Nhìn từ vụ Chủ tịch HASC “bỏ trốn”: Kiểm soát sẽ chặt hơn
Vụ trưởng Vụ Quản lý kinh doanh chứng khoán nói về quy chế và hoạt động công ty chứng khoán sau vụ việc tại HASC
Nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Chứng khoán Hà Thành (HASC), ông Trương Duy Sơn, hiện được cho là đã bỏ trốn để “chạy” nợ 100 tỷ đồng.
Liên quan đến vụ việc này, ông Phạm Hồng Sơn, Vụ trưởng Vụ Quản lý kinh doanh chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán, cho biết:
- Theo báo cáo của HASC, trước đây ông Sơn và một số người có liên quan đã lập ra một số tài khoản cá nhân để kinh doanh chứng khoán. Số tiền thâm hụt tập trung chủ yếu liên quan đến bảo lãnh thanh toán của ông Sơn và có một phần bảo lãnh của công ty chứng khoán, các khoản tiền này vay từ tổ chức tài chính, tín dụng thông qua các hợp đồng về việc vay ứng trước tiền bán chứng khoán.
Hiện cơ quan chức năng đang xem xét về vấn đề này. Về phía HASC cũng đã có thông báo đảm bảo việc giao dịch chứng khoán và các giao dịch nộp, rút, chuyển khoản tiền của nhà đầu tư.
Theo báo cáo của HASC, đến thời điểm này số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng mở tại công ty là 38 tỷ đồng.
Lãnh đạo công ty cam kết sẽ có báo cáo tài chính kiểm toán trong thời gian sớm nhất. HASC đã thuê công ty kiểm toán Ernst & Young để kiểm toán báo cáo tài chính năm 2010, nhưng khi chuẩn bị ký hợp đồng kiểm toán thì xảy ra vụ việc ông Sơn nên việc ký kết phải dừng lại. Theo báo cáo từ công ty, hiện vốn chủ sở hữu của HASC còn hơn 80 tỷ đồng, so với mức ban đầu khi thành lập là 150 tỷ đồng với khoảng cổ đông.
Sai phạm của ông Sơn cho thấy thực trạng gì ở HASC, thưa ông?
Theo kết quả kiểm tra sơ bộ của Ủy ban Chứng khoán thì quản trị công ty tại HASC rất kém, tình hình tài chính xấu. Quản trị kém nên dẫn tới tình trạng người điều hành thao túng hoạt động công ty.
Tại HASC, sau khi kiểm tra, Ủy ban Chứng khoán thấy rằng đều có quy trình kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro nhưng việc thực thi thì kém.
Trong số 105 công ty chứng khoán được cấp phép và hoạt động tại Việt Nam, những công ty chứng khoán có quy mô và đặc điểm như Hà Thành không phải là ít. Ông có lo ngại rằng với sự khó khăn của thị trường chứng khoán như thế này, liệu những lỗi tương tự như Hà Thành có thể xảy ra tại các công ty chứng khoán đó không?
Hiện nay nhiều công ty chứng khoán đã tập trung chú ý vào công tác quản trị công ty, cũng như tăng cường công tác quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ. Trong bối cảnh khó khăn của thị trường như hiện nay, các công ty chứng khoán đã và đang bền bỉ bám trụ thị trường để cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư; đồng thời các công ty chứng khoán cũng tái cơ cấu lại, giảm thiểu chi phí, củng cố lại nhân sự, bộ máy trong đó có cả những nhân sự cấp cao. Bản thân công ty chứng khoán là một pháp nhân và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của mình.
Theo giám sát của Ủy ban Chứng khoán thì hoạt động của khối công ty chứng khoán hiện nay ra sao, thưa ông?
Thông tư 226/2010/TT-BTC quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán được ban hành nhằm hướng dẫn các tổ chức kinh doanh chứng khoán xác định các giá trị rủi ro trong toàn bộ hoạt động để từ đó họ thấy nguy cơ rủi ro và có biện pháp nhằm chủ động xử lý các rủi ro trước khi chúng trở thành những thiệt hại thực tế, đảm bảo mức vốn khả dụng theo quy định.
Trong thời gian một năm đầu áp dụng kể từ 1/4/2011, công ty chứng khoán sẽ báo cáo về tình trạng của mình. Từ ngày 1/4/2012, nếu công ty nào bị xếp vào diện kiểm soát hoặc kiểm soát đặc biệt theo quy định, công ty đó sẽ bị xem xét, xử lý theo quy định.
Hiện có trên 15 công ty chứng khoán bị đưa vào diện bị kiểm soát. Đối với những công ty này, Ủy ban Chứng khoán đã yêu cầu các công ty giải trình, báo cáo toàn bộ hoạt động công ty và xây dựng phương án khắc phục về tình hình tài chính. Phương án này phải được hội đồng quản trị thông qua. Nếu thấy có những vấn đề chưa rõ ràng, Ủy ban Chứng khoán sẽ thực hiện kiểm tra toàn diện hoạt động của công ty.
