Nhìn nhau… bỏ cọc
Nên xem xét nâng tỷ lệ đặt cọc lên trên mức 10% như hiện nay để hạn chế lượng người tham gia đấu giá "sổi"
Tổng giám đốc một công ty chứng khoán lớn than thở: "Chẳng biết rổ rá quyền mua cổ phần Bảo Việt (Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt) giảm tới mức nào để còn quyết định nộp tiền mua hay bỏ cọc".
Ông cho biết đã trúng thầu mua cổ phần Bảo Việt cho chính công ty và cho các khách hàng uỷ thác đấu giá ở mức 72.000 đồng/cổ phần, nay quyền mua Bảo Việt được rao bán ở mức 68.000 đồng/cổ phần khiến công ty dao động quá.
Một tổ chức lớn và đầu tư bài bản như công ty chứng khoán còn dao động như vậy, nên việc nhà đầu tư cá nhân dao động và nhìn nhau để quyết định mua hay bỏ là hoàn toàn dễ hiểu.
Lý do đơn giản là bài toán lợi ích: với một lượng cổ phần như nhau, nếu bỏ quyền mua cổ phần Bảo Việt tại giá 72.000 đồng/cổ phần, chấp nhận mất tiền đặt cọc (3.050 đồng/cổ phần) và mua lại quyền mua cổ phần Bảo Việt từ thị trường ở giá 68.000 đồng/cổ phần sẽ có lợi hơn việc trung thành với giá mua 72.000 đồng/cổ phần.
Lớp nhà đầu tư "đặc biệt" và "chợ" bán quyền mua
Như mô phỏng của người đứng đầu Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, ông Trần Văn Dũng, thì nhiều cuộc đấu giá gần đây xuất hiện một lớp nhà đầu tư "đặc biệt": chỉ đặt cọc để dành quyền mua, mà không có ý định mua. Mỗi nhà đầu tư loại này chỉ cần bỏ ra vài chục triệu đồng tiền đặt cọc là có quyền đặt mua hàng chục nghìn cổ phiếu (tỷ lệ đặt cọc hiện nay là 10% giá khởi điểm).
Điều đặc biệt là họ dự đoán giá trúng khá tài tình, mặc dù quan sát bên ngoài chỉ thấy, đó là những người hay la cà quán cóc quanh các sàn chứng khoán. Sau khi trúng giá, đối tượng này lập tức tung tin chào bán quyền mua với mức giá bán chỉ cao hơn giá trúng bình quân vài giá. Sau đó, giá chào bán tiếp tục giảm, tiến gần về giá trúng bình quân và tại cuộc đấu giá Bảo Việt thì giá giảm nhanh đến nỗi một số người phải công khai kêu gọi "anh em" giảm giá từ từ thôi để còn… bán.
Chính lớp nhà đầu tư này đã tác động lớn đến tâm lý và quyết định mua hay bỏ cọc của các nhà đầu tư thông thường.
Do hình thành một cái chợ bán quyền mua sau đấu giá với mức giá bán không chênh là bao so với giá trúng bình quân (như trường hợp Bảo Việt, giá chào bán quyền mua ngay sau khi công bố kết quả đấu giá chỉ dưới 80.000 đồng/cổ phần), nên những nhà đầu tư trót trả giá cao hơn giá trúng bình quân vài giá trở lên sẽ không có lý do để phải mua với giá mình đã trả, nếu xét thuần tuý về lợi ích kinh tế.
Lý do thứ hai khiến nhà đầu tư cứ…. nhìn nhau để bỏ cọc là quy định hiện hành về việc đấu giá lại. Thông tư 95/2006/TT-BTC quy định, nếu số lượng cổ phần nhà đầu tư trúng giá từ chối mua từ 30% tổng số cổ phần bán đấu giá trở lên thì tổ chức đấu giá bán tiếp số cổ phần từ chối mua.
Trong lần bán đấu giá lại này, theo thông lệ các cuộc đấu giá từ đầu năm đến nay, giá cổ phần trúng giá thấp hơn nhiều so với lần đấu giá đầu tiên. Có doanh nghiệp lần đấu giá đầu tiên giá trúng giá lên đến trên 150.000/cổ phần, nhưng lần thứ hai, giá trúng chỉ còn dưới 60.000 đồng/cổ phần.
Thực tế này khiến những người trung thành với quyền mua cổ phần trong lần đấu giá thứ nhất rất thiệt thòi và sự thiệt thòi này nay đã được nhận diện, khiến nhà đầu tư cứ phải nhìn nhau và ước đoán xem lượng bỏ cọc liệu có đến 30% hay không để mình cũng… bỏ.
