09:39 30/10/2007

Nhìn lại 3 năm hỗ trợ khu công nghiệp ở vùng khó khăn

Phạm Minh

Ba năm qua, khoảng 923 tỷ đồng đã được hỗ trợ cho các địa phương có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn

Chính sách hỗ trợ đã đem lại hiệu quả tích cực.
Chính sách hỗ trợ đã đem lại hiệu quả tích cực.
Ba năm qua, khoảng 923 tỷ đồng đã được hỗ trợ cho các địa phương có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp theo Quyết định 183/2004/QĐ-TTg ngày 19/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ.

Các quan chức ở Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết: do điều kiện về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi, nên việc phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất (gọi chung là khu công nghiệp) ở các vùng kinh tế trọng điểm, nhất là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đạt hiệu quả cao hơn so với các địa phương khác về đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, thu hút đầu tư, tạo việc làm và tăng thu ngân sách.

Trong khi tại các địa phương khác có điều kiện hạ tầng kỹ thuật ít thuận lợi hơn, mặc dù có quyết tâm cao của chính quyền địa phương, nhưng việc phát triển công nghiệp nói chung và các khu công nghiệp nói riêng vẫn chỉ đạt kết quả thấp.

Kinh nghiệm triển khai thực hiện cơ chế hỗ trợ vốn từ ngân sách địa phương cho việc giải phóng mặt bằng tại khu công nghiệp Hòa Khánh (Đà Nẵng) năm 2001 cho thấy: chỉ sau 3 năm khu công nghiệp này đã lấp đầy diện tích đất công nghiệp cho thuê. Tiếp theo đó, là kết quả thành công của các khu công nghiệp Lệ Môn (Thanh Hóa), Vũng áng (Hà Tĩnh), Thụy Vân (Phú Thọ), Biên Hòa 1 (Đồng Nai)... do được hỗ trợ vốn từ cả hai nguồn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương địa phương.

Những kết quả tích cực này đã thúc đẩy việc ra đời Quyết định 183 nói trên của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định này chỉ nhằm mục tiêu hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh việc xây dựng khu công nghiệp, tạo mặt bằng sẵn có, giảm chi phí đầu tư mà trước hết là tiền thuê đất, phí hạ tầng trong khu công nghiệp, qua đó tạo điều kiện thuận lợi hơn, môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư vào phát triển công nghiệp tại các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Quyết định cũng nêu rõ các tiêu chí để xác định đối tượng được thụ hưởng nguồn vốn hỗ trợ này, đó là các địa phương có tỷ lệ số bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương so với chi ngân sách địa phương lớn hơn 60%; và có tỷ trọng công nghiệp trong GDP của địa phương thấp hơn tỷ trọng công nghiệp trong GDP của cả nước ít nhất 10%.

Thực ra không thể nào hỗ trợ đủ theo yêu cầu của các địa phương để xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tính toán mức hỗ trợ từ vốn ngân sách Trung ương tối đa không quá 60 tỷ đồng cho mỗi dự án, và chủ yếu cho 2 hạng mục bức thiết nhất là bồi thường, giải phóng mặt bằng và công trình xử lý nước thải tập trung cho khu công nghiệp (với một khu công nghiệp có diện tích bình quân khoảng 50-100 ha).

Trên cơ sở này, trong kế hoạch năm 2005 đã có 28 dự án được hỗ trợ tổng vốn 286 tỷ đồng, trung bình khoảng 10,2 tỷ đồng/khu công nghiệp/năm. Năm 2006, có 31 dự án được hỗ trợ 237 tỷ đồng, trung bình 7,45 tỷ đồng/khu công nghiệp/năm. Năm 2007, có 36 dự án với 400 tỷ đồng, trung bình 11 tỷ đồng/khu công nghiệp/năm. "Với mức chi hỗ trợ này, tuy còn khá hạn chế, nhưng cũng đã giúp cho chúng tôi đẩy nhanh được phần nào tiến độ xây dựng khu công nghiệp", nhiều quan chức ở các Ban quản lý khu công nghiệp địa phương cho biết.

Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng: với mức độ hỗ trợ như đã thực hiện trong thời gian qua, thì một dự án khu công nghiệp phải mất ít là 5-6 năm mới có thể nhận được đủ mức hỗ trợ (tối đa không quá 60 tỷ đồng). Như vậy là quá lâu về thời gian để xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, và vì thế cũng rất khó để thu hút các nhà đầu tư.

