Nhiều tiền, Trung Quốc thỏa sức “mua sắm”
Có nhiều lý do khiến Chính phủ Trung Quốc thúc đẩy hoạt động mua lại xuyên biên giới
Với kho dự trữ ngoại hối trị giá 2.132 tỷ USD, Trung Quốc dư sức bù đắp cho thâm hụt ngân sách khổng lồ được dự báo lên tới 1.300 tỷ USD vào năm tới của nước Mỹ.
Thực ra, chẳng có sự liên quan trực tiếp giữa hai con số trên, nhưng những con số này cho thấy sự đảo chiều về sức mạnh tài chính của hai quốc gia.
Trung Quốc giờ đây có đủ tiền để thu gom những tài sản tốt nhất thế giới, trong khi nước Mỹ phải “cầm cố” tương lai của mình để có tiền phục vụ cho những nhu cầu ở thời điểm hiện tại, cụ thể là việc cứu kinh tế ra khỏi suy thoái. Hiện Trung Quốc đã nắm giữ lượng trái phiếu kho bạc Mỹ 763,5 tỷ USD, chiếm 24% lượng trái phiếu kho bạc Mỹ đang lưu hành, và đóng vai trò là chủ nợ lớn nhất của Chính phủ Mỹ.
Vào năm 2005, Quốc hội Mỹ đã khước từ lời chào mua hãng dầu khí Unocal với giá 18 tỷ USD mà công ty dầu khí CNOOC của Trung Quốc đưa ra. Tại Australia, vào tháng trước, hãng nhôm Trung Quốc Chinalco đã thất bại trong việc chào mua hãng khai mỏ Rio Tinto với giá 19,5 tỷ USD, một phần vì những lý do chính trị. Tại Đức, vào năm ngoái, vụ Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) chào mua ngân hàng Dresdner Bank với giá 13,5 tỷ USD đã bị nhiều phản đối và cuối cùng cũng rơi vào thất bại.
Tuy vấp phải những thất bại như vậy, nhưng trong mấy năm gần đây, Trung Quốc đã đạt được không ít thành công trong nỗ lực mua lại các tài sản ở thị trường nước ngoài.
Số liệu của hãng nghiên cứu Heritage Foundation cho thấy sự gia tăng nhanh chóng trong tổng giá trị các vụ mua lại quy mô lớn (từ 100 triệu USD trở lên) được hoàn tất của Trung Quốc. Từ mức 8,7 tỷ USD vào năm 2005, giá trị của các vụ mua lại quy mô lớn do nước này tiến hành đã tăng lên mức 20 tỷ USD vào năm 2006, mức 36,2 tỷ USD vào năm 2007 và 54 tỷ USD vào năm 2008.
Trong nửa đầu năm nay, tốc độ mua lại của Trung Quốc đã chững lại đôi chút, nhưng các doanh nghiệp nước này vẫn hoàn thành được 15 vụ mua lại, với tổng trị giá 23,7 tỷ USD, bao gồm 7 vụ mua lại ở Australia và một vụ ở Mỹ. Quỹ đầu tư lợi ích quốc gia của Trung Quốc là China Investment Corportion (CIC) - cơ quan quản lý 200 tỷ USD trong dự trữ ngoại hối của nước này - đã chi thêm 1,2 tỷ USD để mua thêm cổ phần trong ngân hàng Morgan Stanley.
Dự báo, trong thời gian còn lại của năm nay, hoạt động mua lại ở thị trường nước ngoài của Trung Quốc sẽ gia tăng mạnh, đặc biệt là những giao dịch nhỏ và các vụ mua lại trong lĩnh vực địa ốc, do các nhà chức trách Trung Quốc đang nới lỏng các quy định cho phép công dân của nước này được mua lại tài sản ở nước ngoài.
Vào ngày 1/5 vừa qua, Bắc Kinh đã chuyển quyền xem xét và thông qua hầu hết các vụ mua lại cho sở thương mại các tỉnh. Chỉ những vụ mua lại trị giá từ 100 triệu USD trở lên mới cần sự cho phép của Bộ Thương mại nước này. Những nhà đầu tư muốn mua tài sản ngoại với trị giá dưới 10 triệu USD chỉ cần xin giấy phép trên mạng và có thể được cấp phép trong vòng 3 ngày.
