Nhiều lo ngại từ việc USD rớt giá
Đồng USD tiếp tục rơi xuống mức thấp kỷ lục so với Euro trong những ngày qua đã góp phần đẩy giá dầu lên sát ngưỡng 100 USD/thùng
Đồng USD tiếp tục rơi xuống mức thấp nhất từ trước tới nay so với đồng Euro trong những ngày qua đã góp phần đẩy giá dầu lên sát ngưỡng 100 USD/thùng. Trong khi đó, nhiều nhà kinh tế lo ngại sự chao đảo thị trường tín dụng Mỹ vẫn tiếp tục và có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính.
Trong bối cảnh nền kinh tế đang đối mặt với nhiều khó khăn, ngày 20/11, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nhận định, tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý 4 năm nay và năm tới sẽ chậm hơn nhiều so với dự báo trước đây.
Đồng USD yếu đẩy giá dầu tăng
Đồng USD của Mỹ đã liên tục rớt giá thảm hại và vừa giảm giá xuống mức kỷ lục mới, ảnh hưởng tới xuất khẩu cũng như kế hoạch dự trữ ngoại tệ của nhiều nước. Ngày 20/11, tại London, 1 Euro đã đổi được 1,4785 USD, thấp hơn mức kỷ lục đầu tháng, khi 1 Euro đổi được 1,4752 USD.
Các chuyên gia cho rằng, đồng USD rớt giá mạnh và những gián đoạn về nguồn dầu cung cấp tại một số nhà máy lọc dầu ở Mỹ, cùng với những đồn đoán về khả năng FED có thể sẽ cắt giảm tỷ lệ lãi suất lần thứ 3 trong năm 2007, là những nguyên nhân trực tiếp đẩy giá dầu thô thế giới trong ngày 20/11 tăng vọt lên gần tới ngưỡng 100 USD/thùng.
Ông Brad Setser - chuyên gia hàng đầu về các vấn đề tiền tệ và kinh tế vĩ mô của Mỹ, vừa lên tiếng cảnh báo các nước về dự trữ ngoại tệ bằng đồng USD. Ông cho rằng quyết định cắt giảm lãi suất cơ bản của FED đã góp phần làm giảm giá trị của đồng USD trên thị trường thế giới và khiến các nước đang dự trữ ngoại tệ bằng đồng USD lo ngại. Theo ông, thay vì tìm cách tác động vào tỷ giá hối đoái bằng chính sách lãi suất, FED nên tập trung nhiều hơn vào các biện pháp ổn định kinh tế trong nước.
Theo ông Setser, nguyên nhân USD mất giá là do cuộc khủng hoảng trên thị trường cho vay thứ cấp ở Mỹ đã làm giảm niềm tin của thế giới vào nguồn lực tài chính của nước này. Nhu cầu vay nợ ở Mỹ giảm cũng làm giảm giá trị của đồng USD. Lãi suất liên tục bị cắt giảm dẫn tới giảm sức hấp dẫn của đồng USD và làm cho đồng tiền này mất giá so với các đồng tiền khác. Việc các nước, nhất là các nước xuất khẩu dầu mỏ chuyển một phần dự trữ ngoại tệ của mình sang các đồng tiền khác cũng góp phần làm giảm giá đồng USD.
Về tác động của đồng USD yếu đối với xuất khẩu của Đông Á, ông Setser cho rằng Ấn Độ và Thái Lan là những nước đáng lo ngại nhất, vì tỷ giá hối đoái sẽ tạo lợi thế cho hàng hóa của Trung Quốc so với hàng hoá của hai nước này trên thị trường thế giới.
Lo ngại xảy ra khủng hoảng tài chính
Nhằm xoa dịu tình trạng thanh khoản đang gặp khó khăn, FED vừa tuyên bố rót 47,25 tỷ USD cho các thị trường tiền tệ nước này. Đây là khoản tiền hỗ trợ một lần lớn nhất của FED kể từ sau khi xảy ra các vụ khủng bố 11/9/2001, khiến các thị trường tài chính chao đảo. Số tiền này sẽ được giải ngân trong ba đợt riêng rẽ: 19,25 tỷ USD trong một ngày, 20 tỷ USD trong sáu ngày, và 8 tỷ USD trong 14 ngày. Ba đợt này sẽ giúp tăng lượng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng lên 6,75 tỷ USD, là mức tăng hợp lý theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế.
Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế dự báo sự chao đảo thị trường tín dụng Mỹ vẫn tiếp tục.
Trong khi đó, ngày 20/11, FED đưa ra thông báo nhận định tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ trong quý 4/2007 và cả năm 2008 sẽ chậm hơn nhiều so với mức đã dự báo trước đây. Tỷ lệ thất nghiệp trong năm tới sẽ ở mức cao hơn, nhưng lạm phát có chiều hướng giảm.
Báo cáo đánh giá về triển vọng phát triển kinh tế và tình hình việc làm của FED cho biết, tốc độ tăng GDP của Mỹ từ quý 4/2007 đến quý 4/2008 sẽ chỉ tăng từ 1,8% đến 2,5%, thấp hơn khá nhiều so với mức dự báo từ 2,5% đến 2,75% đưa ra hồi tháng 6 vừa qua. Tốc độ tăng GDP của cả năm 2007 dự kiến vẫn không thay đổi, chỉ từ 2,4% đến 2,5%. Tỷ lệ lạm phát cơ bản năm 2007 ở mức khá cao, dự kiến từ 2,9% đến 3,0%, nhưng đến năm 2008 có thể giảm xuống mức 1,8% đến 2,1%. FED dự kiến giá nhà đất và doanh số bán ra của các ngôi nhà mới xây trong năm 2008 sẽ còn giảm hơn nữa.
