Nhiều mặt hàng vượt “đích” xuất khẩu năm 2010
Hàng loạt các mặt hàng xuất khẩu chủ lực tháng cuối năm tiếp tục có nhiều thuận lợi
Hàng loạt mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm nay không chỉ đạt chỉ tiêu kim ngạch mà còn về đích khá sớm.
11 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu theo số liệu từ Bộ Công Thương ước đạt khoảng 64 tỷ USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2009.
Trong số này, nhóm hàng nông sản, thuỷ sản đạt khoảng 13,4 tỷ USD, tăng gần 21%. Lượng xuất khẩu các mặt hàng nông sản đều tăng so với cùng kỳ, trừ mặt hàng sắn và các sản phẩm từ sắn giảm 51,4%.
Về trị giá, hầu hết các mặt hàng nông sản đều có kim ngạch tăng trưởng dương so với cùng kỳ, trong đó tăng mạnh là cao su tăng 92,8%, nhân điều tăng 32,5%, hạt tiêu tăng 23%...
Xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến cũng tăng tới 34,4% và đạt gần 43,8 tỷ USD. Duy chỉ có nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản lại giảm 11%, chỉ đạt 7,08 tỷ USD. Nguyên nhân được cho là do thời gian qua lượng xuất khẩu các mặt hàng trong nhóm này đã giảm mạnh. Cụ thể lượng dầu thô giảm 42,2%, than đá giảm 26,8%, xăng dầu giảm 0,3% ...
Theo nhận định của Bộ Công Thương thì năm nay xuất khẩu hoàn toàn có thể đạt 70,8 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2009 và tăng 16,5% so với kế hoạch năm.
Cơ sở cho nhận định này của Bộ là hàng loạt các mặt hàng xuất khẩu chủ lực tháng cuối năm tiếp tục có nhiều thuận lợi trong xuất khẩu.
Gạo: Từ đầu tháng 11, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng thêm 8% so với giữa tháng 8/2010 và đang được giao dịch ở mức 490-500 USD/tấn (tương đương với giá gạo của Thái Lan).
Theo ông Phạm Văn Bảy, Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) giá xuất khẩu trên đã đảm bảo mức lãi cho người nông dân. Hiện lúa khô ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang được thu mua khá cao từ 6.200- 6.500 đồng/kg, tăng thêm 200đồng/kg so tuần trước.
Giá gạo đang ổn định ở mức cao so với các tháng trước, cộng thêm nhu cầu nhập khẩu gạo đang tăng lên đã tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu gạo Việt Nam. Dự báo năm 2010, xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 6,6 triệu tấn, tương đương với kim ngạch là 3,08 tỷ USD.
Thủy sản: Mặt hàng thủy sản xuất khẩu tuy còn gặp nhiều khó khăn về nguyên liệu đầu vào, về hàng rào kỹ thuật từ các thị trường nhập khẩu, nhưng vẫn tiếp tục giữ vị trí là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao trong thời gian gần đây. Dự kiến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu thủy sản có khả năng vượt kế hoạch năm khoảng 6,5%, đạt 4,9 tỷ USD (tăng 16,4% so với năm trước).
Cà phê: Hiện nguồn cung cà phê thế giới đang thiếu hụt khiến giá cà phê tiếp tục giữ xu hướng tăng. Điều này đã khuyến khích người dân mạnh dạn vay vốn ngân hàng, tập trung đầu tư, chăm sóc, thâm canh cây cà phê. Các vùng trọng điểm trồng cây cà phê đều có khả năng cho năng suất cao, khoảng từ 3 tấn cà phê nhân/ha trở lên.
Những điều kiện thuận lợi về giá cả, nguồn cung đang là cơ hội cho xuất khẩu cà phê Việt Nam trong niên vụ mới. Ước tính lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong năm nay sẽ đạt 1,15 triệu tấn, tương đương khoảng 1,74 tỷ USD kim ngạch, tăng 4,5% về lượng và 1,5% về kim ngạch so với kế hoạch đặt ra từ đầu năm.
