Nhiều rào cản cho doanh nghiệp dân doanh
Theo một kết quả điều tra, trung bình các doanh nghiệp đã phải mất đến 22,7 ngày để đăng ký kinh doanh
Là khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất và tạo ra nhiều công ăn việc làm mới nhất cho nền kinh tế, song doanh nghiệp dân doanh vẫn còn vướng phải nhiều rào cản trên con đường phát triển của mình.
Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến việc Chính phủ tổ chức một hội nghị bàn về phát triển doanh nghiệp dân doanh, một hội nghị mà theo như Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nhận định là một “cuộc gặp gỡ lịch sử”.
Tại đây, rào cản được các doanh nghiệp nhắc đến nhiều nhất chính là cơ chế và thủ tục hành chính vẫn còn nhiều phiền hà, cản trở đối với các hoạt động đầu tư và kinh doanh của các doanh nghiệp, làm tăng chi phí kinh doanh…trong đó điển hình là các thủ tục liên quan đến đến gia nhập thị trường, đất đai và giấy phép “con”.
Theo một điều tra mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại 6.700 doanh nghiệp dân doanh, trung bình các doanh nghiệp đã phải mất đến 22,7 ngày để đăng ký kinh doanh. Hơn 25% doanh nghiệp phải mất hơn 30 ngày mới nhận được các giấy tờ cần thiết. Thủ tục về đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường… vẫn còn chồng chéo, nhiều điểm chưa rõ ràng, gây khó khăn cho cả nhà đầu tư và cơ quan nhà nước.
Thống kê cho thấy, hơn 65% doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận đất đai để mở rộng sản xuất kinh doanh. Bình quân mỗi doanh nghiệp dân doanh phải mất hơn 131,8 ngày để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tình trạng lộng hành của giấy phép “con” cũng là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp dân doanh “đau đầu” trong thời gian qua. Điều tra cho thấy, một doanh nghiệp vẫn cần đến bình quân 4,14 giấy phép kinh doanh các loại, 14,56% doanh nghiệp cho rằng rất khó khăn để có được đầy đủ các loại giấy phép.
Điều đáng chú ý là các giấy phép “con” không ngừng xuất hiện trong thời gian qua, trong khi hiện không có bất kỳ một cơ chế, quy chuẩn hay cơ quan nào để rà soát, đánh giá và kiểm soát vấn đề này.
Trong năm 2006 vừa qua, VCCI đã tiến hành rà soát thử 37 loại giấy phép kinh doanh của một số ngành. Kết quả cho thấy,100% số giấy phép được đánh giá là có điều kiện cấp phép là không hợp lý; 89% số giấy phép được rà soát có vấn đề về thủ tục cấp phép…
Các thủ tục hành chính khác nói chung vẫn còn khá nhiều phiền hà. Qua điều tra có đến 22,9% doanh nghiệp phải dành hơn 10% quỹ thời gian của mình để giải quyết các thủ tục hành chính. Nghiêm trọng hơn, có đến 68,48% doanh nghiệp phải trả các khoản chi phí không chính thức trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, trên con đường phát triển của mình, doanh nghiệp dân doanh còn phải đối mặt với những rào cản khác chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn yếu kém. Chỉ có 55,95% doanh nghiệp tạm hài lòng với với dịch vụ đào tạo nghề cho người lao động, 52,31% hài lòng với dịch vụ hỗ trợ, tuyển dụng và môi giới lao động.
Vấn đề hiệu quả trong hoạt động của các hiệp hội cũng được các doanh nghiệp quan tâm. Hầu hết các doanh nghiệp chưa hài lòng về vai trò và hiệu quả hoạt động của các hiệp hội. Đó là lý do khiến cho đến thời điểm này chỉ có 28,28% doanh nghiệp tham gia các hiệp hội.
