Nhìn lại quan hệ kinh tế Việt Nam - Ba Lan
Ba Lan được đánh giá là bạn hàng số một của Việt Nam trong các nước Đông Âu
Uỷ ban châu Âu (EC) dự báo trong năm 2007, Ba Lan sẽ đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế 6,1% nhờ nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng mạnh. Dự báo đầu tư của nước này sẽ tăng 18% năm 2007 và 14% năm 2008. Năm tháng đầu năm 2007 GDP nước này đã tăng tới 7%.
>>Thủ tướng thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan
Động lực chính giúp kinh tế Ba Lan tăng trưởng mạnh và ổn định do nước này ngày càng hội nhập sâu rộng vào thị trường EU và thế giới.
Bức tranh kinh tế sáng sủa
Thâm hụt ngân sách của Ba Lan giảm dần ở mức 3,9% năm 2006 xuống còn 3,4% năm 2007 và dự kiến 3,3% năm 2008. Tỷ lệ thất nghiệp dự báo cũng giảm xuống mức 11% năm nay và 9% năm 2008. Tuy nhiên, lạm phát sẽ tăng lên 2% năm 2007 và 2,5% năm 2008.
Bộ Kinh tế Ba Lan cho biết, xuất khẩu của nước này sẽ tăng 17% trong năm nay. Lượng tiền thu về thông qua xuất khẩu sang EU sẽ tăng gấp 4-5 lần so với những năm trước, tuy nhiên thâm hụt thương mại lớn là khó tránh khỏi do nguồn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực công nghệ mới ở nước này rất lớn.
Xuất khẩu là một trong những động lực chính thúc đẩy nền kinh tế Ba Lan phát triển ổn định. Đối tác lớn nhất của Ba Lan vẫn là các nước EU với kim ngạch thương mại hai chiều đạt 135,2 tỷ USD.
Tới nay, Ba Lan đã thu hút khoảng 85 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài, chiếm 40% tổng số FDI vào khu vực Đông Âu, riêng năm 2006 thu hút 15 tỷ FDI. Ba Lan xếp thứ năm trên thế giới về độ hấp dẫn đầu tư nước ngoài, ký được nhiều dự án lớn với EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.
Thất nghiệp ở Ba Lan tuy ở mức cao, nhưng có giảm dần do thị trường lao động của các nước EU đang ngày càng mở rộng cho người lao động nước này.
Tuy nhiên, những cải cách cơ cấu trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, hệ thống trợ cấp và hành chính nhà nước đã tạo ra những áp lực thuế lớn hơn dự kiến. Dù nền kinh tế Ba Lan hiện đang ở giai đoạn phát triển, vẫn còn nhiều thách thức trước mắt.
Nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay là tiếp tục cải cách cơ cấu kinh tế một cách sâu rộng, đạt các tiêu chí kinh tế chặt chẽ để gia nhập vào khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu.
Mở rộng hợp tác với Việt Nam
Từ năm 1993 đến nay, kim ngạch thương mại hai chiều liên tục tăng. Ngoài các lĩnh vực hợp tác truyền thống như công nghiệp khai khoáng, địa chất, chế tạo máy, cơ khí... hiện nay hợp tác giữa hai nước đang được mở rộng trên các lĩnh vực thủy sản, bảo tồn di tích lịch sử, công nghiệp đóng tàu....
Nhờ có chính sách cấp tín dụng, trong những năm gần đây xuất khẩu nguyên liệu máy, thiết bị phục vụ công nghiệp đóng tàu luôn chiếm vị trí dẫn đầu trong xuất khẩu của Ba Lan sang nước ta. Trong thời gian tới, Ba Lan mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực du lịch.
Năm 2006, tổng kim ngạch song phương tiếp tục tăng trưởng cao, đạt 330 triệu USD. Từ 2001 - 2006, kim ngạch thương mại hai chiều tăng khoảng ba lần, từ 117 triệu USD lên 330 triệu USD. Dự kiến năm 2007 có thể lên 350 triệu USD.
Việt Nam xuất sang Ba Lan chủ yếu hàng may mặc, nông sản, thực phẩm và nhập khẩu sữa bột, tân dược, thiết bị lẻ cho ngành than, đóng tàu, sắt, thép và một số mặt hàng tiêu dùng, nông phẩm.
Theo các chuyên gia ngành thủy sản, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Ba Lan thời gian qua tăng mạnh. Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Ba Lan đạt khoảng 50 triệu USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước.
Ba Lan tiếp tục coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng, cần tăng cường quan hệ trong khu vực Đông Nam Á. Năm 2006, FDI của Ba Lan vào Việt Nam khoảng hơn 92 triệu USD. Năm 1999, Ba Lan đã dành cho Việt Nam khoản tín dụng hỗ trợ ưu đãi 70 triệu USD và đã được giải ngân vào năm 2003.
Ba Lan được đánh giá là bạn hàng số một của Việt Nam trong các nước Đông Âu; là một trong những nước chủ động xóa nợ cũ cho nước ta; cho Việt Nam vay tín dụng ưu đãi để phát triển ngành đóng tầu thủy, năng lượng.
