Nhìn lại quan hệ kinh tế Đức - Việt
Mặc dù quan hệ đầu tư, thương mại, du lịch giữa Đức và Việt Nam đã có bước phát triển nhưng vẫn còn thấp so với tiềm năng và yêu cầu
So với toàn thế giới, nước Đức chỉ chiếm 0,27% về diện tích, 1,29% về dân số, nhưng chiếm 2,24% sản lượng lương thực có hạt, 6,64% GDP và 10,1% xuất khẩu.
Trong tổng số 199 nước và vùng lãnh thổ có số liệu so sánh, nước Đức đứng thứ 61 về diện tích, thứ 14 về dân số, thứ 40 về mật độ dân số, thứ 3 về GDP (sau Mỹ, Nhật).
Trong GDP, nhóm ngành nông, lâm nghiệp- thủy sản chiếm 1%, công nghiệp- xây dựng chiếm 29%, dịch vụ chiếm 69%. GDP bình quân đầu người đạt trên 33 nghìn USD, cao gấp 5 lần mức trung bình của thế giới. Giá tiêu dùng tăng thấp (trên dưới 1,5%/năm). Là một trong vài nước có số máy tính bình quân 1.000 dân cao nhất thế giới (một người rưỡi một máy tính).
Chênh lệch thu nhập của 20% dân số giàu nhất so với 20% dân số nghèo nhất của Đức thấp (chỉ có 4,3 lần). Hệ số Gini chỉ có 28,3%, tức là tương đối bình đẳng. Chỉ số phát triển liên quan đến giới đạt 0,926, đứng thứ 16 thế giới. Chỉ số phát triển con người đạt 0,93, đứng thứ 20 thế giới. Sản lượng than đạt trên 230 triệu tấn, đứng thứ 7 thế giới. Sản lượng giấy đứng thứ 5 thế giới. Sản lượng điện bình quân đầu người lên đến gần 7.000 kWh, cao gấp 2,7 lần mức bình quân của thế giới.
Kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1.000 tỷ USD, cao nhất thế giới, bình quân đầu người đạt trên 11 nghìn USD, cao gấp 8 lần mức trung bình của thế giới. Trong quan hệ thương mại quốc tế, nước Đức luôn ở thế xuất siêu. Xuất siêu của Đức lớn nhất thế giới. Bình quân 10 người dân đón 3 người khách quốc tế. Chi tiêu của khách quốc tế lên đến trên 65 tỷ USD, cao nhất thế giới. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Đức cộng dồn đứng thứ 7 thế giới (sau Mỹ, Anh, Pháp, Hồng Kông, Bỉ và Luxembourg, Hà Lan).
Đầu tư trực tiếp của Đức vào Việt Nam tính đến cuối tháng 4/2007 có 95 dự án với tổng số vốn đăng ký mới và bổ sung đạt 513,3 triệu USD, đứng thứ 21 trong hơn 70 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. So với tiềm năng và so với nhiều nước và vùng lãnh thổ khác, thì cả về số dự án, cả về lượng vốn đăng ký đầu tư của Đức vào Việt Nam như thế là quá ít. Trong khi nước Đức là nước có thiết bị, kỹ thuật- công nghệ nguồn của nhiều ngành, lĩnh vực mũi nhọn của thế giới.
Đức là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam (sau Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia, Singapore) và là 7 thành viên “câu lạc bộ 1 tỷ USD” (thêm Anh); quý I/2007 vượt qua Singapore lên đứng thứ 5 trong các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Đức gồm có giày dép, hàng dệt may, cà phê, sản phẩm gỗ, hàng thủy sản, ba lô, cặp, túi, ví, cao su, hàng mây, tre, cói, lá, hạt tiêu, hàng thêu, hạt điều nhân... Theo đó, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Đức chủ yếu là hàng gia công, hàng nông sản chưa qua chế biến hoặc mới sơ chế, hàng thủ công mĩ nghệ.
Đức là thị trường nhập khẩu đứng thứ 10 của Việt Nam (sau Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông, Mỹ). Mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam nhập khẩu từ Đức gồm có máy móc, thiết bị thông tin liên lạc, ô tô các loại, máy, phụ tùng máy công nghiệp thực phẩm, thiết bị phụ tùng dệt may, máy in và máy phụ trợ in, máy ép gỗ hoặc lie, thiết bị điện để chuyển mạch hay bảo vệ mạch điện, sản phẩm bằng sắt hoặc thép, tua bin, tân dược, vải, máy, phụ tùng máy sản xuất xi măng, thiết bị và dụng cụ dùng cho ngành y, chất dẻo, các loại máy và thiết bị khác, vv.
Trong quan hệ thương mại với Đức, Việt Nam luôn ở vị thế xuất siêu và quy mô xuất siêu có xu hướng tăng lên.
Đức có số khách đến Việt Nam năm 2006 đạt trên 76,4 nghìn lượt người, đứng thứ 13 trong các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới (sau Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Australia, Campuchia, Pháp, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Anh). Bốn tháng đầu năm 2007, nước này cũng đã có 36,1 nghìn lượt khách đến Việt Nam, tăng 15,8% so với cùng kỳ, cao hơn tốc độ tăng chung (12,5%). Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch đến từ Đức đạt trên 1.552 USD, đứng thứ 4 (sau Australia, Canada, Mỹ) chủ yếu do có số ngày ở Việt Nam nhiều (22 ngày).