Cao su: Nền kinh tế thế giới phục hồi dần đã tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu cao su nguyên liệu và sản phẩm với lượng cao hơn và giá tốt hơn. Năm 2010 là năm kỷ lục đối với ngành cao su Việt Nam vì giá bán cao su liên tục tăng, có lúc đạt trên 4.000 USD/tấn. Triển vọng lượng xuất khẩu cao su 2010 sẽ đạt được trên 760 nghìn tấn, cộng thêm thuận lợi về giá xuất khẩu nên khả năng kim ngạch đạt trên 2,23 tỷ USD (tăng gần gấp đôi so với năm trước) là có thể đạt được.
Hạt tiêu: Do nhu cầu tiêu dùng hạt tiêu của thế giới vẫn ở mức cao, nhất là khi bước vào mùa đông, đồng thời gặp thuận lợi về yếu tố giá (giá xuất khẩu bình quân 2010 khoảng 3.440 USD/tấn, tăng 32,6% so với cùng kỳ) nên khả năng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sẽ tăng khoảng 24,4% so với năm trước, tương đương 433 triệu USD, mặc dù lượng xuất khẩu giảm 10,4%.
Dệt may: Tháng 11 là tháng thứ 5 liên tiếp xuất khẩu dệt may vượt mức 1 tỷ USD. Vượt qua một số khó khăn mang đặc thù của ngành dệt may như lao động, nguồn điện, sự tăng giá của chi phí đầu vào... xuất khẩu dệt may vẫn giữ vị trí hàng đầu trong xuất khẩu của cả nước.
Hiện các doanh nghiệp dệt may đang tiếp tục đẩy nhanh sản xuất và giao hàng cho khách theo những đơn hàng cuối năm. Với tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng trong mấy tháng qua, dự kiến kim ngạch xuất khẩu cả năm đối với mặt hàng này sẽ trên 11 tỷ USD, tăng 21,3% so với năm 2009, vượt kế hoạch 5,1% (tương đương với hơn 500 triệu USD).
11 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu theo số liệu từ Bộ Công Thương ước đạt khoảng 64 tỷ USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2009.
Trong số này, nhóm hàng nông sản, thuỷ sản đạt khoảng 13,4 tỷ USD, tăng gần 21%. Lượng xuất khẩu các mặt hàng nông sản đều tăng so với cùng kỳ, trừ mặt hàng sắn và các sản phẩm từ sắn giảm 51,4%.
Về trị giá, hầu hết các mặt hàng nông sản đều có kim ngạch tăng trưởng dương so với cùng kỳ, trong đó tăng mạnh là cao su tăng 92,8%, nhân điều tăng 32,5%, hạt tiêu tăng 23%...
Xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến cũng tăng tới 34,4% và đạt gần 43,8 tỷ USD. Duy chỉ có nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản lại giảm 11%, chỉ đạt 7,08 tỷ USD. Nguyên nhân được cho là do thời gian qua lượng xuất khẩu các mặt hàng trong nhóm này đã giảm mạnh. Cụ thể lượng dầu thô giảm 42,2%, than đá giảm 26,8%, xăng dầu giảm 0,3% ...
Theo nhận định của Bộ Công Thương thì năm nay xuất khẩu hoàn toàn có thể đạt 70,8 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2009 và tăng 16,5% so với kế hoạch năm.
Cơ sở cho nhận định này của Bộ là hàng loạt các mặt hàng xuất khẩu chủ lực tháng cuối năm tiếp tục có nhiều thuận lợi trong xuất khẩu.
Gạo: Từ đầu tháng 11, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng thêm 8% so với giữa tháng 8/2010 và đang được giao dịch ở mức 490-500 USD/tấn (tương đương với giá gạo của Thái Lan).
