Nhìn lại xuất khẩu dịch vụ
Trong môi trường kinh tế đổi mới, chính trị, xã hội ổn định, dịch vụ và xuất khẩu dịch vụ Việt Nam đã khởi sắc
Trong môi trường kinh tế đổi mới, chính trị, xã hội ổn định, dịch vụ và xuất khẩu dịch vụ Việt Nam đã khởi sắc.
Từ chỗ chỉ có số dịch vụ đếm trên đầu ngón tay và chỉ do doanh nghiệp Nhà nước độc quyền kinh doanh, thậm chí có ngành được đặt trong sự giám sát đặc biệt, ngày nay đã có nhiều doanh nghiệp của các thành phần kinh tế tham gia, trong đó có các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đã tạo diện mạo mới của dịch vụ và xuất khẩu dịch vụ.
Danh mục sản phẩm dịch vụ đã kéo dài, trong đó có sự xuất hiện và bứt phá của những ngành có hàm lượng chất xám cao, thừa hưởng được thành quả của sự bùng nổ công nghệ thông tin. Hiện có tới khoảng 70 loại hình dịch vụ đã được xuất khẩu, cơ sở dịch vụ được nâng cấp, xây mới khang trang, trang bị kỹ thuật tiên tiến, hướng dần tới trình độ khu vực, quốc tế.
Thị trường xuất khẩu dịch vụ đang ngày càng được mở rộng, với sản phẩm có vị thế nhất định như gia công phần mềm đứng thứ 4 (sau Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ ) cùng trong dịch vụ này cho Nhật Bản. Những thành phố lớn - trung tâm kinh tế hàng đầu cũng là những trọng điểm về phát triển dịch vụ nói chung và xuất khẩu dịch vụ nói riêng. Khách hàng của dịch vụ xuất khẩu nhiều, trong đó không ít là các khách hàng cao cấp đến từ các nền kinh tế mạnh.
Kết quả 5 năm 2001 - 2005 kim ngạch xuất khẩu dịch vụ đạt 21,824 tỷ USD, tăng trưởng 15,7% năm, cao hơn chỉ tiêu đặt ra trong chiến lược của giai đoạn này (15%), chiếm tỷ trọng 10,8% GDP của 5 năm đó.
Tuy vậy chất lượng của khá nhiều sản phẩm dịch vụ còn thấp so mặt bằng quốc tế, tính chuyên nghiệp và tác phong công nghiệp trong thực hiện các dịch vụ còn lóng ngóng, giá dịch vụ chưa có khả năng cạnh tranh cao, chưa thỏa dụng được yêu cầu phục vụ của các đối tượng ngày càng đa dạng và cao cấp.
Dịch vụ logistics được coi là tâm điểm của sự phát triển kinh tế, thương mại tại nhiều nước. Đây là lĩnh vực "hái ra tiền", nhiều doanh nghiệp, tập đoàn nhắm tới song ở Việt Nam hiện chưa có cơ sở nào đủ tầm cỡ kinh doanh logistics theo đúng nghĩa, mà chỉ mới tham gia được một vài công đoạn của chuỗi dịch vụ này. Ví như trong vận tải ngoại thương, đội thương thuyền quốc tế của ta đã thiếu lại cũ, nên khi xuất hàng, nước ngoài mang tầu đến Việt Nam chở ( bán FOB ); còn khi nhập hàng cũng lại nước ngoài mang đến giao tận cảng Việt Nam (mua CIF).
Việt Nam có địa điểm du lịch sinh thái với cảnh trí thiên nhiên trời phú nhưng chưa đầu tư nhiều vào tôn tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường; cũng có mặt bằng vui chơi giải trí ở vị trí đắc địa nhưng chẳng đầu tư, để cơ sở tuyềnh toàng khiến khách đến một lần, không ngoái đầu trở lại…
Chiến lược xuất khẩu dịch vụ giai đoạn 2006- 2010 phải được triển khai tới từng ngành, phân đoạn bước đi trọng tâm trong mỗi năm. Từ đó rà soát, sửa đổi bổ sung cơ chế, chính sách thuế, đầu tư, thế chấp, tín dụng... theo hướng khuyến khích việc tích tụ và tập trung mọi nguồn lực xã hội đầu tư cho dịch vụ, vừa phù hợp với các định chế quốc tế vừa thích hợp với thực trạng của Việt Nam. Xúc tiến xây dựng thương hiệu dịch vụ quốc gia Việt Nam. Chấn chỉnh công tác hạch toán - thống kê dịch vụ theo chuẩn quốc tế. Tiếp tục cải cách hành chính trong quản lý, thủ tục kiểm tra trên đường hành trình, quá cảnh tại cửa khẩu, nơi lưu trú.
