Nhiều sai lầm trong đầu tư của các tập đoàn
Quan điểm của ông Vũ Viết Ngoạn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nguyên Tổng giám đốc Vietcombank
Quan điểm của ông Vũ Viết Ngoạn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nguyên Tổng giám đốc Vietcombank.
Tại kỳ họp lần này, việc đầu tư tràn lan của nhiều tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước trở thành điểm nóng quan tâm của nhiều đại biểu Quốc hội. Có tới gần 50% ý kiến tham gia thảo luận tại hội trường cuối tuần qua đã đưa ra yêu cầu Chính phủ cần xem xét lại vấn đề này.
Còn quan điểm của ông, ông nhận định thế nào về sự tràn lan đó?
Tôi thấy rằng nhiều ý kiến đặt vấn đề về việc đầu tư tràn lan của các tập đoàn là đúng.
Thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp nhẽ ra phải tập trung nguồn lực, tài chính, con người cho hoạt động chính để phát huy lợi thế cạnh tranh, nhưng họ lại nhìn những lợi ích trước mắt, tập trung đầu tư vào các lĩnh vực khác ngoài lĩnh vực chính của họ. Điều đó dẫn đến nguồn lực bị phân tán, hiệu quả không cao.
Thứ hai là rủi ro rất lớn bởi có những lĩnh vực trông chừng là mang lại hiệu quả trước mắt, mang lại lợi nhuận trước mắt nhưng mà họ sai lầm, đặc biệt các lĩnh vực tài chính như đầu tư chứng khoán, đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng.
Ông có thể nói rõ hơn về những rủi ro đó không?
Tôi lấy đơn cử, việc đầu tư vào ngân hàng phải tính đến lợi nhuận của hàng chục năm sau đó. Tôi lấy một ví dụ, với hoạt động ngân hàng, anh cho một khoản vay 100 đồng thì anh chỉ thu được chênh lệch lãi từ 1,5-2% thôi, nhưng phải mất một khoản vốn 100 đồng và phải mất bao nhiêu năm sau mới thu lại được.
Vì vậy, lợi nhuận hoạt động ngân hàng đã được tính hàng 10 năm, 15 năm, thậm chí 20 năm sau. Còn nếu anh nào tính đầu tư trong vòng 6 tháng hay một, hai năm là hết sức sai lầm.
Vừa qua, một số doanh nghiệp, tập đoàn nhìn thấy hoạt động ngân hàng là “siêu” lợi nhuận với tỷ suất có thể lên tới 25-30% rồi đổ xô vào thì đó là sai lầm về mặt quản lý.
Nói tóm lại, các tập đoàn có hai vấn đề: khi đầu tư quá nhiều thì họ không tập trung vào lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của họ, do vậy không mang lại hiệu quả cho nguồn lực xã hội. Thứ hai, họ sai lầm về mặt quản trị, đem đầu tư vào những lĩnh vực mà họ không có khả năng, kinh nghiệm thì rủi ro rất lớn.
Ngoài ra, khi nói đến các tập đoàn, còn có một sai lầm nữa là công tác quản trị của các tập đoàn là đầu tư chéo. Đây là một điều hết sức sai lầm.
Rất nhiều nước họ cũng có tập đoàn, và đa dạng hoá đầu tư nguồn lực là cần thiết, là đúng. Nhưng vừa qua các tập đoàn của chúng ta không phải là đa dạng hoá đầu tư mà là khi thành lập ra các ngân hàng, các công ty tài chính lại trực thuộc chính nội bộ của mình, phục vụ cho chính mình, như thế là hết sức sai lầm và đây là một nguyên tắc hết sức cấm kỵ trong quản trị kinh doanh, quản trị tài chính.
Thông thường, tập đoàn khi thành lập ra một công ty mới là hoàn toàn độc lập, là vì người ta có nhiều tiền, đầu tư sang lĩnh vực mới để vì mục tiêu lợi nhuận chứ không phải để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của chính mình.
Vậy theo ông, trong việc đầu tư tràn lan đó có trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước?
Phải nói rằng, chúng ta chưa có kinh nghiệm. Cho đến giờ này, cũng chưa có những văn bản khuôn khổ pháp lý để định dạng rõ vấn đề này. Chúng ta mới đang ở giai đoạn thử nghiệm. Chính vì vậy, Chính phủ mới đang cho thành lập một số tập đoàn ở giai đoạn thí điểm.
Tôi nghĩ rằng, chúng ta cũng nên tạm dừng và để đánh giá một cách tổng quan hơn những cái được, chưa được, trên cơ sở đó hoàn thiện thêm một bước nữa về khuôn khổ luật pháp, chính sách trước khi triển khai mở rộng hơn.
Vây thời điểm này có nên hạn chế hay cấm những hoạt động đầu tư tràn lan đó không?
Theo tôi, trước hết ta nên tổng kết, đánh giá trước, rút ra những cái được, chưa được đã.
Phải nói rằng, về chủ chương, đa dạng hóa đầu tư là đúng và chúng ta cần có những tập đoàn mạnh để có sức cạnh tranh lớn trên thị trường quốc tế. Vấn đề đặt ra là tập đoàn đó như thế nào, hệ thống quản trị ra sao, cấu trúc tổ chức như thế nào?