Sự việc của HASC một lần nữa cho thấy những góc khuất của trào lưu thành lập công ty chứng khoán vội vàng trong những năm 2006-2007. Điều này sẽ giúp cho cơ quan quản lý rút được những kinh nghiệm gì trong việc quản lý và giám sát công ty chứng khoán thời gian tới, thưa ông?
Khi thị trường chứng khoán bùng nổ, có nhiều công ty chứng khoán được thành lập. Tuy nhiên, trải qua những giai đoạn như hiện nay, bản thân các công ty chứng khoán cũng thấy được mức độ canh tranh trong ngành cung cấp dịch vụ tài chính này là hết sức gay gắt.
Tình hình này đòi hỏi các công ty chứng khoán phải có những chiến lược, bước đi hết sức rõ ràng, cần phải rà soát, đánh giá lại toàn bộ các quy trình kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro, tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp, tuân thủ quy định pháp luật trong toàn bộ hoạt động của mình, và đặc biệt là phải có đội ngũ nhân sự tốt, có đạo đức nghề nghiệp cao.
Hiện nay, Ủy ban Chứng khoán đang dự thảo thông tư thay thế Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán, những điểm sửa đổi và bổ sung được quy định rõ ràng, chặt chẽ hơn.
Chẳng hạn như quy định liên quan đến tài khoản tiền gửi của khách hàng, dự thảo thông tư ghi rõ: công ty chứng khoán phải mở tài khoản chuyên dụng tại ngân hàng và chỉ để thanh toán giao dịch chứng khoán cho khách hàng. Tài khoản này phải được mở độc lập với các tài khoản khác của công ty. Hợp đồng mở tài khoản phải có điều khoản thỏa thuận ngân hàng thanh toán không được dùng tiền trong tài khoản này để thanh toán các khoản nợ của công ty chứng khoán.
Công ty chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán danh sách các ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ thanh toán giao dịch chứng khoán cho khách hàng của công ty chứng khoán kèm theo hợp đồng cung cấp dịch vụ đã được ký kết trong vòng 3 ngày kể từ ngày ký hợp đồng cung cấp dịch vụ thanh toán với ngân hàng thương mại. Quy định về kiểm soát nội bộ công ty, quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động của công ty.
Quy định về nhân viên môi giới cũng chặt chẽ hơn và cho phép công ty chứng khoán được phép nhận ủy thác đầu tư cho khách hàng.
Ủy ban Chứng khoán khuyến khích các công ty chứng khoán tái cơ cấu theo hướng sáp nhập hợp nhất, đồng thời sẽ tập trung tăng cường công tác kiểm tra hoạt động công ty chứng khoán để đảm bảo sự bền vững trong hoạt động của các công ty chứng khoán.
Liên quan đến vụ việc này, ông Phạm Hồng Sơn, Vụ trưởng Vụ Quản lý kinh doanh chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán, cho biết:
- Theo báo cáo của HASC, trước đây ông Sơn và một số người có liên quan đã lập ra một số tài khoản cá nhân để kinh doanh chứng khoán. Số tiền thâm hụt tập trung chủ yếu liên quan đến bảo lãnh thanh toán của ông Sơn và có một phần bảo lãnh của công ty chứng khoán, các khoản tiền này vay từ tổ chức tài chính, tín dụng thông qua các hợp đồng về việc vay ứng trước tiền bán chứng khoán.
Hiện cơ quan chức năng đang xem xét về vấn đề này. Về phía HASC cũng đã có thông báo đảm bảo việc giao dịch chứng khoán và các giao dịch nộp, rút, chuyển khoản tiền của nhà đầu tư.
Theo báo cáo của HASC, đến thời điểm này số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng mở tại công ty là 38 tỷ đồng.
Lãnh đạo công ty cam kết sẽ có báo cáo tài chính kiểm toán trong thời gian sớm nhất. HASC đã thuê công ty kiểm toán Ernst & Young để kiểm toán báo cáo tài chính năm 2010, nhưng khi chuẩn bị ký hợp đồng kiểm toán thì xảy ra vụ việc ông Sơn nên việc ký kết phải dừng lại. Theo báo cáo từ công ty, hiện vốn chủ sở hữu của HASC còn hơn 80 tỷ đồng, so với mức ban đầu khi thành lập là 150 tỷ đồng với khoảng cổ đông.
Sai phạm của ông Sơn cho thấy thực trạng gì ở HASC, thưa ông?
Theo kết quả kiểm tra sơ bộ của Ủy ban Chứng khoán thì quản trị công ty tại HASC rất kém, tình hình tài chính xấu. Quản trị kém nên dẫn tới tình trạng người điều hành thao túng hoạt động công ty.
Tại HASC, sau khi kiểm tra, Ủy ban Chứng khoán thấy rằng đều có quy trình kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro nhưng việc thực thi thì kém.