Bên cạnh đó, cần khẩn trương xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho dịch vụ, trước hết là đường sá, điện lực, viễn thông, trong đó các trung tâm kinh tế lớn đi đầu làm khuôn mẫu cho các địa phương khác. Cơ sở xây mới phải đạt trình độ khu vực, quốc tế từ quy mô đến trang bị kỹ thuật, bộ máy vận hành, để các tổ chức và cá nhân nước ngoài đến Việt Nam có thể dùng dịch vụ của Việt Nam.Cần kết hợp xúc tiến của các ngành dịch vụ với xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư để nâng cao năng lực và hiệu quả tiếp thị các nhu cầu dịch vụ từ nước ngoài. Xây dựng được mạng lưới tai mắt về nhu cầu dịch vụ thông qua các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cùng kiều bào ta để nhận được những gói thầu chính, hợp đồng gốc...
Mặt khác, cần đầu tư mạnh cho đào tạo và tuyển dụng nguồn lực cho xuất khẩu lao động, đáp ứng được yêu cầu nhân lực chất lượng cao của những nền kinh tế phát triển và cả lao động phổ thông. Tổ chức và khai thác tốt thị trường khách du lịch quốc tế, chú trọng các nguồn khách du lịch có thu nhập cao đến từ các nền kinh tế mạnh và thu hút cả nguồn khách thu nhập bình dân nhưng số lượng đông.
Ngoài ra, cần nhanh chóng quốc tế hóa và xã hội hóa đào tạo nguồn lực để có nhân lực kỹ thuật tiên tiến. Theo đó sẽ tranh thủ hợp tác quốc tế để tiếp thu khoa học cơ bản cùng kinh nghiệm, đào tạo những chuyên gia đầu ngành soạn thảo chiến lược, hoạch định cơ chế chính sách, làm giám đốc điều hành đơn vị, thiết kế các "mẫu sản phẩm" dịch vụ cao cấp. Nhà nước phối hợp với các hiệp hội ngành huy động năng lực của cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức huấn luyện đội ngũ quản đốc cấp cơ sở, nhân viên thao tác, kỹ năng "bán" các sản phẩm dịch vụ cao cấp đó.
Tất cả những việc làm nói trên đều nhằm thực hiện mục tiêu xuất khẩu dịch vụ giai đoạn 2006 - 2010 đạt tốc độ tăng bình quân 16,3%/năm, đạt 12 tỷ USD vào năm 2010, tạo nền móng cho tăng trưởng nhanh và bền vững trong giai đoạn tiếp theo.
Từ chỗ chỉ có số dịch vụ đếm trên đầu ngón tay và chỉ do doanh nghiệp Nhà nước độc quyền kinh doanh, thậm chí có ngành được đặt trong sự giám sát đặc biệt, ngày nay đã có nhiều doanh nghiệp của các thành phần kinh tế tham gia, trong đó có các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đã tạo diện mạo mới của dịch vụ và xuất khẩu dịch vụ.
Danh mục sản phẩm dịch vụ đã kéo dài, trong đó có sự xuất hiện và bứt phá của những ngành có hàm lượng chất xám cao, thừa hưởng được thành quả của sự bùng nổ công nghệ thông tin. Hiện có tới khoảng 70 loại hình dịch vụ đã được xuất khẩu, cơ sở dịch vụ được nâng cấp, xây mới khang trang, trang bị kỹ thuật tiên tiến, hướng dần tới trình độ khu vực, quốc tế.
Thị trường xuất khẩu dịch vụ đang ngày càng được mở rộng, với sản phẩm có vị thế nhất định như gia công phần mềm đứng thứ 4 (sau Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ ) cùng trong dịch vụ này cho Nhật Bản. Những thành phố lớn - trung tâm kinh tế hàng đầu cũng là những trọng điểm về phát triển dịch vụ nói chung và xuất khẩu dịch vụ nói riêng. Khách hàng của dịch vụ xuất khẩu nhiều, trong đó không ít là các khách hàng cao cấp đến từ các nền kinh tế mạnh.
Kết quả 5 năm 2001 - 2005 kim ngạch xuất khẩu dịch vụ đạt 21,824 tỷ USD, tăng trưởng 15,7% năm, cao hơn chỉ tiêu đặt ra trong chiến lược của giai đoạn này (15%), chiếm tỷ trọng 10,8% GDP của 5 năm đó.
Tuy vậy chất lượng của khá nhiều sản phẩm dịch vụ còn thấp so mặt bằng quốc tế, tính chuyên nghiệp và tác phong công nghiệp trong thực hiện các dịch vụ còn lóng ngóng, giá dịch vụ chưa có khả năng cạnh tranh cao, chưa thỏa dụng được yêu cầu phục vụ của các đối tượng ngày càng đa dạng và cao cấp.
