Nhiều nhà đầu tư nhòm ngó dự án cao tốc Hải Phòng - Hạ Long
Hiện tại, trục đường bộ huyết mạch của tỉnh Quảng Ninh là quốc lộ 18 và trong thời gian gần đây bắt đầu có dấu hiệu quá tải
Nguồn tin từ UBND tỉnh Quảng Ninh cho hay mới đây, tập đoàn SE (Nhật Bản) đã có cuộc làm việc với tỉnh này để đề xuất kế hoạch đầu tư dự án đường nối thành phố Hạ Long với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Tại buổi làm việc, ông Kenichi Nakamura, Giám đốc phụ trách đầu tư của SE đã trình bày phương án đầu tư và phương án tài chính của dự án. Theo đó, dự án sẽ được đầu tư xây dựng theo hình thức BOT kết hợp với hình thức BT. Phương án thu hồi vốn là thu phí giao thông kết hợp các hình thức nhượng quyền phát triển quỹ đất hai bên tuyến.
Về phương án tài chính, dự án có sử dụng vốn hỗ trợ phát triển, bao gồm vốn chủ sở hữu (20%), vốn vay từ ngân hàng JBIC và các ngân hàng khác (60%) và vốn hỗ trợ phát triển của Chính phủ Việt Nam (20%).
Tuy nhiên, SE cũng đề xuất khi đầu tư dự án phải có sự tham gia góp vốn của Chính phủ Việt Nam; được nhượng quyền phát triển và khai thác các quỹ đất dọc tuyến để xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp, khu chung cư, khu du lịch nghỉ mát…
Ngày 16/1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có buổi làm việc với Công ty Cổ phần Khách sạn Hồng Vận về dự án đường nối cao tốc Hạ Long - Hải Phòng. Tại buổi làm việc, Hồng Vận cùng các đối tác đầu tư bao gồm Công ty TNHH Tập đoàn Đầu tư Trung Thiết và Công ty TNHH Tập đoàn thiết bị xây dựng Tô Thương - Thượng Hải đã trình bày phương án đầu tư, cũng theo hình thức BOT và BT.
Tổng vốn đầu tư của dự án dự kiến gần 13.000 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư tự có hơn 1.000 tỷ, vốn huy động hơn 11.000 tỷ. Nhà đầu tư này cam kết sẽ tiến hành ngay các công việc đầu tư ngay sau khi được phê duyệt. Thời gian thi công là 5 năm, trong đó công tác chuẩn bị đầu tư là một năm.
Tại cuộc họp, phía Hồng Vận cũng đề xuất một số phương án thu hồi vốn như: đề nghị tỉnh dành cho nhà đầu tư một khu đất đầu tư bất động sản và quyền khai thác các dự án hai bên đường; ưu đãi thuế nhập khẩu thiết bị đầu tư; tạo điều kiện cấp visa cho các lao động nước ngoài vào làm việc tại tuyến đường này.
Trước đó, ngày 12/1, UBND tỉnh Quảng Ninh cũng đã làm việc với Công ty TNHH Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long (BIM) về phương án đầu tư tuyến đường này.
Phía BIM cũng đề xuất thực hiện dự án theo hình thức BT và BOT, thời gian thi công là hai năm. Công ty sẽ hợp tác với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) để đối ứng thực hiện dự án, đồng thời dùng vốn vay trong nước và quốc tế.
Việc đầu tư tuyến đường nối thành phố Hạ Long với tuyến đường cao tốc được coi là hiện đại nhất Việt Nam sẽ rút ngắn thời gian lưu thông từ Hà Nội đến Quảng Ninh, khai thác tối đa lợi ích của tuyến đường cao tốc và phù hợp với quy hoạch giao thông trong tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Hiện tại, trục đường bộ huyết mạch của tỉnh Quảng Ninh là quốc lộ 18 và trong thời gian gần đây bắt đầu có dấu hiệu quá tải. Chính vì vậy, đầu năm 2011, lãnh đạo thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh đã thống nhất thỏa thuận về quy mô, điểm đấu nối tuyến đường nối thành phố Hạ Long với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và của hai địa phương này.
Theo tính toán của Bộ Giao thông Vận tải, trong giai đoạn 2010 - 2015, ngành giao thông tiếp tục cần khoảng 559 ngàn tỷ đồng để đầu tư hạ tầng, trong khi nguồn vốn ngân sách chỉ có thể đáp ứng khoảng 260 ngàn tỷ đồng, tương đương khoảng 45%.
Chính vì vậy, trong nhiều năm liền, Việt Nam rất muốn thu hút các nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp cho các dự án hạ tầng giao thông, trong đó phần lớn là các dự án đường bộ, song mới chỉ có gần 30 dự án được triển khai theo mô hình BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) với tổng mức đầu tư khoảng 130 ngàn tỷ đồng.
Theo đánh giá của Bộ Giao thông vận tải, các dự án đều gặp khó khăn trong vấn đề giải phóng mặt bằng nên thời gian thực hiện kéo dài, không hấp dẫn nhà đầu tư cũng như các tổ chức tài chính.
