Nhiều ngân hàng may mà… có lãi
Hiện có khá nhiều ngân hàng mà tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm 2014 vẫn còn là ẩn số
Tuần qua, hoạt động ngân hàng đón hai sự kiện tốt - xấu: sự cố pháp lý tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) và việc Moody’s nâng hạng tín nhiệm cho một số thành viên.
Nhìn một cách lạc quan, sự cố tại VNCB không hẳn chỉ là xấu. Ít nhất, lỗ hổng rủi ro tại đây đã chính thức được cơ quan chức năng mở ra; trước mắt, Ngân hàng Nhà nước có giải pháp xử lý bằng “lực lượng phản ứng nhanh” Vietcombank, tham gia vào tái cơ cấu toàn diện.
Ở sự kiện tốt, một số ngân hàng thương mại được Moody’s nâng hạng tín nhiệm. Có những cơ sở, yếu tố tạo nên tin tốt này, trong đó có sự lặng lẽ từ thành quả mà Ngân hàng Nhà nước dồn lại gần ba năm qua.
Một cơ sở quan trọng để Moody’s nâng hạng những ngân hàng đó, cũng như đối với hạng mức tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, là nguồn lực dự trữ ngoại hối đã tăng mạnh lên. Cuối cùng, nỗ lực tích cóp dự trữ ngoại hối từ trên dưới 10 tỷ USD lên trên 35 tỷ USD cũng đã được ghi nhận một cách cụ thể. Theo đánh giá của Moody’s, nguồn lực này cho thấy khả năng chống đỡ rủi ro của Chính phủ tốt lên, đi cùng là khả năng hỗ trợ của Chính phủ đối với các ngân hàng trong diện đánh giá cũng nâng cao.
Nhưng, hiệu quả hoạt động ngân hàng nói chung không hẳn là cũng đang được “nâng hạng”. Nhiều thành viên đang cho thấy khó khăn còn bám riết.
Điểm sáng của mùa báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm nay trước hết có ở một số ngân hàng thương mại đã thực hiện tái cơ cấu. Một vài trăm tỷ đồng lợi nhuận trước thuế là khả quan, vượt xa nhiều so sánh khác. Tuy nhiên, lũy kế khoản lỗ trước đây, những mức lãi đó có thể vẫn đang ở mức độ khắc phục cho hậu quả trong quá khứ mà thôi chứ chưa lãi thực; thậm chí có trường hợp vẫn còn cần lãi thêm cả nghìn tỷ mới đủ...
Khá bất ngờ, hiện đã có một số ngân hàng thương mại, dù kết quả không mấy khả quan, nhưng chủ động công bố trước. Và, may mà họ… có lãi.
Như một số ngân hàng có lãi sau khi thực hiện hiện tái cơ cấu nói trên, những thành viên vừa công bố có mức lãi khá mỏng. Với hoạt động ngân hàng, lỗ đồng nghĩa với các tấm đệm bảo vệ mình, bảo vệ người gửi tiền… bị ảnh hưởng; có lãi để có điều kiện tạo những tấm đệm đó dày dặn hơn, trước khi tính đến chia thưởng, chi cổ tức.
Tại Ngân hàng Việt Á (VietABank), báo cáo tài chính cơ bản quý 2/2014 vừa công bố “lộ” ra khoản lỗ khá lớn, 59 tỷ đồng, trong quý liền trước. Nhờ quý 2 lãi 67 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng đầu năm dương được gần 8 tỷ đồng.
Ngược lại, Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) may mà có mức lãi đáng kể trong quý 1 để tránh lỗ khi lũy kế 6 tháng đầu năm. Quý 2/2014, PG Bank lỗ 11,8 tỷ đồng, nhưng lũy kế 6 tháng vẫn lãi được 39,5 tỷ đồng.
Gánh nặng tại ngân hàng này cũng là điểm chung tại nhiều thành viên khác: chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tăng cao, cắt đi lợi nhuận. Quý 2 vừa qua, PG Bank phải trích lập dự phòng rủi ro tới 99 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận trước dự phòng là 87,3 tỷ đồng.
Mới đây, một số thông tin cũng bước đầu phản ánh mức lãi rất mỏng tại Ngân hàng Quốc Dân (NCB). Tuy nhiên, kết quả cụ thể vẫn phải chờ báo cáo tài chính được công bố. Trong khi đó, có lẽ các cổ đông của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng đang chờ đợi các con số của Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank), để có thể lường định tình hình nếu tiến hành sáp nhập vào nửa cuối năm nay…
Hiện có khá nhiều ngân hàng mà tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm 2014 vẫn còn là ẩn số. Trong đó có một số thành viên những năm gần đây “biệt tích” về con số lợi nhuận (đối với công chúng), hoặc không có thói quen công bố báo cáo quỹ để rồi lợi nhuận chốt năm thường rất mỏng.
Nếu nửa đầu năm nay, nhóm này có lãi cũng là điều may, bởi thử thách chung đã trở nên lớn hơn những năm trước: lãi biên co hẹp, tín dụng tăng trưởng thấp, nợ xấu lại tăng trở lại, đặc biệt là việc phân loại nợ và yêu cầu trích lập dự phòng rủi ro chặt chẽ và khắc nghiệt hơn (nhưng thực hơn).
