Nhiều nông dân Hà Nội bỗng dưng... thất nghiệp
Hàng chục nghìn hộ dân ở Hà Nội bị thu hồi đất trước ngày 1/7/2008 đang lâm vào tình cảnh “dở khóc, dở mếu”
Hàng chục nghìn hộ dân bị thu hồi đất trước ngày 1/7/2008 trên địa bàn Hà Nội đang lâm vào tình cảnh “dở khóc, dở mếu”.
Theo quyết định của UBND thành phố Hà Nội, các hộ dân bị thu hồi trên 30% diện tích đất sản xuất nông nghiệp sau ngày 1/7/2008 sẽ được hưởng chế độ hỗ trợ ổn định đời sống, học tập, đào tạo nghề và việc làm.
Nhưng phần lớn hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp lại trước ngày 1/7/2008 nên đương nhiên họ không được hưởng chính sách này. Cuộc sống của họ thêm bộn bề khó khăn do không có điều kiện chuyển đổi nghề nghiệp và tự kiếm việc làm.
Canh cánh nỗi lo cơm áo, việc làm
Huyện Hoài Đức hiện đang có số lượng đồ án, dự án đầu tư nhiều vào hạng nhất, nhì Hà Nội. Một số xã đã “xoá sổ” xong đất nông nghiệp, cuộc sống của nhiều hộ dân càng thêm khó khăn do quá phụ thuộc vào nghề nông. Chỉ khoảng 20% nông dân mất đất chủ động xoay xở “chuyển nghiệp”.
Trong căn nhà 3 tầng mới khang trang, ông Nguyễn Văn Lục (thôn An Thọ, xã An Khánh, huyện Hoài Đức) rầu rầu tâm sự: Hai vợ chồng ông năm nay đều ở tuổi 70, đang sống cùng gia đình người con út và 2 cháu nhỏ. Tháng 4/2008, gia đình ông nhận 270 triệu đồng tiền đền bù cho 6 sào đất canh tác, vừa đủ để xây nhà và mua sắm thêm vài đồ gia dụng tối thiểu.
Niềm vui nhà mới chưa được bao lâu, gia đình ông đã phải đối mặt với nỗi lo cơm áo hàng ngày. Mất đất nông nghiệp tức là gia đình ông mất đi hơn 1 tấn thóc/năm. Cuộc sống hiện tại của gia đình chỉ trông chờ vào đồng lương của hai người con, nhưng cậu con trai lại vừa bị thất nghiệp do công ty không có việc làm.
Vậy là, 6 miệng ăn của gia đình chỉ dựa vào 800.000 đồng tiền lương hàng tháng của cô con dâu đang làm tạp vụ tại Công ty Đông Trường.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết 100% gia đình tại thôn An Thọ và 4 thôn khác tại xã An Khánh đều mất hết đất canh tác. Cả xã duy nhất chỉ còn thôn Vân Lũng may mắn sinh nhai nhờ nghề phụ, 4 xã còn lại với hàng nghìn khẩu đang chật vật mưu sinh .
“Đại đa số lao động phải nhao ra thành phố chạy chợ, bán hàng rong hoặc làm lao động phổ thông, nhất là số lao động ở độ tuổi ngoài 40. Ngay cả thanh niên sức dài vai rộng cũng vẫn nằm nhà chơi dài dài” - anh Nguyễn Thế Nguyên, Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã thôn An Thọ thở dài ngao ngán, dẫn chúng tôi đi thực tế.
Xã An Khánh là nơi thành lập cụm công nghiệp đầu tiên của tỉnh Hà Tây cũ nhưng sự tìm kiếm việc làm của người An Khánh vẫn rất gian nan. Ông Bùi Văn Vận, Phó chủ tịch xã An Khánh, thừa nhận: khi toàn bộ 510ha đất canh tác của xã bị thu hồi từ năm 2000 đến nay, hơn 5.000 lao động tại đây rơi vào cảnh thất nghiệp. 80% trong số đó đang tự xoay sở, tạo việc làm cho bản thân.