Trong khi việc cạnh tranh và tranh chấp pháp lý ngày càng tăng, đòi hỏi vai trò của hiệp hội trong việc bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp thì có đến 75% hiệp hội cho rằng họ gặp khó khăn trong việc theo đuổi các vụ kiện vì thiếu thông tin, cơ sở dữ liệu… Chỉ có 21% hiệp hội cho biết đủ sức tiến hành các vụ kiện.
Phát biểu kết thúc hội nghị, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nói những vướng mắc, kiến nghị của các doanh nghiệp là có cơ sở và sát thực tế. Thay mặt Chính phủ, Phó thủ tướng hứa trong thời gian tới sẽ tập trung xem xét, ban hành những quy định mới nhằm loại bỏ tối đa những rào cản trên con đường phát triển của cộng đồng doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp dân doanh nói riêng, tạo động lực mới cho khu vực kinh tế được xem là năng động nhất này.
* Chỉ tính từ năm 2000 đến hết năm 2006, cả nước đã có 207.034 doanh nghiệp dân doanh đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 466 nghìn tỷ đồng, tương đương gần 30 tỷ USD.
Riêng 2 tháng đầu năm 2007, số doanh nghiệp dân doanh đăng ký kinh doanh mới đạt gần 7.500, với tổng số vốn đăng ký gần 70 nghìn tỷ đồng. Theo dự tính, hết năm 2007, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới riêng năm nay sẽ vào khoảng 51.000, với số vốn ước đạt gần 183 nghìn tỷ đồng, tương đương 11,4 tỷ USD.
Với tốc độ gia tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới được thành lập, tính đến hết 2006, bình quân Việt Nam đạt tỷ lệ 1 doanh nghiệp/300 người dân. Tỷ lệ này còn rất thấp so với mục tiêu mà các nền kinh tế APEC phấn đấu: đạt 1 doanh nghiệp/20 người dân.
Với số vốn huy động được lên đến gần 30 tỷ USD, lớn hơn số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong cùng kỳ, doanh nghiệp dân doanh đã sử dụng gần 3 triệu lao động, đóng góp hơn 40% GDP và 29% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đây là khu vực luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng trên 18%/năm, đóng góp khoảng 14,8% tổng thu ngân sách nhà nước.
Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến việc Chính phủ tổ chức một hội nghị bàn về phát triển doanh nghiệp dân doanh, một hội nghị mà theo như Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nhận định là một “cuộc gặp gỡ lịch sử”.
Tại đây, rào cản được các doanh nghiệp nhắc đến nhiều nhất chính là cơ chế và thủ tục hành chính vẫn còn nhiều phiền hà, cản trở đối với các hoạt động đầu tư và kinh doanh của các doanh nghiệp, làm tăng chi phí kinh doanh…trong đó điển hình là các thủ tục liên quan đến đến gia nhập thị trường, đất đai và giấy phép “con”.
Theo một điều tra mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại 6.700 doanh nghiệp dân doanh, trung bình các doanh nghiệp đã phải mất đến 22,7 ngày để đăng ký kinh doanh. Hơn 25% doanh nghiệp phải mất hơn 30 ngày mới nhận được các giấy tờ cần thiết. Thủ tục về đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường… vẫn còn chồng chéo, nhiều điểm chưa rõ ràng, gây khó khăn cho cả nhà đầu tư và cơ quan nhà nước.
Thống kê cho thấy, hơn 65% doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận đất đai để mở rộng sản xuất kinh doanh. Bình quân mỗi doanh nghiệp dân doanh phải mất hơn 131,8 ngày để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tình trạng lộng hành của giấy phép “con” cũng là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp dân doanh “đau đầu” trong thời gian qua. Điều tra cho thấy, một doanh nghiệp vẫn cần đến bình quân 4,14 giấy phép kinh doanh các loại, 14,56% doanh nghiệp cho rằng rất khó khăn để có được đầy đủ các loại giấy phép.