Đó là chưa kể đến việc nhiều nhà đầu tư tham gia đấu giá quá sử dụng nguồn vốn tín dụng của ngân hàng (thường người uỷ thác đầu tư có thể được thu xếp vốn đến 50% giá trị mua), nay khi nhiều ngân hàng buộc phải dừng cho vay cầm cố để thực hiện Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước, cũng khiến người thiếu tiền phải tìm cách bán quyền mua hoặc chấp nhận bỏ cọc.
Hiện tượng này nếu không sớm được chấn chỉnh sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cuộc đấu giá bán cổ phần của doanh nghiệp nhà nước sắp tới.
Giữ nhà đầu tư như thế nào?
Đặt vấn đề trên với lãnh đạo Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và lãnh đạo Bảo Việt thì được biết, họ rất lo lắng, nhưng không giải quyết được do đây là những vấn đề của cơ chế đấu giá.
Vậy các nhà hoạch định chính sách nên nhìn nhận trào lưu bỏ cọc của nhà đầu tư do tác động của cơ chế đấu giá như thế nào để có biện pháp điều chỉnh? Dư luận đang rất chờ đợi sự điều chỉnh này sẽ được thể hiện trong Nghị định thay thế Nghị định 187/2004/NĐ-cổ phần sắp tới.
Theo ghi nhận, các ý kiến góp ý nhằm hạn chế việc bỏ cọc của nhà đầu tư được đề cập như sau:
Thứ nhất, nên xem xét nâng tỷ lệ đặt cọc lên trên mức 10% như hiện nay để hạn chế lượng người tham gia đấu giá "sổi".
Thứ hai, nên đưa ra giá khởi điểm sát với giá trị nội tại của doanh nghiệp để hạn chế khả năng giá cổ phiếu bị thổi lên quá nhiều lần so với giá khởi điểm, từ đó, hạn chế tình trạng bỏ cọc của các lệnh mua giá quá cao.
Thứ ba, nên xây dựng lại cơ chế đấu giá lần 2 theo hướng hoặc huỷ toàn bộ cuộc đấu giá lần 1 và thực hiện đấu giá lần 2; hoặc cho phép nhà đầu tư trúng giá lần 1 được quyền chọn giá mua nếu cuộc đấu giá phải tiến hành đấu giá lại.
Ông cho biết đã trúng thầu mua cổ phần Bảo Việt cho chính công ty và cho các khách hàng uỷ thác đấu giá ở mức 72.000 đồng/cổ phần, nay quyền mua Bảo Việt được rao bán ở mức 68.000 đồng/cổ phần khiến công ty dao động quá.
Một tổ chức lớn và đầu tư bài bản như công ty chứng khoán còn dao động như vậy, nên việc nhà đầu tư cá nhân dao động và nhìn nhau để quyết định mua hay bỏ là hoàn toàn dễ hiểu.
Lý do đơn giản là bài toán lợi ích: với một lượng cổ phần như nhau, nếu bỏ quyền mua cổ phần Bảo Việt tại giá 72.000 đồng/cổ phần, chấp nhận mất tiền đặt cọc (3.050 đồng/cổ phần) và mua lại quyền mua cổ phần Bảo Việt từ thị trường ở giá 68.000 đồng/cổ phần sẽ có lợi hơn việc trung thành với giá mua 72.000 đồng/cổ phần.
Lớp nhà đầu tư "đặc biệt" và "chợ" bán quyền mua
Như mô phỏng của người đứng đầu Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, ông Trần Văn Dũng, thì nhiều cuộc đấu giá gần đây xuất hiện một lớp nhà đầu tư "đặc biệt": chỉ đặt cọc để dành quyền mua, mà không có ý định mua. Mỗi nhà đầu tư loại này chỉ cần bỏ ra vài chục triệu đồng tiền đặt cọc là có quyền đặt mua hàng chục nghìn cổ phiếu (tỷ lệ đặt cọc hiện nay là 10% giá khởi điểm).
Điều đặc biệt là họ dự đoán giá trúng khá tài tình, mặc dù quan sát bên ngoài chỉ thấy, đó là những người hay la cà quán cóc quanh các sàn chứng khoán. Sau khi trúng giá, đối tượng này lập tức tung tin chào bán quyền mua với mức giá bán chỉ cao hơn giá trúng bình quân vài giá. Sau đó, giá chào bán tiếp tục giảm, tiến gần về giá trúng bình quân và tại cuộc đấu giá Bảo Việt thì giá giảm nhanh đến nỗi một số người phải công khai kêu gọi "anh em" giảm giá từ từ thôi để còn… bán.