Một ý kiến khác đáng lưu tâm là: sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế nói chung và phát triển khu công nghiệp nói riêng ở các địa phương thuộc diện hỗ trợ có khác nhau, như vậy việc hỗ trợ đồng đều cho các địa phương (mà không tính tới các địa phương có điều kiện đặc biệt khó khăn như các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, cần mức hỗ trợ cao hơn) có là hợp lý?

Bên cạnh các địa phương có điều kiện đặc biệt khó khăn, cũng có các địa phương có điều kiện khá hơn, có khả năng huy động vốn từ các nguồn khác để xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, các địa phương này có cần thiết phải nhận được mức hỗ trợ ở mức tối đa. Vì thế nên chăng cần có một cơ chế phối hợp giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với địa phương để xác định chuẩn xác nhu cầu nguồn vốn bức bách và cần thiết nhất để ưu tiên phân bổ vốn, nhằm mang lại hiệu quả thiết thực hơn.

Trong quá trình xét phân bổ vốn hỗ trợ trong thời gian qua, thực tế cho thấy tại một số tỉnh như: Quảng Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bặc Liêu... đều là những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và có các dự án khu công nghiệp, nhưng không được phân bổ vốn hỗ trợ trong các năm 2005-2006, vì vào thời điểm đó các dự án khu công nghiệp này chưa đuợc Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư. Trên cơ sở này, trong kế hoạch năm 2005 đã có 28 dự án được hỗ trợ tổng vốn 286 tỷ đồng, trung bình khoảng 10,2 tỷ đồng/khu công nghiệp/năm. Năm 2006, có 31 dự án được hỗ trợ 237 tỷ đồng, trung bình 7,45 tỷ đồng/khu công nghiệp/năm. Năm 2007, có 36 dự án với 400 tỷ đồng, trung bình 11 tỷ đồng/khu công nghiệp/năm. "Với mức chi hỗ trợ này, tuy còn khá hạn chế, nhưng cũng đã giúp cho chúng tôi đẩy nhanh được phần nào tiến độ xây dựng khu công nghiệp", nhiều quan chức ở các Ban quản lý khu công nghiệp địa phương cho biết.

Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng: với mức độ hỗ trợ như đã thực hiện trong thời gian qua, thì một dự án khu công nghiệp phải mất ít là 5-6 năm mới có thể nhận được đủ mức hỗ trợ (tối đa không quá 60 tỷ đồng). Như vậy là quá lâu về thời gian để xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, và vì thế cũng rất khó để thu hút các nhà đầu tư.

Một ý kiến khác đáng lưu tâm là: sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế nói chung và phát triển khu công nghiệp nói riêng ở các địa phương thuộc diện hỗ trợ có khác nhau, như vậy việc hỗ trợ đồng đều cho các địa phương (mà không tính tới các địa phương có điều kiện đặc biệt khó khăn như các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, cần mức hỗ trợ cao hơn) có là hợp lý?

Bên cạnh các địa phương có điều kiện đặc biệt khó khăn, cũng có các địa phương có điều kiện khá hơn, có khả năng huy động vốn từ các nguồn khác để xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, các địa phương này có cần thiết phải nhận được mức hỗ trợ ở mức tối đa. Vì thế nên chăng cần có một cơ chế phối hợp giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với địa phương để xác định chuẩn xác nhu cầu nguồn vốn bức bách và cần thiết nhất để ưu tiên phân bổ vốn, nhằm mang lại hiệu quả thiết thực hơn.

Trong quá trình xét phân bổ vốn hỗ trợ trong thời gian qua, thực tế cho thấy tại một số tỉnh như: Quảng Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bặc Liêu... đều là những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và có các dự án khu công nghiệp, nhưng không được phân bổ vốn hỗ trợ trong các năm 2005-2006, vì vào thời điểm đó các dự án khu công nghiệp này chưa đuợc Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư.

Nhưng đến năm 2007, do nhu cầu bức thiết của các địa phương, một số khu công nghiệp tuy chưa được thành lập nhưng đã hoàn thành hoặc đang trong quá trình thẩm tra dự án, đã được đề xuất ưu tiên hỗ trợ ngay trong năm kế họach 2007 (khu công nghiệp Thanh Bình, Bình Long, Lương Sơn...). Đây là sự năng động đáng ghi nhận, giúp cho các khu công nghiệp này sớm hình thành và phát triển.