Hiện nay sự chú ý của giới đầu tư trong và ngoài nước đang dồn vào mô hình hợp tác nhà nước và tư nhân (PPP) sau khi quy chế thí điểm PPP được ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 15/1/2011, tuy nhiên sau một năm quy chế này có hiệu lực, vẫn chưa thấy nhiều kết quả cụ thể từ thực tế.
Tại buổi làm việc, ông Kenichi Nakamura, Giám đốc phụ trách đầu tư của SE đã trình bày phương án đầu tư và phương án tài chính của dự án. Theo đó, dự án sẽ được đầu tư xây dựng theo hình thức BOT kết hợp với hình thức BT. Phương án thu hồi vốn là thu phí giao thông kết hợp các hình thức nhượng quyền phát triển quỹ đất hai bên tuyến.
Về phương án tài chính, dự án có sử dụng vốn hỗ trợ phát triển, bao gồm vốn chủ sở hữu (20%), vốn vay từ ngân hàng JBIC và các ngân hàng khác (60%) và vốn hỗ trợ phát triển của Chính phủ Việt Nam (20%).
Tuy nhiên, SE cũng đề xuất khi đầu tư dự án phải có sự tham gia góp vốn của Chính phủ Việt Nam; được nhượng quyền phát triển và khai thác các quỹ đất dọc tuyến để xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp, khu chung cư, khu du lịch nghỉ mát…
Ngày 16/1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có buổi làm việc với Công ty Cổ phần Khách sạn Hồng Vận về dự án đường nối cao tốc Hạ Long - Hải Phòng. Tại buổi làm việc, Hồng Vận cùng các đối tác đầu tư bao gồm Công ty TNHH Tập đoàn Đầu tư Trung Thiết và Công ty TNHH Tập đoàn thiết bị xây dựng Tô Thương - Thượng Hải đã trình bày phương án đầu tư, cũng theo hình thức BOT và BT.
Tổng vốn đầu tư của dự án dự kiến gần 13.000 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư tự có hơn 1.000 tỷ, vốn huy động hơn 11.000 tỷ. Nhà đầu tư này cam kết sẽ tiến hành ngay các công việc đầu tư ngay sau khi được phê duyệt. Thời gian thi công là 5 năm, trong đó công tác chuẩn bị đầu tư là một năm.
Tại cuộc họp, phía Hồng Vận cũng đề xuất một số phương án thu hồi vốn như: đề nghị tỉnh dành cho nhà đầu tư một khu đất đầu tư bất động sản và quyền khai thác các dự án hai bên đường; ưu đãi thuế nhập khẩu thiết bị đầu tư; tạo điều kiện cấp visa cho các lao động nước ngoài vào làm việc tại tuyến đường này.
Trước đó, ngày 12/1, UBND tỉnh Quảng Ninh cũng đã làm việc với Công ty TNHH Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long (BIM) về phương án đầu tư tuyến đường này.
Phía BIM cũng đề xuất thực hiện dự án theo hình thức BT và BOT, thời gian thi công là hai năm. Công ty sẽ hợp tác với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) để đối ứng thực hiện dự án, đồng thời dùng vốn vay trong nước và quốc tế.
Việc đầu tư tuyến đường nối thành phố Hạ Long với tuyến đường cao tốc được coi là hiện đại nhất Việt Nam sẽ rút ngắn thời gian lưu thông từ Hà Nội đến Quảng Ninh, khai thác tối đa lợi ích của tuyến đường cao tốc và phù hợp với quy hoạch giao thông trong tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Hiện tại, trục đường bộ huyết mạch của tỉnh Quảng Ninh là quốc lộ 18 và trong thời gian gần đây bắt đầu có dấu hiệu quá tải. Chính vì vậy, đầu năm 2011, lãnh đạo thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh đã thống nhất thỏa thuận về quy mô, điểm đấu nối tuyến đường nối thành phố Hạ Long với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và của hai địa phương này.
Theo tính toán của Bộ Giao thông Vận tải, trong giai đoạn 2010 - 2015, ngành giao thông tiếp tục cần khoảng 559 ngàn tỷ đồng để đầu tư hạ tầng, trong khi nguồn vốn ngân sách chỉ có thể đáp ứng khoảng 260 ngàn tỷ đồng, tương đương khoảng 45%.
Chính vì vậy, trong nhiều năm liền, Việt Nam rất muốn thu hút các nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp cho các dự án hạ tầng giao thông, trong đó phần lớn là các dự án đường bộ, song mới chỉ có gần 30 dự án được triển khai theo mô hình BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) với tổng mức đầu tư khoảng 130 ngàn tỷ đồng.
Theo đánh giá của Bộ Giao thông vận tải, các dự án đều gặp khó khăn trong vấn đề giải phóng mặt bằng nên thời gian thực hiện kéo dài, không hấp dẫn nhà đầu tư cũng như các tổ chức tài chính.
Hiện nay sự chú ý của giới đầu tư trong và ngoài nước đang dồn vào mô hình hợp tác nhà nước và tư nhân (PPP) sau khi quy chế thí điểm PPP được ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 15/1/2011, tuy nhiên sau một năm quy chế này có hiệu lực, vẫn chưa thấy nhiều kết quả cụ thể từ thực tế.