Những quy định mới này có thể sẽ tăng cường hoạt động đầu tư của người Trung Quốc vào thị trường bất động sản Mỹ. Theo Hiệp hội Quốc gia Các nhà kinh doanh bất động sản Mỹ (NAR), người Trung Quốc đại lục là nhóm nhà đầu tư ngoại lớn thứ tư trên thị trường bất động sản nước này trong thời kỳ 12 tháng kết thúc vào tháng 5/2008.
Trong đó, các khách hàng đến từ Trung Quốc đặc biệt “kết” những ngôi nhà sang trọng ở các bang California và Florida với giá bình quân 450.000 USD. Đặc biệt, trừ các nhà đầu tư đến từ Anh, không có nhà đầu tư đến từ quốc gia nào khác lại sẵn lòng mua những ngôi nhà có giá trên 1 triệu USD như các khách hàng Trung Quốc.
Có nhiều lý do khiến Chính phủ Trung Quốc thúc đẩy hoạt động mua lại xuyên biên giới, ngoài việc tránh để lượng dự trữ ngoại hối khổng lồ của nước này gây ra tình trạng tăng trưởng quá nóng ở trong nước. Bắc Kinh còn trở nên lo ngại khi đã dồn quá nhiều tiền vào trái phiếu kho bạc Mỹ, trong khi viễn cảnh đồng USD và tình hình kinh tế Mỹ hiện đang ở thế bấp bênh.
Mặt khác, một nước tương đối nghèo tài nguyên như Trung Quốc cũng cần tới những nguồn cung ổn định các mặt hàng dầu lửa, kim loại và các nguyên vật liệu thô khác. 60% những thỏa thuận mua lại lớn của Trung Quốc từ năm 2006 tới nay là các thỏa thuận trong lĩnh vực năng lượng và kim loại chủ yếu ở Australia và một số thị trường khác như châu Phi, Nam Mỹ và Trung Đông.
Nhiều khả năng, trong thời gian tới đây, Trung Quốc sẽ còn tiếp tục tập trung vào hoạt động mua lại trong lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên, nhất là khi xét tới lợi nhuận từ những khoản đầu tư vào các lĩnh vực tài chính và ngân hàng - mảng đầu tư chiếm 15% tổng đầu tư ngoài biên giới của Trung Quốc trong thời kỳ từ năm 2005 tới tháng 6/2009 - là cực kỳ khiêm tốn.
Bắt đầu từ năm 2007, CIC đã mua cổ phần trong ngân hàng đầu tư Morgan Stanley, các quỹ đầu tư cổ phần tư nhân Blackstone và JC Flowers, và hãng thẻ Visa của Mỹ. Những cổ phiếu này đã mất giá mạnh, mặc dù đã ít nhiều phục hồi trong đợt lên điểm hiện nay của thị trường chứng khoán Mỹ.
CIC được cho là sẽ “xa lánh” những tài sản tài chính, và thay vào đó tìm kiếm tới những lĩnh vực của nền kinh tế thực như thị trường hàng hóa và bất động sản. Trong một diễn đàn đầu tư diễn ra vào tháng 6 vừa qua, ông Li Lianzhong, người đứng đầu bộ phận kinh tế của Trung tâm Nghiên cứu chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho rằng, mua vàng và bất động sản của Mỹ là những lựa chọn tốt nhất cho nước này, nếu so với việc đầu tư vào trái phiếu kho bạc Mỹ.
Có lẽ việc Trung Quốc bắt đầu mua được những tài sản bất động sản khổng lồ của Mỹ chỉ còn là vấn đề thời gian. Giống như việc các nhà đầu tư Nhật Bản mua tòa nhà Rockerfeller Center và sân golf Pebble Beach của Mỹ vào cuối những năm 1980, Trung Quốc có khả năng thành công nếu muốn mua lại những tài sản bất động sản hàng đầu thế giới.