Trong đó, khoảng 1.000 - 2.000 lao động đang bám trụ tại thành phố và các địa phương lân cận. Các doanh nghiệp trên địa bàn xã hiện chỉ thu hút được 6% lao động tại địa phương, với mức thu nhập trên dưới 1 triệu đồng/tháng.
Cần có thêm quỹ hỗ trợ cho nông dân
Cuối tháng 5 vừa qua, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Đào Văn Bình cũng đã đi khảo sát công tác triển khai thực hiện Quỹ hỗ trợ ổn định cuộc sống, đào tạo nghề và việc làm cho các hộ dân bị thu hồi 30% đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Từ Liêm.
Với khoảng 11.000 hộ dân có đất nông nghiệp bị thu hồi, trong đó thu hồi trên 30% chiếm tới 90%. Riêng huyện Hoài Đức, về cơ bản đã phủ kín dự án, 10/20 xã và thị trấn của huyện đã và sẽ bị thu hồi hết đất nông nghiệp để phục vụ cho các dự án. Trong đó, các xã An Khánh, Lại Yên, Kim Chung và Vân Canh đã mất 100% đất nông nghiệp.
Các xã còn lại và thị trấn Trôi cũng sẽ lần lượt bị thu hồi hết trong nay mai. Tổng số hộ dân bị thu hồi đất là 16.241 hộ, chiếm gần 38% tổng số hộ toàn huyện, trong đó số hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi từ 30 - 100% diện tích là rất lớn.
Sức ép về việc làm đang trở thành gánh nặng với huyện khi có tới 13.305 lao động dôi dư; hơn một nửa trong số đó là lao động dưới 35 tuổi; số người chưa có việc làm khoảng 4.700 lao động.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Trung Thuận, Trưởng phòng Lao động Thương binh - Xã hội huyện Hoài Đức cho rằng, khó nhất hiện nay là nhiều lao động mất đất tại huyện Hoài Đức không được thụ hưởng Quỹ hỗ trợ do đất bị thu hồi trước thời điểm 1/7/2008.
Vì vậy, huyện Hoài Đức đang kiến nghị thành phố cho lập một quỹ riêng để hỗ trợ các lao động này.
Theo quyết định của UBND thành phố Hà Nội, các hộ dân bị thu hồi trên 30% diện tích đất sản xuất nông nghiệp sau ngày 1/7/2008 sẽ được hưởng chế độ hỗ trợ ổn định đời sống, học tập, đào tạo nghề và việc làm.
Nhưng phần lớn hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp lại trước ngày 1/7/2008 nên đương nhiên họ không được hưởng chính sách này. Cuộc sống của họ thêm bộn bề khó khăn do không có điều kiện chuyển đổi nghề nghiệp và tự kiếm việc làm.
Canh cánh nỗi lo cơm áo, việc làm
Huyện Hoài Đức hiện đang có số lượng đồ án, dự án đầu tư nhiều vào hạng nhất, nhì Hà Nội. Một số xã đã “xoá sổ” xong đất nông nghiệp, cuộc sống của nhiều hộ dân càng thêm khó khăn do quá phụ thuộc vào nghề nông. Chỉ khoảng 20% nông dân mất đất chủ động xoay xở “chuyển nghiệp”.
Trong căn nhà 3 tầng mới khang trang, ông Nguyễn Văn Lục (thôn An Thọ, xã An Khánh, huyện Hoài Đức) rầu rầu tâm sự: Hai vợ chồng ông năm nay đều ở tuổi 70, đang sống cùng gia đình người con út và 2 cháu nhỏ. Tháng 4/2008, gia đình ông nhận 270 triệu đồng tiền đền bù cho 6 sào đất canh tác, vừa đủ để xây nhà và mua sắm thêm vài đồ gia dụng tối thiểu.