Trong số 105 công ty chứng khoán được cấp phép và hoạt động tại Việt Nam, những công ty chứng khoán có quy mô và đặc điểm như Hà Thành không phải là ít. Ông có lo ngại rằng với sự khó khăn của thị trường chứng khoán như thế này, liệu những lỗi tương tự như Hà Thành có thể xảy ra tại các công ty chứng khoán đó không?
Hiện nay nhiều công ty chứng khoán đã tập trung chú ý vào công tác quản trị công ty, cũng như tăng cường công tác quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ. Trong bối cảnh khó khăn của thị trường như hiện nay, các công ty chứng khoán đã và đang bền bỉ bám trụ thị trường để cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư; đồng thời các công ty chứng khoán cũng tái cơ cấu lại, giảm thiểu chi phí, củng cố lại nhân sự, bộ máy trong đó có cả những nhân sự cấp cao. Bản thân công ty chứng khoán là một pháp nhân và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của mình.
Theo giám sát của Ủy ban Chứng khoán thì hoạt động của khối công ty chứng khoán hiện nay ra sao, thưa ông?
Thông tư 226/2010/TT-BTC quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán được ban hành nhằm hướng dẫn các tổ chức kinh doanh chứng khoán xác định các giá trị rủi ro trong toàn bộ hoạt động để từ đó họ thấy nguy cơ rủi ro và có biện pháp nhằm chủ động xử lý các rủi ro trước khi chúng trở thành những thiệt hại thực tế, đảm bảo mức vốn khả dụng theo quy định.
Trong thời gian một năm đầu áp dụng kể từ 1/4/2011, công ty chứng khoán sẽ báo cáo về tình trạng của mình. Từ ngày 1/4/2012, nếu công ty nào bị xếp vào diện kiểm soát hoặc kiểm soát đặc biệt theo quy định, công ty đó sẽ bị xem xét, xử lý theo quy định.
Hiện có trên 15 công ty chứng khoán bị đưa vào diện bị kiểm soát. Đối với những công ty này, Ủy ban Chứng khoán đã yêu cầu các công ty giải trình, báo cáo toàn bộ hoạt động công ty và xây dựng phương án khắc phục về tình hình tài chính. Phương án này phải được hội đồng quản trị thông qua. Nếu thấy có những vấn đề chưa rõ ràng, Ủy ban Chứng khoán sẽ thực hiện kiểm tra toàn diện hoạt động của công ty.
Sự việc của HASC một lần nữa cho thấy những góc khuất của trào lưu thành lập công ty chứng khoán vội vàng trong những năm 2006-2007. Điều này sẽ giúp cho cơ quan quản lý rút được những kinh nghiệm gì trong việc quản lý và giám sát công ty chứng khoán thời gian tới, thưa ông?
Khi thị trường chứng khoán bùng nổ, có nhiều công ty chứng khoán được thành lập. Tuy nhiên, trải qua những giai đoạn như hiện nay, bản thân các công ty chứng khoán cũng thấy được mức độ canh tranh trong ngành cung cấp dịch vụ tài chính này là hết sức gay gắt.
Tình hình này đòi hỏi các công ty chứng khoán phải có những chiến lược, bước đi hết sức rõ ràng, cần phải rà soát, đánh giá lại toàn bộ các quy trình kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro, tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp, tuân thủ quy định pháp luật trong toàn bộ hoạt động của mình, và đặc biệt là phải có đội ngũ nhân sự tốt, có đạo đức nghề nghiệp cao.
Hiện nay, Ủy ban Chứng khoán đang dự thảo thông tư thay thế Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán, những điểm sửa đổi và bổ sung được quy định rõ ràng, chặt chẽ hơn.
Chẳng hạn như quy định liên quan đến tài khoản tiền gửi của khách hàng, dự thảo thông tư ghi rõ: công ty chứng khoán phải mở tài khoản chuyên dụng tại ngân hàng và chỉ để thanh toán giao dịch chứng khoán cho khách hàng. Tài khoản này phải được mở độc lập với các tài khoản khác của công ty. Hợp đồng mở tài khoản phải có điều khoản thỏa thuận ngân hàng thanh toán không được dùng tiền trong tài khoản này để thanh toán các khoản nợ của công ty chứng khoán.
Công ty chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán danh sách các ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ thanh toán giao dịch chứng khoán cho khách hàng của công ty chứng khoán kèm theo hợp đồng cung cấp dịch vụ đã được ký kết trong vòng 3 ngày kể từ ngày ký hợp đồng cung cấp dịch vụ thanh toán với ngân hàng thương mại. Quy định về kiểm soát nội bộ công ty, quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động của công ty.
Quy định về nhân viên môi giới cũng chặt chẽ hơn và cho phép công ty chứng khoán được phép nhận ủy thác đầu tư cho khách hàng.
Ủy ban Chứng khoán khuyến khích các công ty chứng khoán tái cơ cấu theo hướng sáp nhập hợp nhất, đồng thời sẽ tập trung tăng cường công tác kiểm tra hoạt động công ty chứng khoán để đảm bảo sự bền vững trong hoạt động của các công ty chứng khoán.