Năm 2000, Ba Lan đã quyết định viện trợ ODA cho Việt Nam là 0,2 triệu USD. Năm 2005, 2006, tại Hội nghị các nhà tài trợ quốc tế cho Việt Nam, Ba Lan đã quyết định cấp ODA cho nước ta là 0,3 triệu USD/năm.
>>Thủ tướng thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan
Động lực chính giúp kinh tế Ba Lan tăng trưởng mạnh và ổn định do nước này ngày càng hội nhập sâu rộng vào thị trường EU và thế giới.
Bức tranh kinh tế sáng sủa
Thâm hụt ngân sách của Ba Lan giảm dần ở mức 3,9% năm 2006 xuống còn 3,4% năm 2007 và dự kiến 3,3% năm 2008. Tỷ lệ thất nghiệp dự báo cũng giảm xuống mức 11% năm nay và 9% năm 2008. Tuy nhiên, lạm phát sẽ tăng lên 2% năm 2007 và 2,5% năm 2008.
Bộ Kinh tế Ba Lan cho biết, xuất khẩu của nước này sẽ tăng 17% trong năm nay. Lượng tiền thu về thông qua xuất khẩu sang EU sẽ tăng gấp 4-5 lần so với những năm trước, tuy nhiên thâm hụt thương mại lớn là khó tránh khỏi do nguồn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực công nghệ mới ở nước này rất lớn.
Xuất khẩu là một trong những động lực chính thúc đẩy nền kinh tế Ba Lan phát triển ổn định. Đối tác lớn nhất của Ba Lan vẫn là các nước EU với kim ngạch thương mại hai chiều đạt 135,2 tỷ USD.
Tới nay, Ba Lan đã thu hút khoảng 85 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài, chiếm 40% tổng số FDI vào khu vực Đông Âu, riêng năm 2006 thu hút 15 tỷ FDI. Ba Lan xếp thứ năm trên thế giới về độ hấp dẫn đầu tư nước ngoài, ký được nhiều dự án lớn với EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.
Thất nghiệp ở Ba Lan tuy ở mức cao, nhưng có giảm dần do thị trường lao động của các nước EU đang ngày càng mở rộng cho người lao động nước này.
Tuy nhiên, những cải cách cơ cấu trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, hệ thống trợ cấp và hành chính nhà nước đã tạo ra những áp lực thuế lớn hơn dự kiến. Dù nền kinh tế Ba Lan hiện đang ở giai đoạn phát triển, vẫn còn nhiều thách thức trước mắt.
Nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay là tiếp tục cải cách cơ cấu kinh tế một cách sâu rộng, đạt các tiêu chí kinh tế chặt chẽ để gia nhập vào khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu.
Mở rộng hợp tác với Việt Nam
Từ năm 1993 đến nay, kim ngạch thương mại hai chiều liên tục tăng. Ngoài các lĩnh vực hợp tác truyền thống như công nghiệp khai khoáng, địa chất, chế tạo máy, cơ khí... hiện nay hợp tác giữa hai nước đang được mở rộng trên các lĩnh vực thủy sản, bảo tồn di tích lịch sử, công nghiệp đóng tàu....
Nhờ có chính sách cấp tín dụng, trong những năm gần đây xuất khẩu nguyên liệu máy, thiết bị phục vụ công nghiệp đóng tàu luôn chiếm vị trí dẫn đầu trong xuất khẩu của Ba Lan sang nước ta. Trong thời gian tới, Ba Lan mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực du lịch.
Năm 2006, tổng kim ngạch song phương tiếp tục tăng trưởng cao, đạt 330 triệu USD. Từ 2001 - 2006, kim ngạch thương mại hai chiều tăng khoảng ba lần, từ 117 triệu USD lên 330 triệu USD. Dự kiến năm 2007 có thể lên 350 triệu USD.
Việt Nam xuất sang Ba Lan chủ yếu hàng may mặc, nông sản, thực phẩm và nhập khẩu sữa bột, tân dược, thiết bị lẻ cho ngành than, đóng tàu, sắt, thép và một số mặt hàng tiêu dùng, nông phẩm.
Theo các chuyên gia ngành thủy sản, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Ba Lan thời gian qua tăng mạnh. Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Ba Lan đạt khoảng 50 triệu USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước.
Ba Lan tiếp tục coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng, cần tăng cường quan hệ trong khu vực Đông Nam Á. Năm 2006, FDI của Ba Lan vào Việt Nam khoảng hơn 92 triệu USD. Năm 1999, Ba Lan đã dành cho Việt Nam khoản tín dụng hỗ trợ ưu đãi 70 triệu USD và đã được giải ngân vào năm 2003.
Ba Lan được đánh giá là bạn hàng số một của Việt Nam trong các nước Đông Âu; là một trong những nước chủ động xóa nợ cũ cho nước ta; cho Việt Nam vay tín dụng ưu đãi để phát triển ngành đóng tầu thủy, năng lượng.
Năm 2000, Ba Lan đã quyết định viện trợ ODA cho Việt Nam là 0,2 triệu USD. Năm 2005, 2006, tại Hội nghị các nhà tài trợ quốc tế cho Việt Nam, Ba Lan đã quyết định cấp ODA cho nước ta là 0,3 triệu USD/năm.