Theo ông Phạm Văn Bảy, Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) giá xuất khẩu trên đã đảm bảo mức lãi cho người nông dân. Hiện lúa khô ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang được thu mua khá cao từ 6.200- 6.500 đồng/kg, tăng thêm 200đồng/kg so tuần trước.
Giá gạo đang ổn định ở mức cao so với các tháng trước, cộng thêm nhu cầu nhập khẩu gạo đang tăng lên đã tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu gạo Việt Nam. Dự báo năm 2010, xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 6,6 triệu tấn, tương đương với kim ngạch là 3,08 tỷ USD.
Thủy sản: Mặt hàng thủy sản xuất khẩu tuy còn gặp nhiều khó khăn về nguyên liệu đầu vào, về hàng rào kỹ thuật từ các thị trường nhập khẩu, nhưng vẫn tiếp tục giữ vị trí là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao trong thời gian gần đây. Dự kiến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu thủy sản có khả năng vượt kế hoạch năm khoảng 6,5%, đạt 4,9 tỷ USD (tăng 16,4% so với năm trước).
Cà phê: Hiện nguồn cung cà phê thế giới đang thiếu hụt khiến giá cà phê tiếp tục giữ xu hướng tăng. Điều này đã khuyến khích người dân mạnh dạn vay vốn ngân hàng, tập trung đầu tư, chăm sóc, thâm canh cây cà phê. Các vùng trọng điểm trồng cây cà phê đều có khả năng cho năng suất cao, khoảng từ 3 tấn cà phê nhân/ha trở lên.
Những điều kiện thuận lợi về giá cả, nguồn cung đang là cơ hội cho xuất khẩu cà phê Việt Nam trong niên vụ mới. Ước tính lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong năm nay sẽ đạt 1,15 triệu tấn, tương đương khoảng 1,74 tỷ USD kim ngạch, tăng 4,5% về lượng và 1,5% về kim ngạch so với kế hoạch đặt ra từ đầu năm.
Cao su: Nền kinh tế thế giới phục hồi dần đã tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu cao su nguyên liệu và sản phẩm với lượng cao hơn và giá tốt hơn. Năm 2010 là năm kỷ lục đối với ngành cao su Việt Nam vì giá bán cao su liên tục tăng, có lúc đạt trên 4.000 USD/tấn. Triển vọng lượng xuất khẩu cao su 2010 sẽ đạt được trên 760 nghìn tấn, cộng thêm thuận lợi về giá xuất khẩu nên khả năng kim ngạch đạt trên 2,23 tỷ USD (tăng gần gấp đôi so với năm trước) là có thể đạt được.
Hạt tiêu: Do nhu cầu tiêu dùng hạt tiêu của thế giới vẫn ở mức cao, nhất là khi bước vào mùa đông, đồng thời gặp thuận lợi về yếu tố giá (giá xuất khẩu bình quân 2010 khoảng 3.440 USD/tấn, tăng 32,6% so với cùng kỳ) nên khả năng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sẽ tăng khoảng 24,4% so với năm trước, tương đương 433 triệu USD, mặc dù lượng xuất khẩu giảm 10,4%.
Dệt may: Tháng 11 là tháng thứ 5 liên tiếp xuất khẩu dệt may vượt mức 1 tỷ USD. Vượt qua một số khó khăn mang đặc thù của ngành dệt may như lao động, nguồn điện, sự tăng giá của chi phí đầu vào... xuất khẩu dệt may vẫn giữ vị trí hàng đầu trong xuất khẩu của cả nước.
Hiện các doanh nghiệp dệt may đang tiếp tục đẩy nhanh sản xuất và giao hàng cho khách theo những đơn hàng cuối năm. Với tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng trong mấy tháng qua, dự kiến kim ngạch xuất khẩu cả năm đối với mặt hàng này sẽ trên 11 tỷ USD, tăng 21,3% so với năm 2009, vượt kế hoạch 5,1% (tương đương với hơn 500 triệu USD).