Vấn đề lúc này chỉ là việc liệu họ có thể tối đa hóa giá trị của những tài sản đó và thu về mức lợi nhuận tốt nhất.
(Theo Time)
Thực ra, chẳng có sự liên quan trực tiếp giữa hai con số trên, nhưng những con số này cho thấy sự đảo chiều về sức mạnh tài chính của hai quốc gia.
Trung Quốc giờ đây có đủ tiền để thu gom những tài sản tốt nhất thế giới, trong khi nước Mỹ phải “cầm cố” tương lai của mình để có tiền phục vụ cho những nhu cầu ở thời điểm hiện tại, cụ thể là việc cứu kinh tế ra khỏi suy thoái. Hiện Trung Quốc đã nắm giữ lượng trái phiếu kho bạc Mỹ 763,5 tỷ USD, chiếm 24% lượng trái phiếu kho bạc Mỹ đang lưu hành, và đóng vai trò là chủ nợ lớn nhất của Chính phủ Mỹ.
Vào năm 2005, Quốc hội Mỹ đã khước từ lời chào mua hãng dầu khí Unocal với giá 18 tỷ USD mà công ty dầu khí CNOOC của Trung Quốc đưa ra. Tại Australia, vào tháng trước, hãng nhôm Trung Quốc Chinalco đã thất bại trong việc chào mua hãng khai mỏ Rio Tinto với giá 19,5 tỷ USD, một phần vì những lý do chính trị. Tại Đức, vào năm ngoái, vụ Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) chào mua ngân hàng Dresdner Bank với giá 13,5 tỷ USD đã bị nhiều phản đối và cuối cùng cũng rơi vào thất bại.
Tuy vấp phải những thất bại như vậy, nhưng trong mấy năm gần đây, Trung Quốc đã đạt được không ít thành công trong nỗ lực mua lại các tài sản ở thị trường nước ngoài.
Số liệu của hãng nghiên cứu Heritage Foundation cho thấy sự gia tăng nhanh chóng trong tổng giá trị các vụ mua lại quy mô lớn (từ 100 triệu USD trở lên) được hoàn tất của Trung Quốc. Từ mức 8,7 tỷ USD vào năm 2005, giá trị của các vụ mua lại quy mô lớn do nước này tiến hành đã tăng lên mức 20 tỷ USD vào năm 2006, mức 36,2 tỷ USD vào năm 2007 và 54 tỷ USD vào năm 2008.
Trong nửa đầu năm nay, tốc độ mua lại của Trung Quốc đã chững lại đôi chút, nhưng các doanh nghiệp nước này vẫn hoàn thành được 15 vụ mua lại, với tổng trị giá 23,7 tỷ USD, bao gồm 7 vụ mua lại ở Australia và một vụ ở Mỹ. Quỹ đầu tư lợi ích quốc gia của Trung Quốc là China Investment Corportion (CIC) - cơ quan quản lý 200 tỷ USD trong dự trữ ngoại hối của nước này - đã chi thêm 1,2 tỷ USD để mua thêm cổ phần trong ngân hàng Morgan Stanley.
Dự báo, trong thời gian còn lại của năm nay, hoạt động mua lại ở thị trường nước ngoài của Trung Quốc sẽ gia tăng mạnh, đặc biệt là những giao dịch nhỏ và các vụ mua lại trong lĩnh vực địa ốc, do các nhà chức trách Trung Quốc đang nới lỏng các quy định cho phép công dân của nước này được mua lại tài sản ở nước ngoài.
Vào ngày 1/5 vừa qua, Bắc Kinh đã chuyển quyền xem xét và thông qua hầu hết các vụ mua lại cho sở thương mại các tỉnh. Chỉ những vụ mua lại trị giá từ 100 triệu USD trở lên mới cần sự cho phép của Bộ Thương mại nước này. Những nhà đầu tư muốn mua tài sản ngoại với trị giá dưới 10 triệu USD chỉ cần xin giấy phép trên mạng và có thể được cấp phép trong vòng 3 ngày.