Tại kỳ họp lần này, việc đầu tư tràn lan của nhiều tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước trở thành điểm nóng quan tâm của nhiều đại biểu Quốc hội. Có tới gần 50% ý kiến tham gia thảo luận tại hội trường cuối tuần qua đã đưa ra yêu cầu Chính phủ cần xem xét lại vấn đề này.
Còn quan điểm của ông, ông nhận định thế nào về sự tràn lan đó?
Tôi thấy rằng nhiều ý kiến đặt vấn đề về việc đầu tư tràn lan của các tập đoàn là đúng.
Thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp nhẽ ra phải tập trung nguồn lực, tài chính, con người cho hoạt động chính để phát huy lợi thế cạnh tranh, nhưng họ lại nhìn những lợi ích trước mắt, tập trung đầu tư vào các lĩnh vực khác ngoài lĩnh vực chính của họ. Điều đó dẫn đến nguồn lực bị phân tán, hiệu quả không cao.
Thứ hai là rủi ro rất lớn bởi có những lĩnh vực trông chừng là mang lại hiệu quả trước mắt, mang lại lợi nhuận trước mắt nhưng mà họ sai lầm, đặc biệt các lĩnh vực tài chính như đầu tư chứng khoán, đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng.
Ông có thể nói rõ hơn về những rủi ro đó không?
Tôi lấy đơn cử, việc đầu tư vào ngân hàng phải tính đến lợi nhuận của hàng chục năm sau đó. Tôi lấy một ví dụ, với hoạt động ngân hàng, anh cho một khoản vay 100 đồng thì anh chỉ thu được chênh lệch lãi từ 1,5-2% thôi, nhưng phải mất một khoản vốn 100 đồng và phải mất bao nhiêu năm sau mới thu lại được.
Vì vậy, lợi nhuận hoạt động ngân hàng đã được tính hàng 10 năm, 15 năm, thậm chí 20 năm sau. Còn nếu anh nào tính đầu tư trong vòng 6 tháng hay một, hai năm là hết sức sai lầm.
Vừa qua, một số doanh nghiệp, tập đoàn nhìn thấy hoạt động ngân hàng là “siêu” lợi nhuận với tỷ suất có thể lên tới 25-30% rồi đổ xô vào thì đó là sai lầm về mặt quản lý.
Nói tóm lại, các tập đoàn có hai vấn đề: khi đầu tư quá nhiều thì họ không tập trung vào lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của họ, do vậy không mang lại hiệu quả cho nguồn lực xã hội. Thứ hai, họ sai lầm về mặt quản trị, đem đầu tư vào những lĩnh vực mà họ không có khả năng, kinh nghiệm thì rủi ro rất lớn.
Ngoài ra, khi nói đến các tập đoàn, còn có một sai lầm nữa là công tác quản trị của các tập đoàn là đầu tư chéo. Đây là một điều hết sức sai lầm.
Rất nhiều nước họ cũng có tập đoàn, và đa dạng hoá đầu tư nguồn lực là cần thiết, là đúng. Nhưng vừa qua các tập đoàn của chúng ta không phải là đa dạng hoá đầu tư mà là khi thành lập ra các ngân hàng, các công ty tài chính lại trực thuộc chính nội bộ của mình, phục vụ cho chính mình, như thế là hết sức sai lầm và đây là một nguyên tắc hết sức cấm kỵ trong quản trị kinh doanh, quản trị tài chính.
Thông thường, tập đoàn khi thành lập ra một công ty mới là hoàn toàn độc lập, là vì người ta có nhiều tiền, đầu tư sang lĩnh vực mới để vì mục tiêu lợi nhuận chứ không phải để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của chính mình.
Vậy theo ông, trong việc đầu tư tràn lan đó có trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước?
Phải nói rằng, chúng ta chưa có kinh nghiệm. Cho đến giờ này, cũng chưa có những văn bản khuôn khổ pháp lý để định dạng rõ vấn đề này. Chúng ta mới đang ở giai đoạn thử nghiệm. Chính vì vậy, Chính phủ mới đang cho thành lập một số tập đoàn ở giai đoạn thí điểm.
Tôi nghĩ rằng, chúng ta cũng nên tạm dừng và để đánh giá một cách tổng quan hơn những cái được, chưa được, trên cơ sở đó hoàn thiện thêm một bước nữa về khuôn khổ luật pháp, chính sách trước khi triển khai mở rộng hơn.
Vây thời điểm này có nên hạn chế hay cấm những hoạt động đầu tư tràn lan đó không?
Theo tôi, trước hết ta nên tổng kết, đánh giá trước, rút ra những cái được, chưa được đã.
Phải nói rằng, về chủ chương, đa dạng hóa đầu tư là đúng và chúng ta cần có những tập đoàn mạnh để có sức cạnh tranh lớn trên thị trường quốc tế. Vấn đề đặt ra là tập đoàn đó như thế nào, hệ thống quản trị ra sao, cấu trúc tổ chức như thế nào?