Trong bối cảnh nền kinh tế đang đối mặt với nhiều khó khăn, ngày 20/11, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nhận định, tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý 4 năm nay và năm tới sẽ chậm hơn nhiều so với dự báo trước đây.
Đồng USD yếu đẩy giá dầu tăng
Đồng USD của Mỹ đã liên tục rớt giá thảm hại và vừa giảm giá xuống mức kỷ lục mới, ảnh hưởng tới xuất khẩu cũng như kế hoạch dự trữ ngoại tệ của nhiều nước. Ngày 20/11, tại London, 1 Euro đã đổi được 1,4785 USD, thấp hơn mức kỷ lục đầu tháng, khi 1 Euro đổi được 1,4752 USD.
Các chuyên gia cho rằng, đồng USD rớt giá mạnh và những gián đoạn về nguồn dầu cung cấp tại một số nhà máy lọc dầu ở Mỹ, cùng với những đồn đoán về khả năng FED có thể sẽ cắt giảm tỷ lệ lãi suất lần thứ 3 trong năm 2007, là những nguyên nhân trực tiếp đẩy giá dầu thô thế giới trong ngày 20/11 tăng vọt lên gần tới ngưỡng 100 USD/thùng.
Ông Brad Setser - chuyên gia hàng đầu về các vấn đề tiền tệ và kinh tế vĩ mô của Mỹ, vừa lên tiếng cảnh báo các nước về dự trữ ngoại tệ bằng đồng USD. Ông cho rằng quyết định cắt giảm lãi suất cơ bản của FED đã góp phần làm giảm giá trị của đồng USD trên thị trường thế giới và khiến các nước đang dự trữ ngoại tệ bằng đồng USD lo ngại. Theo ông, thay vì tìm cách tác động vào tỷ giá hối đoái bằng chính sách lãi suất, FED nên tập trung nhiều hơn vào các biện pháp ổn định kinh tế trong nước.
Theo ông Setser, nguyên nhân USD mất giá là do cuộc khủng hoảng trên thị trường cho vay thứ cấp ở Mỹ đã làm giảm niềm tin của thế giới vào nguồn lực tài chính của nước này. Nhu cầu vay nợ ở Mỹ giảm cũng làm giảm giá trị của đồng USD. Lãi suất liên tục bị cắt giảm dẫn tới giảm sức hấp dẫn của đồng USD và làm cho đồng tiền này mất giá so với các đồng tiền khác. Việc các nước, nhất là các nước xuất khẩu dầu mỏ chuyển một phần dự trữ ngoại tệ của mình sang các đồng tiền khác cũng góp phần làm giảm giá đồng USD.
Về tác động của đồng USD yếu đối với xuất khẩu của Đông Á, ông Setser cho rằng Ấn Độ và Thái Lan là những nước đáng lo ngại nhất, vì tỷ giá hối đoái sẽ tạo lợi thế cho hàng hóa của Trung Quốc so với hàng hoá của hai nước này trên thị trường thế giới.
Lo ngại xảy ra khủng hoảng tài chính
Nhằm xoa dịu tình trạng thanh khoản đang gặp khó khăn, FED vừa tuyên bố rót 47,25 tỷ USD cho các thị trường tiền tệ nước này. Đây là khoản tiền hỗ trợ một lần lớn nhất của FED kể từ sau khi xảy ra các vụ khủng bố 11/9/2001, khiến các thị trường tài chính chao đảo. Số tiền này sẽ được giải ngân trong ba đợt riêng rẽ: 19,25 tỷ USD trong một ngày, 20 tỷ USD trong sáu ngày, và 8 tỷ USD trong 14 ngày. Ba đợt này sẽ giúp tăng lượng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng lên 6,75 tỷ USD, là mức tăng hợp lý theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế.
Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế dự báo sự chao đảo thị trường tín dụng Mỹ vẫn tiếp tục.
Trong khi đó, ngày 20/11, FED đưa ra thông báo nhận định tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ trong quý 4/2007 và cả năm 2008 sẽ chậm hơn nhiều so với mức đã dự báo trước đây. Tỷ lệ thất nghiệp trong năm tới sẽ ở mức cao hơn, nhưng lạm phát có chiều hướng giảm.
Báo cáo đánh giá về triển vọng phát triển kinh tế và tình hình việc làm của FED cho biết, tốc độ tăng GDP của Mỹ từ quý 4/2007 đến quý 4/2008 sẽ chỉ tăng từ 1,8% đến 2,5%, thấp hơn khá nhiều so với mức dự báo từ 2,5% đến 2,75% đưa ra hồi tháng 6 vừa qua. Tốc độ tăng GDP của cả năm 2007 dự kiến vẫn không thay đổi, chỉ từ 2,4% đến 2,5%. Tỷ lệ lạm phát cơ bản năm 2007 ở mức khá cao, dự kiến từ 2,9% đến 3,0%, nhưng đến năm 2008 có thể giảm xuống mức 1,8% đến 2,1%. FED dự kiến giá nhà đất và doanh số bán ra của các ngôi nhà mới xây trong năm 2008 sẽ còn giảm hơn nữa.