Những quy định mới này có thể sẽ tăng cường hoạt động đầu tư của người Trung Quốc vào thị trường bất động sản Mỹ. Theo Hiệp hội Quốc gia Các nhà kinh doanh bất động sản Mỹ (NAR), người Trung Quốc đại lục là nhóm nhà đầu tư ngoại lớn thứ tư trên thị trường bất động sản nước này trong thời kỳ 12 tháng kết thúc vào tháng 5/2008.
Trong đó, các khách hàng đến từ Trung Quốc đặc biệt “kết” những ngôi nhà sang trọng ở các bang California và Florida với giá bình quân 450.000 USD. Đặc biệt, trừ các nhà đầu tư đến từ Anh, không có nhà đầu tư đến từ quốc gia nào khác lại sẵn lòng mua những ngôi nhà có giá trên 1 triệu USD như các khách hàng Trung Quốc.
Có nhiều lý do khiến Chính phủ Trung Quốc thúc đẩy hoạt động mua lại xuyên biên giới, ngoài việc tránh để lượng dự trữ ngoại hối khổng lồ của nước này gây ra tình trạng tăng trưởng quá nóng ở trong nước. Bắc Kinh còn trở nên lo ngại khi đã dồn quá nhiều tiền vào trái phiếu kho bạc Mỹ, trong khi viễn cảnh đồng USD và tình hình kinh tế Mỹ hiện đang ở thế bấp bênh.
Mặt khác, một nước tương đối nghèo tài nguyên như Trung Quốc cũng cần tới những nguồn cung ổn định các mặt hàng dầu lửa, kim loại và các nguyên vật liệu thô khác. 60% những thỏa thuận mua lại lớn của Trung Quốc từ năm 2006 tới nay là các thỏa thuận trong lĩnh vực năng lượng và kim loại chủ yếu ở Australia và một số thị trường khác như châu Phi, Nam Mỹ và Trung Đông.
Nhiều khả năng, trong thời gian tới đây, Trung Quốc sẽ còn tiếp tục tập trung vào hoạt động mua lại trong lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên, nhất là khi xét tới lợi nhuận từ những khoản đầu tư vào các lĩnh vực tài chính và ngân hàng - mảng đầu tư chiếm 15% tổng đầu tư ngoài biên giới của Trung Quốc trong thời kỳ từ năm 2005 tới tháng 6/2009 - là cực kỳ khiêm tốn.
Bắt đầu từ năm 2007, CIC đã mua cổ phần trong ngân hàng đầu tư Morgan Stanley, các quỹ đầu tư cổ phần tư nhân Blackstone và JC Flowers, và hãng thẻ Visa của Mỹ. Những cổ phiếu này đã mất giá mạnh, mặc dù đã ít nhiều phục hồi trong đợt lên điểm hiện nay của thị trường chứng khoán Mỹ.
CIC được cho là sẽ “xa lánh” những tài sản tài chính, và thay vào đó tìm kiếm tới những lĩnh vực của nền kinh tế thực như thị trường hàng hóa và bất động sản. Trong một diễn đàn đầu tư diễn ra vào tháng 6 vừa qua, ông Li Lianzhong, người đứng đầu bộ phận kinh tế của Trung tâm Nghiên cứu chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho rằng, mua vàng và bất động sản của Mỹ là những lựa chọn tốt nhất cho nước này, nếu so với việc đầu tư vào trái phiếu kho bạc Mỹ.
Có lẽ việc Trung Quốc bắt đầu mua được những tài sản bất động sản khổng lồ của Mỹ chỉ còn là vấn đề thời gian. Giống như việc các nhà đầu tư Nhật Bản mua tòa nhà Rockerfeller Center và sân golf Pebble Beach của Mỹ vào cuối những năm 1980, Trung Quốc có khả năng thành công nếu muốn mua lại những tài sản bất động sản hàng đầu thế giới.
Vấn đề lúc này chỉ là việc liệu họ có thể tối đa hóa giá trị của những tài sản đó và thu về mức lợi nhuận tốt nhất.
(Theo Time)