Điều đáng chú ý là các giấy phép “con” không ngừng xuất hiện trong thời gian qua, trong khi hiện không có bất kỳ một cơ chế, quy chuẩn hay cơ quan nào để rà soát, đánh giá và kiểm soát vấn đề này.
Trong năm 2006 vừa qua, VCCI đã tiến hành rà soát thử 37 loại giấy phép kinh doanh của một số ngành. Kết quả cho thấy,100% số giấy phép được đánh giá là có điều kiện cấp phép là không hợp lý; 89% số giấy phép được rà soát có vấn đề về thủ tục cấp phép…
Các thủ tục hành chính khác nói chung vẫn còn khá nhiều phiền hà. Qua điều tra có đến 22,9% doanh nghiệp phải dành hơn 10% quỹ thời gian của mình để giải quyết các thủ tục hành chính. Nghiêm trọng hơn, có đến 68,48% doanh nghiệp phải trả các khoản chi phí không chính thức trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, trên con đường phát triển của mình, doanh nghiệp dân doanh còn phải đối mặt với những rào cản khác chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn yếu kém. Chỉ có 55,95% doanh nghiệp tạm hài lòng với với dịch vụ đào tạo nghề cho người lao động, 52,31% hài lòng với dịch vụ hỗ trợ, tuyển dụng và môi giới lao động.
Vấn đề hiệu quả trong hoạt động của các hiệp hội cũng được các doanh nghiệp quan tâm. Hầu hết các doanh nghiệp chưa hài lòng về vai trò và hiệu quả hoạt động của các hiệp hội. Đó là lý do khiến cho đến thời điểm này chỉ có 28,28% doanh nghiệp tham gia các hiệp hội.
Trong khi việc cạnh tranh và tranh chấp pháp lý ngày càng tăng, đòi hỏi vai trò của hiệp hội trong việc bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp thì có đến 75% hiệp hội cho rằng họ gặp khó khăn trong việc theo đuổi các vụ kiện vì thiếu thông tin, cơ sở dữ liệu… Chỉ có 21% hiệp hội cho biết đủ sức tiến hành các vụ kiện.
Phát biểu kết thúc hội nghị, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nói những vướng mắc, kiến nghị của các doanh nghiệp là có cơ sở và sát thực tế. Thay mặt Chính phủ, Phó thủ tướng hứa trong thời gian tới sẽ tập trung xem xét, ban hành những quy định mới nhằm loại bỏ tối đa những rào cản trên con đường phát triển của cộng đồng doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp dân doanh nói riêng, tạo động lực mới cho khu vực kinh tế được xem là năng động nhất này.
* Chỉ tính từ năm 2000 đến hết năm 2006, cả nước đã có 207.034 doanh nghiệp dân doanh đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 466 nghìn tỷ đồng, tương đương gần 30 tỷ USD.
Riêng 2 tháng đầu năm 2007, số doanh nghiệp dân doanh đăng ký kinh doanh mới đạt gần 7.500, với tổng số vốn đăng ký gần 70 nghìn tỷ đồng. Theo dự tính, hết năm 2007, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới riêng năm nay sẽ vào khoảng 51.000, với số vốn ước đạt gần 183 nghìn tỷ đồng, tương đương 11,4 tỷ USD.
Với tốc độ gia tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới được thành lập, tính đến hết 2006, bình quân Việt Nam đạt tỷ lệ 1 doanh nghiệp/300 người dân. Tỷ lệ này còn rất thấp so với mục tiêu mà các nền kinh tế APEC phấn đấu: đạt 1 doanh nghiệp/20 người dân.
Với số vốn huy động được lên đến gần 30 tỷ USD, lớn hơn số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong cùng kỳ, doanh nghiệp dân doanh đã sử dụng gần 3 triệu lao động, đóng góp hơn 40% GDP và 29% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đây là khu vực luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng trên 18%/năm, đóng góp khoảng 14,8% tổng thu ngân sách nhà nước.