Niềm vui nhà mới chưa được bao lâu, gia đình ông đã phải đối mặt với nỗi lo cơm áo hàng ngày. Mất đất nông nghiệp tức là gia đình ông mất đi hơn 1 tấn thóc/năm. Cuộc sống hiện tại của gia đình chỉ trông chờ vào đồng lương của hai người con, nhưng cậu con trai lại vừa bị thất nghiệp do công ty không có việc làm.
Vậy là, 6 miệng ăn của gia đình chỉ dựa vào 800.000 đồng tiền lương hàng tháng của cô con dâu đang làm tạp vụ tại Công ty Đông Trường.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết 100% gia đình tại thôn An Thọ và 4 thôn khác tại xã An Khánh đều mất hết đất canh tác. Cả xã duy nhất chỉ còn thôn Vân Lũng may mắn sinh nhai nhờ nghề phụ, 4 xã còn lại với hàng nghìn khẩu đang chật vật mưu sinh .
“Đại đa số lao động phải nhao ra thành phố chạy chợ, bán hàng rong hoặc làm lao động phổ thông, nhất là số lao động ở độ tuổi ngoài 40. Ngay cả thanh niên sức dài vai rộng cũng vẫn nằm nhà chơi dài dài” - anh Nguyễn Thế Nguyên, Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã thôn An Thọ thở dài ngao ngán, dẫn chúng tôi đi thực tế.
Xã An Khánh là nơi thành lập cụm công nghiệp đầu tiên của tỉnh Hà Tây cũ nhưng sự tìm kiếm việc làm của người An Khánh vẫn rất gian nan. Ông Bùi Văn Vận, Phó chủ tịch xã An Khánh, thừa nhận: khi toàn bộ 510ha đất canh tác của xã bị thu hồi từ năm 2000 đến nay, hơn 5.000 lao động tại đây rơi vào cảnh thất nghiệp. 80% trong số đó đang tự xoay sở, tạo việc làm cho bản thân.
Trong đó, khoảng 1.000 - 2.000 lao động đang bám trụ tại thành phố và các địa phương lân cận. Các doanh nghiệp trên địa bàn xã hiện chỉ thu hút được 6% lao động tại địa phương, với mức thu nhập trên dưới 1 triệu đồng/tháng.
Cần có thêm quỹ hỗ trợ cho nông dân
Cuối tháng 5 vừa qua, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Đào Văn Bình cũng đã đi khảo sát công tác triển khai thực hiện Quỹ hỗ trợ ổn định cuộc sống, đào tạo nghề và việc làm cho các hộ dân bị thu hồi 30% đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Từ Liêm.
Với khoảng 11.000 hộ dân có đất nông nghiệp bị thu hồi, trong đó thu hồi trên 30% chiếm tới 90%. Riêng huyện Hoài Đức, về cơ bản đã phủ kín dự án, 10/20 xã và thị trấn của huyện đã và sẽ bị thu hồi hết đất nông nghiệp để phục vụ cho các dự án. Trong đó, các xã An Khánh, Lại Yên, Kim Chung và Vân Canh đã mất 100% đất nông nghiệp.
Các xã còn lại và thị trấn Trôi cũng sẽ lần lượt bị thu hồi hết trong nay mai. Tổng số hộ dân bị thu hồi đất là 16.241 hộ, chiếm gần 38% tổng số hộ toàn huyện, trong đó số hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi từ 30 - 100% diện tích là rất lớn.
Sức ép về việc làm đang trở thành gánh nặng với huyện khi có tới 13.305 lao động dôi dư; hơn một nửa trong số đó là lao động dưới 35 tuổi; số người chưa có việc làm khoảng 4.700 lao động.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Trung Thuận, Trưởng phòng Lao động Thương binh - Xã hội huyện Hoài Đức cho rằng, khó nhất hiện nay là nhiều lao động mất đất tại huyện Hoài Đức không được thụ hưởng Quỹ hỗ trợ do đất bị thu hồi trước thời điểm 1/7/2008.
Vì vậy, huyện Hoài Đức đang kiến nghị thành phố cho lập một quỹ riêng để hỗ trợ các lao động này.