Dịch vụ logistics được coi là tâm điểm của sự phát triển kinh tế, thương mại tại nhiều nước. Đây là lĩnh vực "hái ra tiền", nhiều doanh nghiệp, tập đoàn nhắm tới song ở Việt Nam hiện chưa có cơ sở nào đủ tầm cỡ kinh doanh logistics theo đúng nghĩa, mà chỉ mới tham gia được một vài công đoạn của chuỗi dịch vụ này. Ví như trong vận tải ngoại thương, đội thương thuyền quốc tế của ta đã thiếu lại cũ, nên khi xuất hàng, nước ngoài mang tầu đến Việt Nam chở ( bán FOB ); còn khi nhập hàng cũng lại nước ngoài mang đến giao tận cảng Việt Nam (mua CIF).
Việt Nam có địa điểm du lịch sinh thái với cảnh trí thiên nhiên trời phú nhưng chưa đầu tư nhiều vào tôn tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường; cũng có mặt bằng vui chơi giải trí ở vị trí đắc địa nhưng chẳng đầu tư, để cơ sở tuyềnh toàng khiến khách đến một lần, không ngoái đầu trở lại…
Chiến lược xuất khẩu dịch vụ giai đoạn 2006- 2010 phải được triển khai tới từng ngành, phân đoạn bước đi trọng tâm trong mỗi năm. Từ đó rà soát, sửa đổi bổ sung cơ chế, chính sách thuế, đầu tư, thế chấp, tín dụng... theo hướng khuyến khích việc tích tụ và tập trung mọi nguồn lực xã hội đầu tư cho dịch vụ, vừa phù hợp với các định chế quốc tế vừa thích hợp với thực trạng của Việt Nam. Xúc tiến xây dựng thương hiệu dịch vụ quốc gia Việt Nam. Chấn chỉnh công tác hạch toán - thống kê dịch vụ theo chuẩn quốc tế. Tiếp tục cải cách hành chính trong quản lý, thủ tục kiểm tra trên đường hành trình, quá cảnh tại cửa khẩu, nơi lưu trú.
Bên cạnh đó, cần khẩn trương xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho dịch vụ, trước hết là đường sá, điện lực, viễn thông, trong đó các trung tâm kinh tế lớn đi đầu làm khuôn mẫu cho các địa phương khác. Cơ sở xây mới phải đạt trình độ khu vực, quốc tế từ quy mô đến trang bị kỹ thuật, bộ máy vận hành, để các tổ chức và cá nhân nước ngoài đến Việt Nam có thể dùng dịch vụ của Việt Nam.Cần kết hợp xúc tiến của các ngành dịch vụ với xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư để nâng cao năng lực và hiệu quả tiếp thị các nhu cầu dịch vụ từ nước ngoài. Xây dựng được mạng lưới tai mắt về nhu cầu dịch vụ thông qua các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cùng kiều bào ta để nhận được những gói thầu chính, hợp đồng gốc...
Mặt khác, cần đầu tư mạnh cho đào tạo và tuyển dụng nguồn lực cho xuất khẩu lao động, đáp ứng được yêu cầu nhân lực chất lượng cao của những nền kinh tế phát triển và cả lao động phổ thông. Tổ chức và khai thác tốt thị trường khách du lịch quốc tế, chú trọng các nguồn khách du lịch có thu nhập cao đến từ các nền kinh tế mạnh và thu hút cả nguồn khách thu nhập bình dân nhưng số lượng đông.
Ngoài ra, cần nhanh chóng quốc tế hóa và xã hội hóa đào tạo nguồn lực để có nhân lực kỹ thuật tiên tiến. Theo đó sẽ tranh thủ hợp tác quốc tế để tiếp thu khoa học cơ bản cùng kinh nghiệm, đào tạo những chuyên gia đầu ngành soạn thảo chiến lược, hoạch định cơ chế chính sách, làm giám đốc điều hành đơn vị, thiết kế các "mẫu sản phẩm" dịch vụ cao cấp. Nhà nước phối hợp với các hiệp hội ngành huy động năng lực của cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức huấn luyện đội ngũ quản đốc cấp cơ sở, nhân viên thao tác, kỹ năng "bán" các sản phẩm dịch vụ cao cấp đó.
Tất cả những việc làm nói trên đều nhằm thực hiện mục tiêu xuất khẩu dịch vụ giai đoạn 2006 - 2010 đạt tốc độ tăng bình quân 16,3%/năm, đạt 12 tỷ USD vào năm 2010, tạo nền móng cho tăng trưởng nhanh và bền vững trong giai đoạn tiếp theo.