngân hàng Đông Á (DongA Bank).
Tại đại hội đồng cổ đông vừa qua của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), cổ đông bắt đầu làm quen với sự có mặt của ông Lê Đức Thúy, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, nguyên Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, với vai trò là cố vấn.
Tại đại hội đồng cổ đông của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) diễn ra vào sáng mai (26/5), rất có thể sự có mặt của ông Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, sẽ thu hút sự chú ý của cổ đông cũng ở vai trò là nhà cố vấn.
Sắp tới, dự kiến một ngân hàng thương mại cổ phần khác cũng sẽ công bố gương mặt mới nguyên là Thứ trưởng Bộ Thương mại đảm nhận vị trí thành viên hội đồng quản trị độc lập…
Đã, đang và sẽ có nhiều trường hợp như vậy. Với giới chức sau khi rời nhiệm sở, còn đường này là một lựa chọn riêng tư. Sau khi tham gia hoạch định chính sách và làm công tác quản lý vĩ mô, họ tiếp tục làm việc cụ thể hơn với các tổ chức năng động của nền kinh tế. Sức làm việc không hẳn bị giới hạn ở tuổi tác. Như ở Mỹ, “ông già gân” Alan Greenspan, sau khi rời vị trí Chủ tịch Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED), đã hơn 80 tuổi vẫn dẻo dai với công ty của mình (Greenspan Associates LLC)…
Với doanh nghiệp, có được sự góp sức của họ là một lợi thế. Nếu tên tuổi, uy tín và thương hiệu là những giá trị khó đong đếm, thì kinh nghiệm và năng lực nắm bắt đường hướng chính sách, có thể cả các mối quan hệ, là những lợi ích rất cụ thể, thậm chí khó tìm.
Và có lẽ cũng vì vậy mà chi phí cho nguồn lực cao cấp đang trở thành xu hướng rõ nét này là không nhỏ, mà không hẳn các doanh nghiệp có nhu cầu đều có thể lôi kéo được về phía mình…
Cách đây 4 năm, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB) công bố kết quả đại hội đồng cổ đông với một cơ cấu Hội đồng Quản trị rất mới, và lạ. Lần đầu tiên trong cơ cấu có sự góp mặt của những thành viên nguyên là lãnh đạo cao cấp của Chính phủ.
11 thành viên Hội đồng Quản trị ACB thời điểm đó có hai gương mặt mới: ông Trần Xuân Giá, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ông Lương Văn Tự, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại.
Lúc đó, ACB được xem là một điển hình của nét mới trong cơ cấu quản trị doanh nghiệp, bên cạnh nhân tố thành viên Hội đồng Quản trị độc lập còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Một nét mới được ủng hộ. Minh chứng cho điều đó, dễ thấy trên nhiều diễn đàn là sự hồ hởi, tin tưởng và cả tự hào của cổ đông, nhà đầu tư yêu mến ngân hàng này.
Theo ghi nhận của VnEconomy, từ "điển hình" ACB, đến nay, đặc biệt trong năm 2011 đầu 2012, công chúng tiếp tục đón nhận loạt lãnh đạo cao cấp vừa rời nhiệm sở để về với doanh nghiệp.
Cuối tháng 3 vừa qua, sau nhiều năm nghỉ hưu và đảm nhận vị trí Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm đã trở thành thành viên Hội đồng Quản trị độc lập của Ngân hàng Đông Á (DongA Bank).
Tại đại hội đồng cổ đông vừa qua của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), cổ đông bắt đầu làm quen với sự có mặt của ông Lê Đức Thúy, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, nguyên Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, với vai trò là cố vấn.
Tại đại hội đồng cổ đông của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) diễn ra vào sáng mai (26/5), rất có thể sự có mặt của ông Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, sẽ thu hút sự chú ý của cổ đông cũng ở vai trò là nhà cố vấn.
Sắp tới, dự kiến một ngân hàng thương mại cổ phần khác cũng sẽ công bố gương mặt mới nguyên là Thứ trưởng Bộ Thương mại đảm nhận vị trí thành viên hội đồng quản trị độc lập…
Đã, đang và sẽ có nhiều trường hợp như vậy. Với giới chức sau khi rời nhiệm sở, còn đường này là một lựa chọn riêng tư. Sau khi tham gia hoạch định chính sách và làm công tác quản lý vĩ mô, họ tiếp tục làm việc cụ thể hơn với các tổ chức năng động của nền kinh tế. Sức làm việc không hẳn bị giới hạn ở tuổi tác. Như ở Mỹ, “ông già gân” Alan Greenspan, sau khi rời vị trí Chủ tịch Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED), đã hơn 80 tuổi vẫn dẻo dai với công ty của mình (Greenspan Associates LLC)…
Với doanh nghiệp, có được sự góp sức của họ là một lợi thế. Nếu tên tuổi, uy tín và thương hiệu là những giá trị khó đong đếm, thì kinh nghiệm và năng lực nắm bắt đường hướng chính sách, có thể cả các mối quan hệ, là những lợi ích rất cụ thể, thậm chí khó tìm.
Và có lẽ cũng vì vậy mà chi phí cho nguồn lực cao cấp đang trở thành xu hướng rõ nét này là không nhỏ, mà không hẳn các doanh nghiệp có nhu cầu đều có thể lôi kéo được về phía mình…