Mặc dù quan hệ đầu tư, thương mại, du lịch giữa Đức và Việt Nam đã có bước phát triển nhưng vẫn còn thấp so với tiềm năng và yêu cầu, cần được nâng tầm lên cao hơn nữa.
Trong tổng số 199 nước và vùng lãnh thổ có số liệu so sánh, nước Đức đứng thứ 61 về diện tích, thứ 14 về dân số, thứ 40 về mật độ dân số, thứ 3 về GDP (sau Mỹ, Nhật).
Trong GDP, nhóm ngành nông, lâm nghiệp- thủy sản chiếm 1%, công nghiệp- xây dựng chiếm 29%, dịch vụ chiếm 69%. GDP bình quân đầu người đạt trên 33 nghìn USD, cao gấp 5 lần mức trung bình của thế giới. Giá tiêu dùng tăng thấp (trên dưới 1,5%/năm). Là một trong vài nước có số máy tính bình quân 1.000 dân cao nhất thế giới (một người rưỡi một máy tính).
Chênh lệch thu nhập của 20% dân số giàu nhất so với 20% dân số nghèo nhất của Đức thấp (chỉ có 4,3 lần). Hệ số Gini chỉ có 28,3%, tức là tương đối bình đẳng. Chỉ số phát triển liên quan đến giới đạt 0,926, đứng thứ 16 thế giới. Chỉ số phát triển con người đạt 0,93, đứng thứ 20 thế giới. Sản lượng than đạt trên 230 triệu tấn, đứng thứ 7 thế giới. Sản lượng giấy đứng thứ 5 thế giới. Sản lượng điện bình quân đầu người lên đến gần 7.000 kWh, cao gấp 2,7 lần mức bình quân của thế giới.
Kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1.000 tỷ USD, cao nhất thế giới, bình quân đầu người đạt trên 11 nghìn USD, cao gấp 8 lần mức trung bình của thế giới. Trong quan hệ thương mại quốc tế, nước Đức luôn ở thế xuất siêu. Xuất siêu của Đức lớn nhất thế giới. Bình quân 10 người dân đón 3 người khách quốc tế. Chi tiêu của khách quốc tế lên đến trên 65 tỷ USD, cao nhất thế giới. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Đức cộng dồn đứng thứ 7 thế giới (sau Mỹ, Anh, Pháp, Hồng Kông, Bỉ và Luxembourg, Hà Lan).
Đầu tư trực tiếp của Đức vào Việt Nam tính đến cuối tháng 4/2007 có 95 dự án với tổng số vốn đăng ký mới và bổ sung đạt 513,3 triệu USD, đứng thứ 21 trong hơn 70 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. So với tiềm năng và so với nhiều nước và vùng lãnh thổ khác, thì cả về số dự án, cả về lượng vốn đăng ký đầu tư của Đức vào Việt Nam như thế là quá ít. Trong khi nước Đức là nước có thiết bị, kỹ thuật- công nghệ nguồn của nhiều ngành, lĩnh vực mũi nhọn của thế giới.
Đức là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam (sau Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia, Singapore) và là 7 thành viên “câu lạc bộ 1 tỷ USD” (thêm Anh); quý I/2007 vượt qua Singapore lên đứng thứ 5 trong các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Đức gồm có giày dép, hàng dệt may, cà phê, sản phẩm gỗ, hàng thủy sản, ba lô, cặp, túi, ví, cao su, hàng mây, tre, cói, lá, hạt tiêu, hàng thêu, hạt điều nhân... Theo đó, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Đức chủ yếu là hàng gia công, hàng nông sản chưa qua chế biến hoặc mới sơ chế, hàng thủ công mĩ nghệ.
Đức là thị trường nhập khẩu đứng thứ 10 của Việt Nam (sau Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông, Mỹ). Mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam nhập khẩu từ Đức gồm có máy móc, thiết bị thông tin liên lạc, ô tô các loại, máy, phụ tùng máy công nghiệp thực phẩm, thiết bị phụ tùng dệt may, máy in và máy phụ trợ in, máy ép gỗ hoặc lie, thiết bị điện để chuyển mạch hay bảo vệ mạch điện, sản phẩm bằng sắt hoặc thép, tua bin, tân dược, vải, máy, phụ tùng máy sản xuất xi măng, thiết bị và dụng cụ dùng cho ngành y, chất dẻo, các loại máy và thiết bị khác, vv.
Trong quan hệ thương mại với Đức, Việt Nam luôn ở vị thế xuất siêu và quy mô xuất siêu có xu hướng tăng lên.
Đức có số khách đến Việt Nam năm 2006 đạt trên 76,4 nghìn lượt người, đứng thứ 13 trong các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới (sau Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Australia, Campuchia, Pháp, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Anh). Bốn tháng đầu năm 2007, nước này cũng đã có 36,1 nghìn lượt khách đến Việt Nam, tăng 15,8% so với cùng kỳ, cao hơn tốc độ tăng chung (12,5%). Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch đến từ Đức đạt trên 1.552 USD, đứng thứ 4 (sau Australia, Canada, Mỹ) chủ yếu do có số ngày ở Việt Nam nhiều (22 ngày).
Mặc dù quan hệ đầu tư, thương mại, du lịch giữa Đức và Việt Nam đã có bước phát triển nhưng vẫn còn thấp so với tiềm năng và yêu cầu, cần được nâng tầm lên cao hơn nữa.