Nhìn một cách lạc quan, sự cố tại VNCB không hẳn chỉ là xấu. Ít nhất, lỗ hổng rủi ro tại đây đã chính thức được cơ quan chức năng mở ra; trước mắt, Ngân hàng Nhà nước có giải pháp xử lý bằng “lực lượng phản ứng nhanh” Vietcombank, tham gia vào tái cơ cấu toàn diện.
Ở sự kiện tốt, một số ngân hàng thương mại được Moody’s nâng hạng tín nhiệm. Có những cơ sở, yếu tố tạo nên tin tốt này, trong đó có sự lặng lẽ từ thành quả mà Ngân hàng Nhà nước dồn lại gần ba năm qua.
Một cơ sở quan trọng để Moody’s nâng hạng những ngân hàng đó, cũng như đối với hạng mức tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, là nguồn lực dự trữ ngoại hối đã tăng mạnh lên. Cuối cùng, nỗ lực tích cóp dự trữ ngoại hối từ trên dưới 10 tỷ USD lên trên 35 tỷ USD cũng đã được ghi nhận một cách cụ thể. Theo đánh giá của Moody’s, nguồn lực này cho thấy khả năng chống đỡ rủi ro của Chính phủ tốt lên, đi cùng là khả năng hỗ trợ của Chính phủ đối với các ngân hàng trong diện đánh giá cũng nâng cao.
Nhưng, hiệu quả hoạt động ngân hàng nói chung không hẳn là cũng đang được “nâng hạng”. Nhiều thành viên đang cho thấy khó khăn còn bám riết.
Điểm sáng của mùa báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm nay trước hết có ở một số ngân hàng thương mại đã thực hiện tái cơ cấu. Một vài trăm tỷ đồng lợi nhuận trước thuế là khả quan, vượt xa nhiều so sánh khác. Tuy nhiên, lũy kế khoản lỗ trước đây, những mức lãi đó có thể vẫn đang ở mức độ khắc phục cho hậu quả trong quá khứ mà thôi chứ chưa lãi thực; thậm chí có trường hợp vẫn còn cần lãi thêm cả nghìn tỷ mới đủ...
Khá bất ngờ, hiện đã có một số ngân hàng thương mại, dù kết quả không mấy khả quan, nhưng chủ động công bố trước. Và, may mà họ… có lãi.
Như một số ngân hàng có lãi sau khi thực hiện hiện tái cơ cấu nói trên, những thành viên vừa công bố có mức lãi khá mỏng. Với hoạt động ngân hàng, lỗ đồng nghĩa với các tấm đệm bảo vệ mình, bảo vệ người gửi tiền… bị ảnh hưởng; có lãi để có điều kiện tạo những tấm đệm đó dày dặn hơn, trước khi tính đến chia thưởng, chi cổ tức.
Tại Ngân hàng Việt Á (VietABank), báo cáo tài chính cơ bản quý 2/2014 vừa công bố “lộ” ra khoản lỗ khá lớn, 59 tỷ đồng, trong quý liền trước. Nhờ quý 2 lãi 67 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng đầu năm dương được gần 8 tỷ đồng.
Ngược lại, Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) may mà có mức lãi đáng kể trong quý 1 để tránh lỗ khi lũy kế 6 tháng đầu năm. Quý 2/2014, PG Bank lỗ 11,8 tỷ đồng, nhưng lũy kế 6 tháng vẫn lãi được 39,5 tỷ đồng.
Gánh nặng tại ngân hàng này cũng là điểm chung tại nhiều thành viên khác: chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tăng cao, cắt đi lợi nhuận. Quý 2 vừa qua, PG Bank phải trích lập dự phòng rủi ro tới 99 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận trước dự phòng là 87,3 tỷ đồng.
Mới đây, một số thông tin cũng bước đầu phản ánh mức lãi rất mỏng tại Ngân hàng Quốc Dân (NCB). Tuy nhiên, kết quả cụ thể vẫn phải chờ báo cáo tài chính được công bố. Trong khi đó, có lẽ các cổ đông của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng đang chờ đợi các con số của Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank), để có thể lường định tình hình nếu tiến hành sáp nhập vào nửa cuối năm nay…
Hiện có khá nhiều ngân hàng mà tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm 2014 vẫn còn là ẩn số. Trong đó có một số thành viên những năm gần đây “biệt tích” về con số lợi nhuận (đối với công chúng), hoặc không có thói quen công bố báo cáo quỹ để rồi lợi nhuận chốt năm thường rất mỏng.
Nếu nửa đầu năm nay, nhóm này có lãi cũng là điều may, bởi thử thách chung đã trở nên lớn hơn những năm trước: lãi biên co hẹp, tín dụng tăng trưởng thấp, nợ xấu lại tăng trở lại, đặc biệt là việc phân loại nợ và yêu cầu trích lập dự phòng rủi ro chặt chẽ và khắc nghiệt hơn (nhưng thực hơn).