Chính lớp nhà đầu tư này đã tác động lớn đến tâm lý và quyết định mua hay bỏ cọc của các nhà đầu tư thông thường.
Do hình thành một cái chợ bán quyền mua sau đấu giá với mức giá bán không chênh là bao so với giá trúng bình quân (như trường hợp Bảo Việt, giá chào bán quyền mua ngay sau khi công bố kết quả đấu giá chỉ dưới 80.000 đồng/cổ phần), nên những nhà đầu tư trót trả giá cao hơn giá trúng bình quân vài giá trở lên sẽ không có lý do để phải mua với giá mình đã trả, nếu xét thuần tuý về lợi ích kinh tế.
Lý do thứ hai khiến nhà đầu tư cứ…. nhìn nhau để bỏ cọc là quy định hiện hành về việc đấu giá lại. Thông tư 95/2006/TT-BTC quy định, nếu số lượng cổ phần nhà đầu tư trúng giá từ chối mua từ 30% tổng số cổ phần bán đấu giá trở lên thì tổ chức đấu giá bán tiếp số cổ phần từ chối mua.
Trong lần bán đấu giá lại này, theo thông lệ các cuộc đấu giá từ đầu năm đến nay, giá cổ phần trúng giá thấp hơn nhiều so với lần đấu giá đầu tiên. Có doanh nghiệp lần đấu giá đầu tiên giá trúng giá lên đến trên 150.000/cổ phần, nhưng lần thứ hai, giá trúng chỉ còn dưới 60.000 đồng/cổ phần.
Thực tế này khiến những người trung thành với quyền mua cổ phần trong lần đấu giá thứ nhất rất thiệt thòi và sự thiệt thòi này nay đã được nhận diện, khiến nhà đầu tư cứ phải nhìn nhau và ước đoán xem lượng bỏ cọc liệu có đến 30% hay không để mình cũng… bỏ.
Đó là chưa kể đến việc nhiều nhà đầu tư tham gia đấu giá quá sử dụng nguồn vốn tín dụng của ngân hàng (thường người uỷ thác đầu tư có thể được thu xếp vốn đến 50% giá trị mua), nay khi nhiều ngân hàng buộc phải dừng cho vay cầm cố để thực hiện Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước, cũng khiến người thiếu tiền phải tìm cách bán quyền mua hoặc chấp nhận bỏ cọc.
Hiện tượng này nếu không sớm được chấn chỉnh sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cuộc đấu giá bán cổ phần của doanh nghiệp nhà nước sắp tới.
Giữ nhà đầu tư như thế nào?
Đặt vấn đề trên với lãnh đạo Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và lãnh đạo Bảo Việt thì được biết, họ rất lo lắng, nhưng không giải quyết được do đây là những vấn đề của cơ chế đấu giá.
Vậy các nhà hoạch định chính sách nên nhìn nhận trào lưu bỏ cọc của nhà đầu tư do tác động của cơ chế đấu giá như thế nào để có biện pháp điều chỉnh? Dư luận đang rất chờ đợi sự điều chỉnh này sẽ được thể hiện trong Nghị định thay thế Nghị định 187/2004/NĐ-cổ phần sắp tới.
Theo ghi nhận, các ý kiến góp ý nhằm hạn chế việc bỏ cọc của nhà đầu tư được đề cập như sau:
Thứ nhất, nên xem xét nâng tỷ lệ đặt cọc lên trên mức 10% như hiện nay để hạn chế lượng người tham gia đấu giá "sổi".
Thứ hai, nên đưa ra giá khởi điểm sát với giá trị nội tại của doanh nghiệp để hạn chế khả năng giá cổ phiếu bị thổi lên quá nhiều lần so với giá khởi điểm, từ đó, hạn chế tình trạng bỏ cọc của các lệnh mua giá quá cao.
Thứ ba, nên xây dựng lại cơ chế đấu giá lần 2 theo hướng hoặc huỷ toàn bộ cuộc đấu giá lần 1 và thực hiện đấu giá lần 2; hoặc cho phép nhà đầu tư trúng giá lần 1 được quyền chọn giá mua nếu cuộc đấu giá phải tiến hành đấu giá lại.